Giao diện chuẩn

Áp lực cho con thế nào là đủ? Thứ Năm, 28/03/2024, 11:00

Áp lực cho con thế nào là đủ?

“Áp lực tạo nên kim cương” đang là câu nói xu hướng trên mạng xã hội hiện nay. Câu này hàm ý rằng bất kì thứ gì cũng cần được tôi rèn dưới một áp lực, sức ép nhất định để trở thành phiên bản tốt nhất. Vậy khi liên hệ với câu chuyện dạy con, phụ huynh cần lưu ý những gì với những áp lực mà con mình đang đối mặt trong cuộc sống? 


 

Áp lực có tốt hay không? 

Mọi người thường cho rằng đó là một loại cảm giác tiêu cực, thường mang đến trải nghiệm không tốt. Thế nhưng áp lực, dưới góc nhìn khoa học lại là một yếu tố không thể thiếu để con người chạm đến thành công. Đó chính là áp lực/căng thẳng tích cực (Eustress). 

Áp lực tích cực là loại áp lực khiến ta cảm thấy khó chịu, căng thẳng vừa đủ để hình thành động lực vượt qua thử thách. Nói cách khác, áp lực tích cực khiến chúng ta mạnh mẽ hơn, tự tin hơn vào bản thân.  Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, áp lực tích cực giúp ta hình thành động lực, tăng sự tập trung và cải thiện khả năng đưa ra quyết định. 

Trong xã hội hiện đại, các con sẽ phải đối mặt với nhiều dạng áp lực từ học hành, thi cử đến áp lực đồng trang lứa, cộng thêm sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, nhưng bố mẹ cần biết đâu là áp lực tốt, đâu là áp lực xấu để có cách hướng dẫn con trẻ phù hợp.   

(Ảnh: internet)

Áp lực như thế nào là vừa đủ? 

Thật khó để có thể trả lời câu hỏi “Áp lực bao nhiêu là vừa đủ cho con?”, bởi mỗi đứa trẻ có một trí thông minh, khả năng và sức chịu đựng khác nhau. Dựa trên các biểu hiện của con, bố mẹ bước đầu xác định con đang ở giai đoạn nào của áp lực, căng thẳng, từ đó điều chỉnh thái độ và sự kỳ vọng của mình. 

Bảng đánh giá sau đây giúp bố mẹ biết được dưới những áp lực hiện tại, con có đang thực sự thoải mái hay quá sức. Bảng đánh giá chỉ mang tính chất tham khảo, phụ huynh vui lòng liên hệ chuyên gia tư vấn tâm lý để được chẩn đoán chính xác. 

CON CÓ ĐANG GẶP CĂNG THẲNG QUÁ MỨC? 

Hướng dẫn: trong một tháng vừa qua, những dấu hiệu dưới đây có thường xảy đến với con bạn?

Đánh số điểm tương ứng tần suất xảy ra như sau: 

0 - Không bao giờ 

1 - Hiếm khi 

2 - Thỉnh thoảng 

3 - Thường xuyên 

4 - Luôn xảy ra 

1. Con có dấu hiệu mệt mỏi kéo dài

2. Con thấy rất khó thư giãn hay thả lỏng 

3. Con khó đưa ra lựa chọn, quyết định 

4. Tim con thuòng đập nhanh và hơi thở gấp gáp 

5. Con không suy nghĩ thông suốt được 

6. Con ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít 

7. Con thường bị đau nhức đầu 

8. Con không có cảm xúc hay không phản ứng về chuyện xung quanh 

9. Con nghĩ về những vấn đề của mình suốt ngày 

10. Con khó ngủ, ngủ không đều, hay gặp ác mộng,… 

11. Con thường có cảm xúc bi quan 

12. Con bị đau lưng, cổ hay những cơn đau kéo dài khác 

13. Con bắt đầu có hành vi làm hại đến sức khỏe và/hoặc tính mạng 

14. Con cảm thấy ngột ngạt, thấy bản thân vô dụng

15. Con bắt đầu có thói quen cắn móng tay, nghiến răng, bứt tóc,… 

16. Con hay quên những thứ nhỏ nhặt như quên sách vở, bố mẹ nói gì không nhớ,... 

17. Tiêu hóa giảm sút như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,… 

18. Con hay khó chịu và rất dễ bực dọc 

19. Cảm xúc lên xuống thất thường, dễ xúc động 

20. Con cảm thấy khó tập trung 

21. Con cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa 

22. Con thu mình, xa cách hay ngắt kết nối với mọi người xung quanh 

23. Kết quả học tập sa sút

Sau khi cho điểm từng câu, bố mẹ hãy cộng tổng điểm và đối chiếu với các diễn giải sau: 

Từ 0 đến 23 điểm: căng thẳng vẫn có nhưng con vẫn đang kiểm soát tốt. Đây là trạng thái “áp lực tốt” mà con cần. 

Từ 24 đến 48 điểm: có thể con đang ở trạng thái căng thẳng thấp đến căng thẳng vừa phải. Trạng thái này cần được theo dõi và giảm xuống tùy theo khả năng của con. 

Từ 49 đến 73 điểm: có thể con đang trải qua cấp độ căng thẳng vừa phải đến căng thẳng khá nặng, bố mẹ cần liên tục hỏi han, động viên và quan sát con nhiều hơn. 

Từ 74 đến 92 điểm: đây là cấp độ căng thẳng nghiêm trọng, cần được đưa đi thăm khám và có sự can thiệp của bác sĩ tâm lý. 

Hãy để “áp lực tích cực” khiến con lớn khôn 

Áp lực không phải lúc nào cũng xấu, quan trọng là bố mẹ biết áp lực nào tốt cho con và tạo điều kiện để con biến áp lực tốt trở thành “động lực”. Bố mẹ có thể tham khảo 4 cách sau: 

  • Cách 1: Giúp con phân biệt “áp lực tốt” trong cuộc sống  

Bố mẹ nên hướng dẫn và giải thích để con hiểu áp lực không hoàn toàn là gánh nặng. Hãy cho con tự cảm nhận và đánh giá những loại áp lực con đang gặp phải. Bố mẹ hãy đóng vai trò là người quan sát và chỉ hỗ trợ khi nhận thấy con đang thực sự cần được giúp đỡ. 

  • Cách 2: Tạo điều kiện để con thử sức trong nhiều lĩnh vực  

Một trong những lý do con sợ khi có áp lực là vì bố mẹ bảo bọc con quá mức. Hãy tạo điều kiện để con được đối diện – giải quyết – vượt qua áp lực trong từng lĩnh vực. Chẳng hạn, những lớp học kỹ năng mềm, lớp học ngoại ngữ hay năng khiếu sẽ là những áp lực vừa phải để con tôi rèn ý chí, từ đó mở khóa những điểm mạnh của bản thân con. 

Phương pháp dạy con sống có trách nhiệm

(Ảnh: internet)

  • Cách 3: Cho con lựa chọn và tự chịu trách nhiệm 

Thay vì kiểm soát và bảo bọc, bố mẹ hãy cho quyền được lựa chọn. Đó cũng là lúc con ý thức mình đang nắm trong tay trách nhiệm với những gì mình làm. Dù thành công hay thất bại, bố mẹ hãy cùng con đánh giá qua cả chặng đường dài, đừng chỉ nhìn kết quả mà đưa ra nhận xét. 

  • Cách 4: Giao cho con cùng quán xuyến việc nhà  

Hãy cho con biết rằng, nhiệm vụ của con không chỉ có việc học mà con cần phải biết san sẻ công chuyện nhà với bố mẹ. Con sẽ phải học cách tự quản lý thời khóa biểu, từ đó giúp con tạo nếp sống tự chủ, độc lập ngay trong chính căn nhà của mình. 

Lời kết

Bố mẹ nhớ nhé, áp lực chỉ tốt khi nó tạo cho con cơ hội để rèn luyện bản thân. Đừng quên những buổi trò chuyện, trao đổi và chia sẻ thường xuyên để bố mẹ hiểu những điều con làm và trân trọng hơn những nỗ lực mà con đang cố gắng mỗi ngày. 

Nguồn https://www.prudential.com.vn/vi/blog-nhip-song-khoe/ap-luc-cho-con-nhu-the-nao-la-du/

Lượt xem: 308

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 7
Lượt truy cập: 34673503

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik