Trẻ em lớn hơn có thể được kiểm tra bằng các phương pháp thử ở người lớn. Cụ thể là xét nghiệm ELISA để kiểm tra sự có mặt của kháng thể HIV.
Một thử nghiệm Western Blot sẽ được thực hiện tiếp theo để khẳng định lại kết quả và tránh trường hợp dương tính giả. Các xét nghiệm HIV nhanh được thực hiện cho các chương trình phát hiện HIV hàng loạt cũng rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, kết quả thu được cũng cần được theo dõi lại với xét nghiệm Western Blot.
Hướng điều trị HIV cho trẻ em
Việc điều trị tập trung vào ngăn chặn sự lây lan của virus bằng cách sử dụng các thuốc kháng virus hay ART. Loại thuốc này ngăn chặn sự nhân lên của HIV, đồng thời giữ lượng tế bào CD4 trong cơ thể ở mức ổn định.
Dù rằng thuốc không loại bỏ được hoàn toàn virus nhưng chúng góp phần làm chậm đáng kể sự tiến triển của bệnh. Thuốc ART thường dùng kết hợp hơn hai loại để tránh tình trạng kháng thuốc xảy ra. Tùy theo tình trạng của mỗi cá nhân mà các bác sĩ sẽ đề ra phương án điều trị và chỉ định dùng thuốc riêng biệt.
Sẽ thế nào khi trẻ lớn lên cùng “căn bệnh thế kỷ’?
Trẻ nhỏ bình thường đã rất dễ bị tổn thuơng và trẻ lớn lên cùng với căn bệnh HIV/AIDS thì thực sự không phải điều dễ dàng.
- Nguy cơ mắc các bệnh cơ hội: Trẻ cần được bảo vệ và sống trong một môi trường an toàn để tránh nguy cơ mắc phải những căn bệnh tiềm ẩn. Hơn nữa, trẻ dưới 4 tuổi thường có nguy cơ tử vong cao do các biến chứng phức tạp của bệnh HIV/AIDS.
- Vấn đề về học tập: Một nghiên cứu được thực hiện cho thấy hầu hết trẻ em nhiễm HIV vẫn sống đủ lâu để đến trường và hầu như các bé không gặp khó khăn khi tham gia các lớp học bình thường.
- Căng thẳng cảm xúc: Có nhiều trường hợp cha mẹ không muốn nói với con cái về tình trạng của chúng. Tuy nhiên, sau một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ nhận thấy bản thân mình có vấn đề sức khỏe. Nhiều trẻ thường tỏ ra lo lắng hoặc trầm cảm và trẻ vị thành niên lại có phản ứng mạnh hơn như bộc lộ sự tức giận.
Những vấn đề tế nhị xoay quanh cuộc sống trẻ nhiễm HIV
Xã hội Việt Nam vẫn còn những định kiến về người mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là HIV/AIDS. Chính vì vậy, là phụ huynh, bạn nên cân nhắc hơn về lựa chọn sẽ nói với ai về tình trạng của con mình. Lời khuyên là nên giới hạn trong phạm vi các thành viên trong nhà, bác sĩ và nha sĩ là đủ.
Bạn cần nhận thức rõ một điều rằng, những hành động như nói chuyện, ngồi cạnh, ăn uống chung hay những hành động thể hiện cảm xúc như ôm, nắm tay… không làm lây lan HIV sang người khác. Tuy vậy, bạn nên thiết lập một số nguyên tắc để giữ an toàn cho chính con bạn và những người xung quanh: