Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục phổ biến hiện nay Thứ Ba, 16/05/2023, 00:00
Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, phổ biến nhất là nhóm đối tượng trong độ tuổi sinh sản. Những bệnh lý này có thể lây nhiễm qua nhiều con đường, kể cả quan hệ qua hậu môn hay đường miệng. Những bệnh lý lây truyền đường tình dục thường dai dẳng khó chữa và để lại nhiều hậu quả. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính.
1. Tổng quan về bệnh lây truyền tình dục – Những dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh tình dục ở nam và nữ giới.
1.1 Tổng quan về bệnh lây truyền qua đường sinh dục
Bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STDs) là những loại bệnh mắc phải sau khi các cặp đôi thực hiện quan hệ tình dục, bao gồm quan hệ qua đường sinh dục, hậu môn và qua đường miệng. Theo đó, các loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng có chưa mầm bệnh sẽ lây truyền từ người này sang người khác qua dịch tiết âm đạo, tinh dịch hoặc các dịch tiết khác của cơ thể. Các bệnh đường sinh dục cũng có khả năng lây truyền từ mẹ sang con khi đang mang thai hoặc trong quá trình vượt cạn.
Cho đến nay, giới chuyên môn đã phát hiện ra khoảng 20 loại bệnh STDs với số lượng mắc bệnh rất lớn. Một khi đã mắc bệnh đường sinh dục, người bệnh sẽ phải đối mặt với vô số ảnh hưởng từ sức khỏe cũng như tác động đến chất lượng cuộc sống, gây ra nhiều hội chứng đau vùng chậu mãn tính, viêm đường sinh dục, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
1.2 Dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh lây truyền qua đường sinh dục ở nam và nữ giới.
Thông thường, các bệnh tình dục thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nên rất khó nhận biết và dễ lây lan cho người khác. Theo giới chuyên môn, tùy vào mỗi loại bệnh cũng như giai đoạn và thể trạng của mỗi người mà triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ có sự khác nhau.
1.2.1 Biểu hiện mắc bệnh STDs ở nam giới:
– Cảm giác đau hoặc khó chịu ở bao quy đầu khi sinh hoạt tình dục
– Gặp khó khăn trong việc đi tiểu (tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu)
– Xung quanh dương vật xuất hiện một số vết loét, sưng hoặc phát ban. Các tổn thương này cũng có thể xuất hiện ở tinh hoàn, hậu môn, mông, đùi hoặc vùng miệng.
– Dương vật xuất hiện dịch bất thường hoặc chảy máu
– Tinh hoàn nam giới có dấu hiệu sưng hoặc đau
– Sưng, đau hạch bạch huyết, nhất là khu vực vùng bẹn, có thế đau lan rộng ra các vùng xung quanh
1.2.2 Biểu hiện mắc bệnh STDs ở nữ giới
– Cảm giác đau rát âm đạo, khó chịu khi sinh hoạt tình dục
– Gặp khó khăn trong việc đi tiểu (tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu)
– Xung quanh âm đạo xuất hiện một số vết loét, sưng hoặc phát ban. Các tổn thương này cũng có thể xuất hiện ở tinh hoàn, hậu môn, mông, đùi hoặc vùng miệng.
– Dịch nhầy âm đạo có dấu hiệu bất thường, có mùi hôi, dịch nhầy dính và đặc hơn bình thường
– Ngứa rát bên trong hoặc xung quanh vùng kín
– Đau tức bụng dưới hoặc sốt cao không rõ nguyên nhân
2. Các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) phổ biến hiện nay
Theo số liệu thống kê của WHO, hiện nay trên thế giới mỗi ngày có tới hơn 1 triệu ca mắc STDs, trong đó phổ biến nhất là các bệnh lý sau:
– Bệnh chàm Chlamydia: Bệnh lý này thường không có biểu hiện rõ ràng nhưng vẫn có khả năng lây truyền cho người khác. Bệnh được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu, dịch nhầy âm đạo.
– Bệnh lậu: Vi khuẩn gây ra bệnh lậu có tên là Neisseria gonorrhoeae, bệnh thường lây nhiễm chủ yếu qua đường sinh dục, hầu họng hoặc hậu môn. Đặc biệt, bà bầu có thể lây truyền bệnh cho thai nhi qua quá trình sinh nở. Ở nam giới, bệnh lậu có thể khiến dương vật chảy máu, đau buốt khi đi tiểu, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt và tinh hoàn. Ở phụ nữ, bệnh lậu ban đầu hầu như không có triệu chứng, nếu không được điều trị kịp thời có thể biến chứng thành viêm vùng chậu, sảy thai, vô sinh hiếm muộn,…
– Bệnh giang mai: Giang mai cũng là một trong các loại bệnh lây qua đường tình dục do khuẩn xoắn Treponema pallidum tấn công. Bệnh giang mai sẽ trải qua 3 giai đoạn nhưng có tới hơn 1 nửa số người bệnh không có triệu chứng bên ngoài mà chỉ được xác định qua chẩn đoán bằng huyết thanh.
Ở thời kỳ đầu của bệnh, giang mai xuất hiện bằng vết loát nhỉ, không đau, hơi sưng ở các hạch bạch huyết xung quanh. Nếu không được phát hiện và can thiệp, bệnh sẽ tiến triển và phát ban trên da, bàn tay và bàn chân. Bệnh giang mai có thể điều trị bằng kháng sinh nếu phát hiện sớm, tuy nhiên nếu để quá muộn, bệnh hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong.
– Nhiễm trùng roi Trichomonas: Nhiễm trùng roi là một bệnh lý sinh dục phổ biến thông qua quan hệ tình dục. Bệnh thường gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu khi quan hệ tình dục, khi đi tiểu tiện hoặc khi xuất tinh… Mắc Trichomonas có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường sinh dục khác. Phụ nữ mang thai nhiễm Trichomonas dễ có nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
– Bệnh mụn rộp sinh dục (Herpes sinh dục): Là bệnh lây truyền qua đường sinh dục do virus Herpes gây ra. Bệnh herpes sinh dục có triệu chứng điển hình là các ban mụn nước, mọc thành chùm ở bộ phận sinh dục, một vài trường hợp còn kèm theo hạch. Bệnh thường tiến triển âm thầm, sau đó bùng phát mạnh thành các đợt. Khi mắc mụn rộp sinh dục, người bệnh sẽ bị lở loét ở các khu vực mà virus xâm chiếm, ngoài ra, các vết loét khi vỡ ra sẽ gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.
Virus gây bệnh Herpes sinh dục sẽ tồn tại suốt đời trong cơ thể người bệnh, bệnh sẽ có các đợt bùng phát tái đi tái lại, nhất là trong năm đầu tiên nhiễm bệnh. Hiện nay, thuốc điều trị Herpes chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và giảm nguy cơ lây nhiễm chứ không thể loại bỏ hoàn toàn virus.
– Bệnh sùi mào gà: Sùi mào gà là bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ giới, phổ biến hơn ở nữ do vi khuẩn “ưa” cư trú ở môi trường âm đạo của nữ giới hơn. Biến chứng của bệnh sùi mào gà khá nguy hiểm và phức tạp. Ở bà bầu, bệnh sùi mào gà có thể ảnh hưởng đến thai nhi khiến em bé bị sinh non, nguy hiểm hơn có thể gây sảy thai hoặc thai lưu. Em bé cũng có nguy cơ nhiễm bệnh khi mẹ cho con bú. Đặc biệt, sùi mào gà có thể biến chứng nặng thành ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, thậm chí vô sinh hoặc tử vong.
– Bệnh HIV/AIDS: HIV được cho là căn bệnh thế kỳ và là một trong những bệnh STDs nguy hiểm nhất tính đến thời điểm hiện tại. Virus HIV khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công hệ miễn dịch và khiến nó trở nên suy yếu. Bệnh có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau như quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, truyền máu,…. Rất ít trường hợp nhiễm HIV có biểu hiện ra bên ngoài, người bệnh thường phát hiện mình nhiễm HIV khi thực hiện xét nghiệm.
– Bệnh viêm gan siêu vi B do virus viêm gan B: Viêm gan B cũng là một trong những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Bên cạnh đó, virus viêm gan B cũng có khả năng lây lan qua đường máu và từ mẹ sang con. Khi cơ thể khỏe mạnh, virus viêm gan B không không ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng khi hệ miễn dịch bị suy giảm, virus viêm gan B sẽ tấn công người bệnh và gây đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phù chân tay, sốt, buồn nôn, mệt mỏi,…Ở giai đoạn cuối, viêm gan B có thể tước đi tính mạng của người bệnh.
Tóm lại, đa phần các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục đều nguy hiểm và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống cũng như sức khỏe của người bệnh dù là nam hay nữ. Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh lý này, các cặp đôi nên có kế hoạch sinh hoạt tình dục lành mạnh, chung thủy một bạn tình và sử dụng bao cao su khi quan hệ để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm các bệnh STDs. Ngoài ra, tiêm phòng cũng là biện pháp rất tốt trong việc ngăn ngừa các loại virus như HPV, viêm gan A, viêm gan B,….
Theo Benhvienthucuc.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Bệnh tình dục ở miệng và những nguy hiểm tiềm ẩn Thứ Sáu, 12/05/2023, 00:00
- Trả lời câu hỏi: Đặt vòng có làm giảm ham muốn? Thứ Sáu, 12/05/2023, 00:00
- 9 dấu hiệu có thai sau 1 tuần chị em nên biết Thứ Sáu, 12/05/2023, 00:00
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản như thế nào? Thứ Sáu, 12/05/2023, 00:00
- Các bệnh xã hội lây qua đường tình dục phổ biến ở nữ giới Thứ Sáu, 12/05/2023, 00:00
- Đẻ không đau nhờ phương pháp tiêm giảm đau ngoài màng cứng Thứ Tư, 10/05/2023, 00:00
- Vì sao gây tê ngoài màng cứng bị đau lưng? Làm gì để cải thiện? Thứ Tư, 10/05/2023, 00:00
- Nang hoàng thể ảnh hưởng thế nào đến phụ nữ mang thai? Thứ Tư, 10/05/2023, 00:00
- Nữ giới bị rong kinh có quan hệ được không? Thứ Tư, 10/05/2023, 00:00
- Mẹ bỉm sữa đẻ mổ 3 tháng có thai có nguy hiểm hay không? Thứ Tư, 10/05/2023, 00:00
- Đẻ mổ có được nằm nghiêng không? Mách mẹ các tư thế phù hợp! Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00
- Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ Thứ Ba, 09/05/2023, 00:00