9 triệu chứng mãn kinh dễ bị phụ nữ bỏ qua Thứ Hai, 22/01/2024, 00:00
Nồng độ estrogen suy giảm trong thời kỳ mãn kinh khiến phụ nữ phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe. Phụ nữ mãn kinh thường phải trải qua nhiều triệu chứng khó chịu như bốc hoả, đau nhức xương khớp, khô âm đạo... Ngoài ra còn có nhiều dấu hiệu bất thường khác ít được chị em chú ý.
1. Dấu hiệu phổ biến trong giai đoạn mãn kinh
Theo BS. Lê Quang Dương, chuyên gia sức khỏe sinh sản, các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu khi mức độ estrogen của người phụ nữ bắt đầu suy giảm. Thông thường điều này xảy ra trong 3-5 năm trước khi mãn kinh gọi là giai đoạn tiền mãn kinh.
Tuổi mãn kinh thường ở độ tuổi đầu 50 nhưng có thể xảy ra ở trong độ tuổi từ 40-58. Trong thời kỳ tiền mãn kinh có đến 8 trong số 10 phụ nữ có các dấu hiệu: kinh nguyệt thất thường, suy giảm ham muốn tình dục, khó ngủ, loãng xương, da và tóc thay đổi...
Các triệu chứng có thể bao gồm khô âm đạo, bốc hỏa và thay đổi cảm xúc kéo dài trung bình hơn 7 năm sau kỳ kinh cuối cùng. Mỗi cá nhân trải qua thời kỳ mãn kinh khác nhau và các triệu chứng có thể khác nhau.
2. Những triệu chứng mãn kinh ít được chú ý
Theo Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ (NAMS), bốc hỏa là triệu chứng phổ biến nhất, chiếm tới 75% phụ nữ trải qua triệu chứng này cùng với một số dấu hiệu khác như mệt mỏi, thay đổi tâm trạng… Nhưng có một số triệu chứng mãn kinh khác mà ít người chú ý, đó là:
Ngực mất đi sự căng đầy
Sau khi mãn kinh, một số phụ nữ chợt nhận thấy ngực của họ không còn đầy đặn như trước khi sờ nắn, soi gương hoặc cảm thấy áo lót có vẻ lỏng hơn một chút. Theo các chuyên gia nội tiết sinh sản, điều này là do nồng độ estrogen đang thay đổi, nhưng thường rất ít phụ nữ chú ý đến sự thay đổi này.
Mất ngủ
Mất ngủ là một triệu chứng mãn kinh phổ biến nhưng nhiều người lại cho rằng do cơ thể mệt mỏi hoặc do những vấn đề sức khỏe khác ở độ tuổi trung niên. Nhưng nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ đến tuổi mãn kinh khó ngủ vì nồng độ estrogen giảm và khả năng kiểm soát nhiệt độ trong não của họ gặp khó khăn khi hoạt động. Ngoài ra, do những cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm khiến chị em khó chịu, thức dậy và thường sau đó không thể ngủ lại được.
Tóc mỏng
Đến tuổi mãn kinh, tóc của nhiều phụ nữ trở nên mỏng hơn. Các chuyên gia cho biết, mọi thứ đều liên quan đến việc giảm lượng estrogen. Ngoài ra, vì da khô hơn nên da đầu cũng bị khô dẫn đến tóc dễ gãy rụng và mỏng.
Khô miệng và các vấn đề về răng
Khi nồng độ estrogen giảm, toàn bộ cơ thể, bao gồm cả miệng sẽ trở nên khô hơn. Khi miệng bị khô, vi khuẩn có thể phát triển gây sâu răng và khiến nướu bị chảy máu hoặc tụt lợi.
Mùi cơ thể khó chịu
Nồng độ estrogen giảm làm tuyến dưới đồi của cơ thể sẽ bị đánh lừa rằng nó đang quá nóng, điều đó khiến bạn đổ mồ hôi quá nhiều như khi bốc hỏa dẫn đến mùi cơ thể không mấy dễ chịu.
Vị kim loại trong miệng
Sự mất cân bằng hormone có thể ảnh hưởng đến vị giác và khiến bạn nhạy cảm hơn với cơn đau. Đây là một dấu hiệu hiếm gặp nhưng một số phụ nữ có thể cảm thấy đau hoặc cảm giác nóng rát ở lưỡi, môi, nướu hoặc các vị trí khác trong miệng. Một số ít cũng có cảm nhận ăn loại thực phẩm có mùi vị khác nhau để lại vị kim loại trong miệng.
Suy giảm trí nhớ
Mãn kinh cũng ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ và các chức năng khác liên quan đến trí nhớ. Khi mức estrogen giảm xuống, phụ nữ dường như gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới hoặc nhớ lại những gì đã có trong đầu. Một nguyên nhân khác gây ra suy giảm trí nhớ là chứng mất ngủ thường đi kèm với thời kỳ mãn kinh khiến phụ nữ dễ mệt mỏi và kém tập trung hơn.
Móng tay khô, giòn
Phụ nữ mãn kinh có thể nhận thấy móng tay khô và dễ gãy hơn bình thường. Theo Hiệp hội Mãn kinh Bắc Mỹ, bất kỳ thay đổi mới nào trên móng tay đều có thể do nồng độ estrogen thấp khiến da bạn khó giữ ẩm hơn.
Da khô và ngứa
Một dấu hiệu khác của thời kỳ mãn kinh là da khô và ngứa. Nguyên nhân có thể do buồng trứng của phụ nữ đang sản xuất ít estrogen hơn. Da cần estrogen để có độ đàn hồi, nếu không có nó, da có thể trở nên khô căng và ngứa, đặc biệt là vào ban đêm khi đang ngủ.
3. Khi nào cần đi khám?
Nếu những triệu chứng mãn kinh làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe, chị em nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp can thiệp phù hợp. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân nhưng thay đổi lối sống, duy trì tập thể dục, tránh căng thẳng và ăn uống lành mạnh sẽ góp phần cải thiện hiệu quả những triệu chứng khó chịu.
Theo Suckhoedoisong
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Mục đích xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi để làm gì? Thứ Sáu, 19/01/2024, 13:00
- 9 bài tập thể dục trong ngày đèn đỏ giúp bạn dễ chịu hơn Thứ Sáu, 19/01/2024, 13:00
- Quan hệ ngày đèn đỏ có nên hay không? Có mang thai không? Thứ Sáu, 19/01/2024, 13:00
- Tắc tia sữa: nguyên nhân và biểu hiện nhận biết Thứ Sáu, 19/01/2024, 11:00
- NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ BỆNH NHÂN UNG THƯ Thứ Năm, 18/01/2024, 13:00
- BÀI TẬP CHỮA RỐI LOẠN LO ÂU HIỆU QUẢ VÀ DỄ THỰC HIỆN Thứ Năm, 18/01/2024, 12:00
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ BỆNH NHÂN UNG THƯ Thứ Năm, 18/01/2024, 12:00
- Dính buồng tử cung (hội chứng Asherman) là gì và có chữa được không? Thứ Năm, 18/01/2024, 11:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00