Tắc tia sữa: nguyên nhân và biểu hiện nhận biết Thứ Sáu, 19/01/2024, 11:00
Sưng đau, căng tức bầu ngực là 1 trong những biểu hiện cho thấy bạn đang bị tắc tia sữa sau sinh. Tắc ống dẫn sữa không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn cản trở quá trình ăn sữa mẹ tự nhiên của em bé. Đọc ngay nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tắc ống dẫn sữa để “đối phó” ngay còn kịp các mẹ nhé.
1. Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia dẫn sữa được xem như 1 “nỗi ám ảnh” với hầu hết các mẹ bầu mới sinh nở. Tình trạng này xuất hiện khi có tình trạng ứ đọng sữa trong ống dẫn sữa mà không được tác động để đẩy chúng ra bên ngoài.
Tắc tia sữa có thể làm cho bà mẹ bị sưng đau, vú nổi cục cứng có thể sờ thấy hoặc nặng hơn là áp xe vú. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ và cả sức khỏe của sản phụ sau sinh. Vì thế bạn cần cẩn thận và nhận biết sớm biểu hiện cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có hướng xử lý kịp thời.
2. Nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị tắc tia sữa
2.1. Tắc tia sữa cho mẹ dư thừa nhiều sữa
Một trong những nguyên nhân chính khiến cho mẹ bầu bị tắc ống dẫn sữa sau sinh là do sản xuất quá nhiều sữa. Điều này có thể xảy ra khi cơ thể của mẹ sản xuất quá nhiều hormone prolactin, gây kích thích cho tuyến sữa hoạt động mạnh mẽ hơn cần thiết.
Khi tuyến sữa hoạt động quá mức, sữa sẽ được sản xuất nhiều hơn so với nhu cầu của bé. Việc này dẫn đến sự dư thừa sữa trong ngực và khiến cho các tuyến sữa bị tắc, không thể đẩy sữa ra ngoài.
2.2. Thời điểm mới sinh con dễ bị tắc tia sữa
Thời điểm mới sinh con cũng là một trong những lý do khiến cho mẹ bầu dễ bị tắc ống dẫn sữa. Khi sinh con, cơ thể của mẹ sẽ sản xuất nhiều hormone oxytocin, giúp kích thích các tuyến sữa hoạt động và đẩy sữa ra ngoài.
Tuy nhiên, trong những ngày đầu sau sinh, cơ thể của mẹ chưa thích nghi với việc cho con bú và có thể sản xuất quá nhiều sữa, dẫn đến tắc ống dẫn sữa.
Ngoài ra, những ngày đầu mới đẻ ra, em bé còn chưa biết cách bú đúng khớp. Điều này khiến cho lực hút sữa từ miệng của bé không mạnh mà mẹ lại tiết ra sữa nhiều có thể bị tắc ống dẫn sữa bất kì lúc nào.
2.3. Bầu ngực của mẹ chịu áp lực
Một trong những nguyên nhân khác khiến cho mẹ bầu bị tắc ống dẫn sữa là do bầu ngực chịu áp lực từ việc mặc áo lót quá chật, đeo địu con tì đè vào ngực. Những việc làm này vô tình gây sức ép lên bầu ngực, đè nén các ống dẫn sữa khiến chúng không thể đẩy sữa ra ngoài, lâu ngày dẫn đến tắc sữa.
2.4. Bé ti mẹ không đúng cách
1 nguyên nhân khác dẫn đến tắc nghẽn tia sữa đó chính là việc bé ngậm khớp ti sai cách. Thực tế rằng, việc cho con bú cần được chỉ dạy và không phải em bé nào sinh ra cũng biết bú, hút để sữa mẹ tiết ra.
Trường hợp bé bú ti không đúng khớp, sữa mẹ tiết ra quá dồi dào sẽ bị ứ đọng lại tại ống dẫn sữa dẫn đến tắc và sưng đau bầu ngực.
2.5. Mẹ không / ít hút sữa thừa ra bên ngoài
Một trong những cách để giảm thiểu tình trạng tắc tia sữa là hút sữa thừa ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu mẹ không hút sữa thừa hoặc hút quá ít, sữa sẽ dễ bị ứ đọng trong các ống dẫn sữa và gây tắc ống dẫn sữa.
Ngoài ra, nếu mẹ hút sữa thường xuyên mà vẫn tắc thì có thể do máy hút sữa lực yếu, không đủ để đẩy toàn bộ lượng sữa mẹ ra bên ngoài.
2.6. Mẹ bị căng thẳng sau sinh
Căng thẳng và stress cũng có thể làm tắc ống dẫn sữa sau sinh. Khi mẹ bị căng thẳng, cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone cortisol, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa. Việc này có thể dẫn đến tắc ống dẫn sữa và khiến cho việc cho con bú trở nên khó khăn.
3. Biểu hiện của tắc tia sữa
Tắc ống dẫn sữa là tình trạng thường gặp nhưng không phải mẹ bỉm nào cũng nhận ra được nhanh chóng để có hướng xử lý kịp thời. Vì thế, bạn hãy đọc ngay những biểu hiện của tắc ống dẫn sữa dưới đây để sớm nhận biết tình trạng này:
– Bầu ngực cứng và đau tức: Đây là dấu hiệu chính của tắc ống dẫn sữa. Khi bầu ngực bị căng và đau tức, đặc biệt là ở vùng xung quanh vú, có thể nguy cơ cao mẹ đang bị tắc tia sữa.
– Sữa không ra hoặc ra rất ít: Khi bị tắc ống dẫn sữa, sữa sẽ không được đẩy ra ngoài và khiến cho việc cho con bú trở nên khó khăn. Mẹ có thể thử bóp nhẹ vú để kiểm tra xem sữa có ra hay không. Nếu mẹ hút sữa thấy lượng sữa ít mà vẫn có cảm giác bầu ngực căng tức và nhiều sữa thì cũng hãy cẩn thận vì có thể mẹ bị tắc sữa.
– Đầu vú, bầu vú bị sưng tấy và đau: Khi bị tắc ống dẫn sữa, bầu ngực hoặc đầu vú của bạn sẽ bị sưng tấy và đau đớn. Điều này có thể khiến cho việc cho con bú trở nên khó chịu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu trên, cần phải kiểm tra và điều trị tắc ống dẫn sữa kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.
4. Làm thế nào để ngăn ngừa tắc tia sữa cho mẹ bỉm sau sinh?
Để giảm thiểu nguy cơ bị tắc ống dẫn sữa sau sinh, mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc và nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách. Dưới đây là những cách để ngăn ngừa tắc ống dẫn sữa cho mẹ bỉm sau sinh:
– Cho con bú đúng cách: Mẹ cần chú ý đến việc bế và cho con ti đúng cách, đặc biệt là khi bé mới sinh. Bé ti mẹ cần được đặt miệng vào đúng khớp đầu vú, bé bóp hoặc có lực hút sữa từ miệng thì sẽ giảm thiểu được nguy cơ sữa mẹ tiết ra nhiều mà bé không ăn đủ.
– Hút sữa thừa ra bên ngoài: Sau khi cho con bú hoặc khi bé không ăn hết sữa, mẹ cần hút sữa thừa ra bên ngoài để giảm thiểu áp lực lên ngực và tránh tắc ống dẫn sữa.
– Mặc đồ lót phù hợp: Mẹ cần chọn đồ lót phù hợp và thoải mái khi mang thai và cho con bú. Tránh mặc áo lót quá chật hoặc đeo địu, vật nặng đè trực tiếp lên bầu ngực.
– Giảm stress và căng thẳng: Mẹ bầu sau sinh thường nhạy cảm hơn và dễ bị căng thẳng, trầm cảm. Vì thế mẹ bầu nên chia sẻ với người thân xung quanh để luôn được giải tỏa tâm lý. Điều này sẽ giúp mẹ giảm bớt căng thẳng, tránh tắc ống dẫn sữa.
Nếu mẹ bị tắc tia sữa sau sinh, có thể áp dụng những biện pháp sau để giúp giảm đau và khắc phục tình trạng này:
– Massage ngực: Mẹ có thể tự massage ngực hoặc nhờ người thân massage nhẹ nhàng để kích thích các tuyến sữa hoạt động và giúp sữa được đẩy ra ngoài.
– Chườm nóng: Đắp nóng bằng khăn ấm hoặc túi chườm ấm để giúp sữa được lưu thông và giảm đau tức.
– Hút sữa thừa: Hãy nhớ hút sữa thừa ra bên ngoài đều đặn theo khung giờ để giảm áp lực lên ngực và tránh tắc ống dẫn sữa.
Có thể nói tắc tia sữa không phải chuyện của riêng ai. Bất cứ mẹ bỉm nào sau sinh đều có thể gặp phải tình trạng này nếu không biết các nhận biết và xử trí kịp thời.
Theo Bệnh Viện Thu Cúc
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Phim mới của Lưu Diệc Phi do Trần Kim Phi sản xuất, mối quan hệ lại gây tranh cãi Thứ Hai, 08/07/2024, 00:00
Các tin khác
- NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ BỆNH NHÂN UNG THƯ Thứ Năm, 18/01/2024, 13:00
- BÀI TẬP CHỮA RỐI LOẠN LO ÂU HIỆU QUẢ VÀ DỄ THỰC HIỆN Thứ Năm, 18/01/2024, 12:00
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ BỆNH NHÂN UNG THƯ Thứ Năm, 18/01/2024, 12:00
- Dính buồng tử cung (hội chứng Asherman) là gì và có chữa được không? Thứ Năm, 18/01/2024, 11:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Mang thai là một sự kiện có thể thay đổi tâm lý phụ nữ Thứ Ba, 16/01/2024, 23:00
- 6 giai đoạn của hôn nhân Thứ Ba, 16/01/2024, 23:00
- Khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân cho nữ giới Thứ Ba, 16/01/2024, 12:00