Vòi trứng là gì? Tổng hợp những bệnh lý thường gặp nhất Thứ Năm, 19/10/2023, 13:00
Vòi trứng là một bộ phận sinh sản quan trọng của người phụ nữ. Tuy nhiên luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây vô sinh mà ít người biết đến.
1. Đau ở vòi trứng
- Vòi trứng hay buồng trứng là một phần quan trọng của hệ thống sinh sản nữ . Vai trò của chúng là sản xuất các hormone estrogen , điều hòa kinh nguyệt và rụng trứng mỗi tháng để thụ tinh.
- Đau ở vòi trứng có thể là cấp tính hoặc mạn tính . Đau buồng trứng cấp tính xảy ra nhanh chóng (trong vài phút hoặc vài ngày) và biến mất trong một khoảng thời gian ngắn. Đau buồng trứng mạn tính thường bắt đầu từ từ. Sau đó, nó kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn.
- Đau vòi trứng có thể liên tục và ngắt quãng. Nó có thể trở nên tồi tệ hơn khi vận động mạnh như tập thể dục hoặc đi tiểu.
- Các phương pháp bác sĩ sử dụng để chẩn đoán đau buồng trứng sẽ khác nhau. Họ sẽ dựa trên nguyên nhân nghi ngờ. Kết hợp với các xét nghiệm chẩn đoán, chẳng hạn như siêu âm và các loại hình ảnh khác để kết luận chính xác về tình trạng của bạn.
- Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi thường gặp nhất về vòi trứng và khả năng ảnh hưởng của chúng đến sinh sản.
2. Nguyên nhân viêm vòi trứng là gì?
2.1. Thói quen quan hệ tình dục
- Do việc bất cẩn trong quan hệ mà nhiều người bị lây nhiễm các vi khuẩn, virus gây bệnh. Việc quan hệ không an toàn, không dùng biện pháp tránh thai, quan hệ bừa bãi cũng là nguyên nhân chính gây viêm vòi trứng. Các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào âm đạo và di chuyển lên vòi trứng làm ổ và gây bệnh tại chỗ.
2.2. Do nhiễm chéo ở các cơ quan khác
- Âm đạo, tử cung và buồng trứng thường bị viêm nhiễm chéo cho nhau. Nếu bạn không điều trị dứt điểm thì nguy cơ lây lan sang các cơ quan lân cận rất cao.
2.3. Khả năng bảo vệ vùng kín chưa chuẩn khoa học
- Vùng kín là nơi dễ bị viêm nhiễm vì nơi đó có nhiều vi khuẩn xâm lấn. Môi trường ẩm ướt, có mùi và kín là nơi thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển.
- Việc chăm sóc và bảo vệ vùng kín là cần thiết. Hệ sinh sản như một khoang thông với nhau, bảo vệ tất cả sẽ giúp bạn có một sức khỏe sinh sản tuyệt vời.
2.4. Phá thai kém chất lượng
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn và chuyên môn bác sĩ không cao là nguyên nhân gây viêm vòi trứng. Vì vậy, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai lần sau. Nguy hiểm hơn, có thể gây hiếm muộn cho nữ giới.
3. Ứ dịch vòi trứng có gây vô sinh không?
- Ứ dịch vòi trứng là hiện tượng dịch nhầy ứ đọng làm ùn tắc và gây ra viêm nhiễm khu vực xung quanh đó. Bệnh này là nguyên nhân phổ biến gây hiếm muộn ở phụ nữ.
- Việc ứ dịch vòi trứng làm ngăn cản sự gặp nhau giữa tinh trùng và trứng mới chín. Điều này dẫn đến không thụ thai được và gây vô sinh, hiếm muộn.
- Tình trạng này không sớm xử lý sẽ dẫn đến một hệ quả vô sinh không điều trị được. Nếu việc quan hệ vợ chồng bình thường mà bạn vẫn chưa mang bầu. Hãy đi siêu âm và thăm khám chức năng buồng trứng của bạn cẩn thận, có thể nó là nguyên nhân.
4. Tắc vòi trứng vẫn có thai được không? Ảnh hưởng kinh nguyệt không?
- Tắc vòi trứng thường được phát hiện do kinh nguyệt không đều hoặc tắc kinh. Tuy nhiên không phải cứ tắc thì sẽ không có kinh nguyệt, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác.
- May mắn nhất, trong trường hợp bạn chỉ bị tắc một bên và bên kia các chức năng hoàn toàn bình thường. Lúc này, khả năng thụ thai của bạn vẫn có, chỉ giảm đi chút so với bình thường và bạn vẫn có thể mang thai.
- Nếu bạn bị tắc cả hai bên, bạn vẫn có kinh nguyệt khoảng 50% không thường xuyên. Các nang trứng vẫn được phát triển và rụng đúng kỳ, không bị cản trở bởi nút tắc. Việc thụ thai của bạn vẫn bình thường và xác suất mang thai vẫn khá cao.
- Bạn bị tắc hai bên vòi trứng và không có dấu hiệu của kinh nguyệt thì nguy cơ cao bạn sẽ không có khả năng thụ thai.
5. Chụp vòi trứng có đau không?
- Phương pháp thường dùng để chụp vòi trứng và tử cùng là dùng tia X. Đây cũng là phương pháp đơn giản để chẩn đoán khả năng sinh sản của phụ nữ.
- Chụp tử cung vòi trứng xong có thai không? Là câu hỏi mà nhiều phụ nữ lo lắng. Sẽ xuất hiện những cơn đau co thắt ở tử cung và buồng trứng. Nó sẽ kéo dài trong vòng dưới mười phút. Cảm giác này sẽ gây khó chịu cho chị em, ngay kể cả khi đã chụp xong. Bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc giảm đau cho bạn nếu sức chịu đựng của bạn chưa tốt.
- Chụp tử cung vòi trứng xong có thai không? Câu trả lời là vẫn thụ thai được bình thường. Việc chụp tử cung, vòi trứng được chứng mình không tác động đến sự thụ thai ở phụ nữ.
6. Tắc vòi trứng có biểu hiện gì cảnh báo nguy hiểm không?
Tắc vòi trứng sẽ có một số biểu hiện đặc trưng dưới đây, bạn hãy ghi nhớ nhé:
- Khó mang thai: vòi trứng có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thụ thai. Là nơi để tinh trùng di chuyển đến gặp trứng và sự làm tổ sau khi thụ tinh của trứng ở tử cung.
- Đau bụng: Là biểu hiện phổ biến khi tắc vòi trứng, cảm giác cứng ở bụng, đầy hơi, nặng bụng, buồn tiểu...
- Kinh nguyệt thất thường: có thể do nhiều nguyên nhân như tâm lý, stress, chế độ sinh hoạt, nội tiết tố, mất cân bằng hormon...
- Một số biểu hiện khác như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, khó chịu và đau buốt khi quan hệ vợ chồng,….
7. Khi bị tắc vòi trứng nên ăn gì ?
Dưới đây là một số thực phẩm hỗ trợ bạn khi tắc vòi trứng. Tuy nhiên, những loại này chỉ hỗ trợ mà không có tác dụng điều trị.
7.1. Tỏi
Tỏi có vai trò là chất kháng khuẩn, chống viêm, thông đều khí huyết, loại bỏ nội độc tố.
7.2. Khoai lang
Khoai lang là nguồn tinh bột tốt cho sức khỏe mỗi người. Chúng có khả năng tiêu chất nhầy, làm mát, loại bỏ chất độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
7.3. Quế, ớt, gừng
Nhóm này được gọi chung là nhóm mang tinh dầu cay nóng. Vị cay nóng sẽ giúp khí huyết được lưu thông. Vì vậy, nó được dùng trong chữa viêm tắc vòi trứng. Tuy nhiên, không được lạm dụng chúng nhiều vì dễ bị nhiệt và táo bón.
8. Thắt vòi trứng có ảnh hưởng gì không?
Công nghệ y học hiện đại có rất nhiều biện pháp tránh thai hiệu quả. Một trong những cách được dùng phổ biến là thắt vòi trứng. Biện pháp này hiện được xem là khá an toàn cho tránh thai. Tuy nhiên, nó sẽ tiềm ẩn những nguy cơ không tốt cho sức khỏe phụ nữ:
- Dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa là những biểu hiện xuất hiện sớm sau khi thực thủ thuật. Tuy nhiên, chúng sẽ sớm giảm dần và mất hẳn trong vòng 1 tuần.
- Rối loạn kinh nguyệt và rối loạn nội tiết tố nữ: đây là biểu hiện lâu dài sau khi thắt vòi trứng. Sự mất cân bằng hormon estrogen làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và các biểu hiện của mãn kinh xuất hiện sớm hơn như: dễ cáu, dễ béo phì, nhiều mô mỡ, da bớt hồng hào,…
- Bạn không thể mang thai được nữa. Vì vậy nó không khác gì vô sinh khi có mong muốn thêm một đứa con. Vì vậy, việc thắt vòi trứng cần được cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng.
- Chủ quan trong phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục. bạn sẽ không dùng bao khi quan hệ, nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao. Vì vậy, các bệnh phụ khoa từ đó cũng bị tăng lên nhanh chóng và ở mức độ nguy hiểm hơn.
Nguồn Samya.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Cách phân biệt sản dịch bình thường và sản dịch có dấu hiệu nguy hiểm Thứ Năm, 19/10/2023, 11:00
- Dưới đây là 4 Cách Phân Biệt Máu Kinh Và Dấu Hiệu Mang Thai Thứ Sáu, 13/10/2023, 14:00
- Dấu hiệu viêm phụ khoa nặng – nhẹ và giải pháp khắc phục Thứ Sáu, 13/10/2023, 13:00
- 8 dấu hiệu cho thấy tỷ lệ Estrogen thấp ở phụ nữ, không thể coi thường Thứ Sáu, 13/10/2023, 12:00
- Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc giảm đau hay không? Thứ Năm, 12/10/2023, 15:00
- Cẩn thận với chứng đau nửa đầu khi có kinh nguyệt Thứ Năm, 12/10/2023, 14:00
- Những động tác Yoga giúp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả Thứ Năm, 12/10/2023, 13:00
- Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu? Có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- Đau bụng kinh uống nước dừa có tốt không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- 10 dấu hiệu bạn thường gặp khi đến thời kỳ mãn kinh Thứ Sáu, 06/10/2023, 16:00
- [CẢNH BÁO] Thiếu máu sau sinh nguy cơ hậu sản bà bầu cần đọc ngay Thứ Sáu, 06/10/2023, 15:00
- Sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không - chuyên gia giải đáp Thứ Sáu, 06/10/2023, 14:00