CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐI KHÁM THAI LẦN ĐẦU CHO CHỊ EM PHỤ NỮ Thứ Sáu, 27/10/2023, 13:00
Khi mang bầu, chị em phụ nữ cần đi khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ. Vậy khi nào chị em nên đi khám thai lần đầu, buổi khám này cho biết những thông tin gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chủ đề này.
1. Thời điểm bạn nên đi khám thai lần đầu
Nhiều chị em thắc mắc: khi nào chúng ta nên đi khám thai lần đầu? Thông thường, người phụ nữ nên chủ động đi khám thai nếu bị chậm kinh khoảng 1 - 2 tuần so với kỳ kinh bình thường. Ngoài ra, chị em sẽ có thể dựa vào một số biểu hiện đặc trưng khác để dự báo mình có thai hay không, ví dụ như ốm nghén và ra máu âm đạo,... Trước khi đi khám thai, chúng ta có thể thử thai tại nhà bằng que thử thai.
Bạn nên đi khám thai nếu trễ kinh 1 - 2 tuần và que thử thai lên hai vạch
Lựa chọn thời điểm thích hợp đi khám thai giúp bác sĩ xác định chính xác các vấn đề như: thai làm tổ ở bên trong hay bên ngoài tử cung, đặc điểm phát triển của túi thai, bạn đang mang đơn thai hay đa thai.
2. Buổi khám thai lần đầu diễn ra như thế nào?
Với các chị em mang thai lần đầu tiên sẽ không khỏi lo lắng khi đi khám thai. Chị em có thể tìm hiểu trước về quy trình khám thai lần đầu để có sự chuẩn bị tốt nhất. Thông thường, buổi khám thai đầu sẽ gồm 5 - 6 bước sau:
2.1. Bước 1: Hỏi thăm về sức khỏe, tiền sử mắc bệnh của người phụ nữ
Trước khi thăm khám, bác sĩ sẽ trao đổi với người phụ nữ để nắm được tình hình sức khỏe, tiền sử mắc bệnh (nếu có) để có kế hoạch theo dõi, chăm sóc phù hợp cho mẹ bầu. Một số thông tin bác sĩ sẽ trao đổi đó là:
- Tiền sử mắc bệnh (bao gồm bệnh cấp và mạn tính).
- Thuốc bạn đang dùng.
- Một số thủ thuật hoặc phẫu thuật người phụ nữ đã từng thực hiện.
- Tiền sử dị ứng.
- Đã mang thai lần nào chưa, có mắc bệnh lý sinh sản không.
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống thường ngày.
Chị em nên chia sẻ tình trạng sức khỏe với bác sĩ trong buổi khám thai lần đầu
Chị em phụ nữ nên chia sẻ cởi mở với bác sĩ những thông tin trên, từ đó bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan ban đầu về tình trạng sức khỏe của bạn.
2.2. Bước 2: Hỏi thăm về thai kỳ hiện tại
Đối với phụ nữ đi khám thai lần đầu, bác sĩ thường hỏi thăm hai vấn đề, đó là: ngày cuối của kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng nghi mang thai bạn đang gặp phải. Những thông tin này giúp bác sĩ bước đầu xác định tình trạng mang thai của chị em.
2.3. Bước 3: Thăm khám sức khỏe tổng quát
Khám sức khỏe tổng quát là một bước không thể thiếu mỗi lần chị em đi khám thai, đặc biệt trong lần khám đầu tiên. Ban đầu, chị em sẽ được đo các chỉ số cơ thể cơ bản, ví dụ như: cân nặng, chiều cao và chỉ số huyết áp. Những chỉ số này sẽ được theo dõi và so sánh trong những lần khám thai tiếp theo để đánh giá tình hình sức khỏe của mẹ bầu.
Ngoài ra, nếu chị em có tiền sử mắc các bệnh hoặc có vấn đề về sức khỏe như: tim mạch, hô hấp, nội tiết,... sẽ được bác sĩ chỉ định khám chuyên khoa sâu.
2.4. Bước 4: Thực hiện một số xét nghiệm
Trong buổi khám thai lần đầu, người phụ nữ có thể được hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm sau: xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra nồng độ hormone hCG tùy từng trường hợp.
Chị em cần thực hiện một số xét nghiệm cơ bản khi đi khám thai lần đầu
2.5. Bước 5: Siêu âm thai
Để xác định xem thai đã làm tổ chính xác trong buồng tử cung hay chưa, bác sĩ thực hiện kỹ thuật siêu âm. Ngoài ra, kết quả siêu âm còn cho biết tuổi thai nhi, dựa vào đó bác sĩ sẽ đoán được thời điểm dự sinh, thai phát triển có bình thường không, từ đó xây dựng lịch khám phù hợp cho từng mẹ bầu.
Siêu âm phôi thai là bước không thể thiếu
Nguồn Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- SAU MỔ POLYP TỬ CUNG BAO LÂU MỚI CÓ THAI ĐƯỢC? Thứ Sáu, 27/10/2023, 12:00
- ĐAU BỤNG KINH Ở VỊ TRÍ NÀO LÀ HIỆN TƯỢNG BÌNH THƯỜNG? Thứ Năm, 26/10/2023, 14:00
- ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI CĂN BỆNH POLYP LÒNG TỬ CUNG Thứ Năm, 26/10/2023, 13:00
- POLYP TỬ CUNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG VÀ GIẢI ĐÁP CỦA CHUYÊN GIA Thứ Năm, 26/10/2023, 12:00
- TƯ VẤN NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ POLYP TỬ CUNG Thứ Năm, 26/10/2023, 12:00
- 5 CÁCH BẤM HUYỆT GIẢM ĐAU BỤNG KINH HIỆU QUẢ TỨC THÌ Thứ Năm, 26/10/2023, 12:00
- Tại sao viêm nhiễm phụ khoa tái phát nhiều lần làm sao trị dứt điểm? Thứ Sáu, 20/10/2023, 15:00
- Đừng chủ quan, Sản dịch có mùi hôi cảnh báo triệu chứng hậu sản Thứ Sáu, 20/10/2023, 15:00
- Tác hại của viêm nhiễm phụ khoa – Vô sinh, ung thư…? Thứ Sáu, 20/10/2023, 14:00
- [GIẢI ĐÁP] Viêm âm đạo có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không? Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
- Viêm lộ tuyến khi mang thai cảnh báo nguy hiểm cho mẹ và bé Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
- Vòi trứng là gì? Tổng hợp những bệnh lý thường gặp nhất Thứ Năm, 19/10/2023, 13:00