Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Thứ Hai, 10/07/2023, 13:00
Trà sữa là một thức uống yêu thích của đa số chị em, nên khi mang thai, mẹ bầu thường rất quan tâm tới việc liệu bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Uống trà sữa có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi hay không? Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giải đáp cụ thể các thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.
1. Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không?
Mẹ bầu không nên uống trà sữa không chỉ trong 3 tháng đầu mà suốt cả thai kỳ. Bởi vì trà sữa chủ yếu được làm từ kem béo, bột trà, bột pha màu, hương liệu,… Đây là những thành phần có hàm lượng dinh dưỡng thấp.
Vậy bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Uống trà sữa quá nhiều trong 3 tháng đầu khiến cơ thể mẹ bầu bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và phát triển của thai nhi. Đồng thời, hàm lượng đường cao trong trà sữa có khả năng gây tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu, từ đó dẫn đến nguy cơ sản giật, sảy thai, sinh non,…
Phần tiếp theo sẽ phân tích cụ thể hơn về từng thành phần trong trà sữa cũng như những tác hại đối với sức khỏe mẹ bầu 3 tháng.
2. Tại sao bà bầu 3 tháng đầu không nên uống trà sữa?
Để biết được ảnh hưởng của trà sữa đến mẹ bầu thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu xem thành phần chính của trà sữa bao gồm những gì nhé.
THÀNH PHẦN CHÍNH CÓ TRONG TRÀ SỮA
Trà
Trà thường được dùng trong trà sữa chủ yếu là các loại trà đen, trà xanh, trà trắng và trà ô long. Nếu sử dụng đúng các loại trà này thì sẽ có lợi cho sức khỏe vì chúng chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và chống ung thư.
Tuy nhiên, để trà có thêm hương vị đặc trưng thu hút người mua. Nhiều người bán thường tẩm thêm hương liệu như hương nhài, hương sen,… Và nếu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, những hương liệu này có nguy cơ chứa các hóa chất độc hại.
Sữa
Nếu trà sữa được pha từ các loại sữa tươi, sữa đặc, thì sẽ cung cấp canxi, vitamin A, D và protein tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại trà sữa trên thị trường đều dùng các loại sữa này, mà thường sẽ dùng kem béo (không phải sữa).
Kem béo không chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà thành phần chủ yếu là dầu thực vật hydro hóa. Nếu mẹ bầu nạp vào cơ thể có thể làm tắc mạch máu, tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt,… Mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp, mắc các bệnh về tim mạch,…
Trân châu
Nhắc đến trà sữa thì không thể thiếu trân châu. Loại topping quen thuộc này được làm từ tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn (80%), đường cô đặc, hương liệu thực phẩm. Những chất này đều không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho sức khỏe.
Một số nơi, trong trân châu có thể có chất xơ và protein nhưng hàm lượng này chỉ khoảng dưới 1%. Việc ăn trân châu khiến cơ thể bị no và không ăn thêm các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại trân châu được làm từ các loại hóa chất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Ăn nhiều trân châu không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ thì mẹ bầu nạp vào cơ thể nhiều hóa chất gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Đường
Theo tiêu chuẩn của Ủy ban Tăng cường Sức khỏe Singapore (HPB), lượng đường tiêu thụ trong một ngày của mỗi người chỉ nên trong khoảng từ 40 – 50g. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong 1 ly trà sữa cao hơn mức cho phép này.
Dựa vào nghiên cứu của Trường Cao đẳng Bách Khoa Temasek Singapore, thì trong 1 ly trà sữa trân châu đường nâu có 92.5g đường, trà sữa trân châu có 102.5g đường,… Các mức này cao hơn mức đường mà mỗi người nên nạp vào cơ thể mỗi ngày. Nếu mẹ bầu uống một ly trà sữa, lượng đường hấp thu trong ngày có nguy cơ vượt ngưỡng cho phép.
Từ những phân tích các thành phần cơ bản có thể thấy mẹ bầu 3 tháng đầu uống trà sữa có thể bị những ảnh hưởng dưới đây. Và đây cũng là lời giải đáp cho thắc mắc bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không?
CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA TRÀ SỮA ĐẾN MẸ BẦU
Gây béo phì
Thành phần chủ yếu trong trà sữa là kem béo, đường, bột trà cùng các chất phụ gia, hương liệu khác. Những thành phần này đều chứa hàm lượng calo rất lớn. Theo các chuyên gia, trung bình một ly trà sữa size M 500ml chứa khoảng 500 calo.
Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Nếu mẹ bầu 3 tháng uống trà sữa sẽ khiến cơ thể bị dư thừa năng lượng dẫn đến béo phì. Điều này rất nguy hiểm đối với sức khỏe thai nhi vì có thể khiến sảy thai, sinh non, thai nhi quá lớn,…
Thiếu sắt
Nếu muốn cơ thể hấp thu tối đa chất sắt thì phải có một môi trường acid ổn định. Tuy nhiên, trong trà sữa có chất kiềm sẽ làm trung hòa axit ở dạ dày gây cản trợ đến quá trình hấp thụ sắt. Do đó, mẹ bầu 3 tháng đầu uống trà sữa sẽ có nguy cơ thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, thai nhi sinh ra dễ bị nhẹ cân,…
Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ
Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không? Lượng đường trong 1 ly trà sữa thường vượt ngưỡng cơ thể cần trong 1 ngày. Nếu mẹ bầu uống trà sữa có thể sẽ đối mặt với nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu 3 tháng đầu có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, đa ối, thai nhi bị dị tật bẩm sinh,…
3. Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên uống trà gì?
Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không vừa được khuyên là không nên. Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên uống trà gì? Nếu như những tác hại đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi thì những loại trà dưới đây lại được khuyến khích vì có lợi cho sức khỏe.
3.1 Trà chanh gừng
Trà chanh gừng với chanh rất giàu vitamin C có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Còn gừng trong Đông y có công dụng tán hàn ôn trung, phát hãn, làm ấm tỳ vị, chống nôn giúp trị chứng ốm nghén cho mẹ bầu 3 tháng đầu hiệu quả.
Hướng dẫn cách pha
Nguyên liệu:
- Trà túi lọc: 2 gói
- Nước sôi: 1 lít
- Gừng: 1 nhánh
- Chanh: 1 quả
- Mật ong: 1 – 2 thìa
Cách pha:
- Gừng rửa sạch cạo bỏ vỏ rồi bào nhuyễn. Chanh thái 2 – 3 lát mỏng, còn lại vắt lấy nước cốt.
- Cho gừng bào nhuyễn vào 1 cái ly to, sau đó đổ nước sôi vào, thêm gói trà túi lọc, ngâm khoảng 7 – 10 phút.
- Cho nước cốt chanh và mật ong vào, lượng mật ong tùy chỉnh theo khẩu vị.
Lưu ý khi uống: Trà chanh gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mẹ bầu cũng không nên quá lạm dụng. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ bầu không nên tiêu thụ quá 1g gừng. Với những mẹ bầu mắc các bệnh liên quan đến dạ dày thì cũng nên hạn chế vì axit trong chanh có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
3.2 Trà hoa cúc
Trà hoa cúc chứa nhiều canxi và magie giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng mất ngủ và phù nề trong thai kỳ. Thêm vào đó, trà hoa cúc còn giúp mẹ bầu 3 tháng giảm bớt cảm giác buồn nôn hiệu quả.
Hướng dẫn cách pha
Nguyên liệu:
- Hoa cúc chi khô nguyên bông: 10gr
- Mật ong: 10ml
- Kỷ tử, táo đỏ: vài quả
- Nước đun sôi: 200ml
Cách pha:
- Hoa cúc nếu sấy lạnh thì không cần phải rửa sạch.
- Cho khoảng 10 – 15 bông cùng vài hạt kỷ tử, 3 quả táo đỏ vào ấm.
- Đun sôi 200ml (khoảng 90 độ).
- Đợi khoảng 2 – 3 phút rồi thêm mật ong, sau khoảng 5 phút có thể rót trà và thưởng thức.
Lưu ý khi uống:
- Mẹ bầu nên mua trà ở những địa chỉ uy tín có nguồn gốc rõ ràng.
- Mẹ bầu chỉ nên sử dụng trong khoảng 15gr/lần vì nếu uống quá nhiều có thể gây rối loạn tiêu hóa, dị ứng da,…
3.3 Trà bạc hà
Trà bạc hà là một trong những loại trà thảo mộc có tác dụng giảm triệu chứng ốm nghén thường gặp ở mẹ bầu 3 tháng hiệu quả. Hoạt động adaptogenic của bạc hà giúp điều chỉnh nồng độ cortisol trong máu, từ đó giúp mẹ bầu giảm bớt căng thẳng. Lá bạc hà còn chứa một lượng lớn vitamin A, C và B – complex cùng các khoáng chất như sắt, kali,… rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Hướng dẫn cách pha
Nguyên liệu:
- Lá bạc hà: 1gr
- Nước lọc: 150ml
- Chanh: 1 quả
- Mật ong: 1 thìa
Cách pha:
- Lá bạc hà rửa sạch, ngâm trong nước ấm khoảng vài phút.
- Cho lá bạc hà cùng 150ml nước vào nồi đun sôi (khoảng 90 độ) rồi tắt bếp.
- Lọc bỏ lá lấy nước rồi cho thêm vài giọt nước cốt chanh và mật ong (tùy khẩu vị) và thưởng thức.
Lưu ý khi uống: Mặc dù bạc hà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng có thể gây ra tình trạng chuột rút, tiêu chảy, buồn ngủ,… Liều lượng khuyến khích cho mẹ bầu là không quá 1 tách trà mỗi ngày và chỉ dùng khoảng 1gr lá bạc hà để pha.
3.4 Trà đậu đỏ
Đậu đỏ rất giàu sắt, vitamin B1, B6, chất xơ cùng nhiều loại khoáng chất khác. Do đó, mẹ bầu 3 tháng uống trà đậu đỏ giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, giảm mệt mỏi, nhuận trạng và ổn định huyết áp.
Hướng dẫn cách pha
Nguyên liệu:
- Đậu đỏ: 100gr
- Nước lọc: 1 lít
Cách pha:
- Đậu đỏ mua về rửa sạch bụi bẩn, loại bỏ những hạt lép, nổi lên trên mặt nước rồi để ráo.
- Rang đậu đều tay đến khi dậy mùi, để nguội rồi cho vào nồi nước.
- Đun đến khi đậu mềm thì lọc lấy nước (có thể cho thêm ít đường phèn để hương vị thêm thanh ngọt) là hoàn thành.
Lưu ý khi uống: Đậu đỏ là thực phẩm được xếp vào nhóm có khả năng gây dị ứng nên nếu mẹ bầu có tiền sử thì nên tránh xa. Ngoài ra hàm lượng đường trong đậu đỏ khá lớn nên mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ thì không nên cho thơm đường phèn vào.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- CHƯA ĐẾN KỲ KINH NHƯNG RA MÁU HỒNG CÓ NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU? Thứ Hai, 10/07/2023, 12:00
- Ngưng uống thuốc tránh thai bao lâu thì có con? Thứ Sáu, 30/06/2023, 00:00
- Checklist cần thuộc trước khi mang thai Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Vì sao bạn khó mang thai? Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Chậm kinh nhưng không có thai, vì sao? Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Phụ nữ cho con bú có uống thuốc tẩy giun có ảnh hưởng gì không? Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Bị chậm kinh bao lâu thì thử thai? Thứ Tư, 28/06/2023, 00:00
- Hướng dẫn chăm sóc bà mẹ sau sinh mổ Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có thể chữa khỏi ngay nếu phát hiện sớm Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Lưu ý khi chọn kem chống nắng cho mẹ bầu Share: Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Nôn ra nước chua khi mang thai có là bất thường? Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00
- Bà bầu có nên gối cao đầu khi ngủ? Thứ Ba, 27/06/2023, 00:00