Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục - Bí quyết quyết gia đình hạnh phúc Thứ Sáu, 27/01/2023, 00:00
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là nhóm bệnh nguy hiểm có tỷ lệ gia tăng theo thời gian. Bệnh ảnh hưởng chất lượng sống, kéo theo hàng loạt biến chứng gây vô sinh hoặc ung thư. Vì vậy, xét nghiệm chẩn đoán lây truyền qua đường tình dục là bí quyết bảo vệ mình và bạn đời ai cũng nên làm.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì?
Bệnh lây truyền qua đường tình dục là nhóm bệnh lây truyền từ người này sang người khác qua đường quan hệ tình dục. Không phải lúc nào bệnh cũng có triệu chứng cụ thể hoặc nếu có chỉ là xuất hiện những triệu chứng nhẹ, vì vậy rất nhiều người rơi vào trường hợp bị mắc bệnh mà không hề hay biết.
Bệnh lây qua đường tình dục gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến thường gặp là:
- Do virus: HIV; Viêm gan B; HPV – nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung, sùi mào gà, mụn cóc sinh dục;
- Do vi khuẩn: Chlamydia, gardnerella, lậu, giang mai, hạ cam, u hạt bẹn hoa liễu,...
- Do nấm: Candida, nấm men;
- Do ký sinh trùng: Trùng roi, ghẻ, rận mu,...
Phương thức lây truyền bệnh qua đường tình dục
Ai cũng có nguy cơ mắc các bệnh STDs. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục với người lạ không có biện pháp phòng tránh, quan hệ với nhiều bạn tình, bạn tình mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có triệu chứng nghi ngờ.
Phương thức lây truyền chủ yếu của bệnh này là lây truyền qua đường quan hệ tình dục, lây nhiễm qua vết thương hở, có tiếp xúc với những vết lở loét; đường mẹ sang con; đường máu, sử dụng bơm kim tiêm.
Bác sĩ chỉ ra bệnh lây truyền qua đường tình dục lây truyền qua nhiều phương thức
Ngoài ra, một số trường hợp do nấm, ký sinh trùng lây nhiễm khi sử dụng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân, quần áo, hoặc chăn gối, tuy nhiên trường hợp này ít gặp hơn.
Một số triệu chứng nhận biết bệnh STDs, bạn nên cảnh giác nguy cơ bị mắc:
- Âm đạo hoặc dương vật xuất hiện dịch bất thường, có mùi hôi, khó chịu;
- Bộ phận sinh dục hoặc hậu môn có hiện tượng mẩn ngứa, nổi mụn bất thường, lở loét, chảy dịch;
- Đi tiểu nhiều, tiểu rát, tiểu buốt, đau tức bộ phận sinh dục;
Tuy nhiên, để xác định có mắc các bệnh STDs hay không, bạn nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán để có kết quả chính xác nhất.
Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục – Bí quyết bảo vệ hạnh phúc gia đình
Chủ động thăm khám, phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục là bí quyết bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nếu có nghi ngờ mắc một trong số những triệu chứng bất thường, bạn nên thăm khám để phát hiện nguyên nhân tránh những biến chứng. Vì vậy, để giúp các cặp đôi chủ động bảo vệ sức khỏe, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC triển khai xây dựng các Gói khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục với mức chi phí hợp lý nhất.
Xét nghiệm bệnh STDs – bí quyết giữ gìn hôn nhân hạnh phúc
Từ nay đến hết 31/12/2020, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giảm tới 15% chi phí Gói khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục tổng quát và cơ bản, bao gồm đầy đủ các hạng mục khám, xét nghiệm chẩn đoán dành cho cả nam và nữ giới.
- Khám chuyên khoa Sản phụ khoa, Nam khoa
- Xét nghiệm HPV, xét nghiệm soi tười khí hư - dịch niệu đạo;
- Xét nghiệm 9 tác nhân lây truyền qua đường tình dục: Chlamydia, Herpes, Lậu cầu,... Đây là xét nghiệm quan trọng, giúp xác định nguyên nhân, để giúp bác sĩ chẩn đoán, có biện pháp điều trị phù hợp nhất, hạn chế tình trạng viêm nhiễm kéo dài, có thể gây ra vô sinh.
- Xét nghiệm HIV, giang mai, viêm gan B, viêm gan C: Đặc biệt với đối tượng phụ nữ có thai thì cho phép quản lý bệnh, tránh lây truyền bệnh cho con khi chào đời.
Theo Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- 10 lợi ích sức khỏe của quan hệ tình dục Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Ngại dùng nhà vệ sinh công cộng vì sợ bệnh lây qua đường tình dục: Bác sĩ nói gì? Thứ Sáu, 13/01/2023, 00:00
- Bệnh tình dục tăng do hẹn hò trực tuyến Thứ Sáu, 13/01/2023, 00:00
- Quan hệ đường hậu môn có gây bệnh trĩ? Thứ Tư, 11/01/2023, 00:00
- Thời điểm nào cần đi khám vô sinh hiếm muộn? Thứ Tư, 11/01/2023, 00:00
- Nghiện thủ dâm có phải bệnh? Thứ Tư, 11/01/2023, 00:00
- Gãy dương vật do quan hệ sai tư thế Thứ Tư, 11/01/2023, 00:00
- Mắc bệnh sau quan hệ tình dục sớm Thứ Tư, 11/01/2023, 00:00
- Virus HPV có thể gây ra những bệnh gì? Thứ Ba, 10/01/2023, 00:00
- Số lượng tinh trùng bình thường trong kết quả phân tích tinh dịch Thứ Ba, 10/01/2023, 00:00
- Kinh nguyệt ra nhiều có nguy hiểm không? Thứ Ba, 10/01/2023, 00:00
- Uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau quan hệ 10 tiếng có thai không? Thứ Ba, 10/01/2023, 00:00
- Bé trai 18 tháng tuổi mắc giang mai Thứ Ba, 10/01/2023, 00:00