Khi đến tháng có được uống thuốc đau đầu không? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
Chứng đau nhức đầu trong chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp, khiến nhiều chị em băn khoăn và lo lắng không biết đến tháng có được uống thuốc đau đầu không. Vậy theo quan điểm y học, chị em khi đến tháng có nên uống thuốc giảm đau không?
1. Những loại đau đầu thường gặp khi hành kinh
Tình trạng đau đầu khi hành kinh thường xảy ra là do sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone. Trong đó estrogen là hormone sinh dục nữ, loại hormone này thường tăng trong khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt để kích thích trứng rụng. Progesterone cũng là một hormone quan trọng trong cơ thể nữ giới, hormone này đóng vai trò giúp trứng sau khi thụ tinh bám vào lòng tử cung và phát triển thành thai nhi.
Sau ngày rụng trứng vào giữa chu kỳ hàng tháng, nồng độ hormone estrogen và progesterone đều sẽ suy giảm và xuống mức thấp nhất ngay trước thời điểm hành kinh, do đó đây là giai đoạn chị em dễ gặp những cơn đau đầu khi đến tháng. Có thể thấy, Hormone đóng vai trò điều chỉnh nhiều chức năng cơ thể và sự thay đổi nồng độ hormone có thể gây ra đau đầu hoặc đau nửa đầu kinh nguyệt.
Cơn đau đầu khi đến tháng do hormone có thể đau từ mức độ từ nhẹ đến trung bình. Cơn đau này có thể gây khó chịu cho nhiều chị em nhưng thường không ảnh hưởng quá lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Chứng đau nửa đầu kinh nguyệt bắt đầu với những cơn đau nhói ở một bên trán và di chuyển dần sang bên kia. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau nửa đầu này có thể khiến chị gặp khó khăn khi làm những công việc đòi hỏi tập trung suy nghĩ.
2. Đến tháng có được uống thuốc đau đầu không?
Đến tháng có nên uống thuốc giảm đau không hay đến tháng uống thuốc giảm đau có sao không là những thắc mắc thường gặp của chị em khi muốn sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện tình trạng đau đầu khó chịu. Chị em hoàn toàn có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau không kê đơn với tác dụng giảm những cơn đau đầu trong chu kỳ kinh nguyệt do căng thẳng và do lượng sắt giảm sắt thấp gây thiếu máu. Các loại thuốc có thể sử dụng để giảm đau đầu khi đến tháng có thể kể đến như: Ibuprofen, naproxen, acetaminophen... Ngoài ra, chị em có thể uống thuốc bổ sung thêm sắt để hỗ trợ giảm đau đầu do thiếu máu thiếu sắt. Thuốc chứa sắt sẽ giúp chị em giảm thiểu tình trạng da xanh xao, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu...
Các loại thuốc kê đơn cũng có thể được chỉ định sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu trong giai đoạn hành kinh bao gồm các thuốc giảm đau nhóm opioids, glucocorticoids, dihydroergotamine và ergotamin. Chị em cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng triptans - nhóm thuốc giúp điều trị chứng đau nửa đầu nghiêm trọng.
3. Một số phương pháp giúp chị em giảm đau đầu khi đến tháng
Có thể thấy chị em hoàn toàn có thể điều trị đau đầu hormone và đau nửa đầu kinh nguyệt (phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của cơn đau). Trong trường hợp đau không quá nặng nề, chị em có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện đau đầu sau đây:
3.1. Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng
Nếu chị em thường xuyên phải chịu đựng cảm giác đau đầu khi đến tháng, chị em có thể áp dụng những bài tập nhẹ nhàng để kiểm soát cơn đau như: thiền, yoga và thở sâu, giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và cải thiện triệu chứng đau đầu khi hành kinh. Tập luyện nhẹ nhàng cũng giúp chị em thư giãn tinh thần, từ đó kiểm soát nhịp tim và huyết áp, làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu khi đến tháng.
3.2. Chườm lạnh giúp giảm đau đầu khi hành kinh
Chị em có thể sử dụng túi nước đá để chườm lên trán trong 10 phút, sau đó nghỉ 10 phút giúp giảm viêm và giảm cảm giác đau khá tốt.
3.3. Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ
Ngủ quá ít có thể là nguyên nhân hàng đầu liên quan khiến cơn đau đầu ngày đèn đỏ. Vì vậy chị hãy cố gắng ngủ ít nhất 7 – 9 giờ mỗi đêm. Nên tắt tivi, rời xa các thiết bị điện tử, tắt đèn, giữ phòng ngủ tối, yên tĩnh, thoáng mát.
3.4. Bổ sung caffeine để giảm đau đầu khi đến tháng
Caffeine có thể giúp chữa đau đầu hormone khá tốt. Vậy nên, bệnh nhân khi đến tháng có thể ăn chocolate và uống trà chứa caffeine để bớt khó chịu. Tuy nhiên, chị em không nên nạp quá nhiều caffeine do chất này có thể gây nghiện và khiến chị em bị phụ thuộc.
3.5. Liệu pháp massage
Liệu pháp massage thường phù hợp cho người thường hay bị đau đầu trước ngày hành kinh và đau đầu trong thời gian hành kinh. Liệu pháp này giúp thúc đẩy quá trình thư giãn cơ bắp và giảm áp lực ở vai, lưng và cổ, làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất cơn đau đầu.
3.6. Bổ sung vitamin
Các vitamin như vitamin B-2, coenzyme Q10 và magie có thể làm giảm mức độ của các cơn đau nửa đầu khi đến tháng.
3.7. Châm cứu
Châm cứu giúp kích thích cơ thể giải phóng endorphin - hormone giúp giảm căng thẳng và đau đầu khi đến kỳ kinh nguyệt.
3.8. Liệu pháp hormone
Nếu việc sử dụng thuốc giảm đau không giúp chị em cải thiện tình hình, lúc này có thể phải áp dụng liệu pháp hormone. Bác sĩ có thể khuyến nghị chị em bổ sung estrogen để điều chỉnh sự mất cân bằng hormone.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về việc đến tháng có được uống thuốc đau đầu không. Nếu tình trạng đau đầu kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần sớm đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Dưới đây là 4 Cách Phân Biệt Máu Kinh Và Dấu Hiệu Mang Thai Thứ Sáu, 13/10/2023, 14:00
- Dấu hiệu viêm phụ khoa nặng – nhẹ và giải pháp khắc phục Thứ Sáu, 13/10/2023, 13:00
- Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc giảm đau hay không? Thứ Năm, 12/10/2023, 15:00
- Cẩn thận với chứng đau nửa đầu khi có kinh nguyệt Thứ Năm, 12/10/2023, 14:00
- Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu? Có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- Đau bụng kinh uống nước dừa có tốt không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- Phụ nữ mang thai có được uống thuốc Panadol không? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Tìm hiểu về thuốc kích trứng Vacitus Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Kích thước trứng 8mm đã đủ tốt chưa? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Uống thuốc kích trứng nhưng trứng vẫn nhỏ, phải làm sao? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Tiêm thuốc kích trứng có phải kiêng quan hệ không? Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- Dùng thuốc giảm đau sau khi hút thai Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00