Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc giảm đau hay không? Thứ Năm, 12/10/2023, 15:00
Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc là điều mà các chị em quan tâm. Bởi những cơn đau khi đến tháng khiến chị em khó chịu, mệt mỏi. Tuy nhiên, đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc không?
Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc không?
Theo bác sĩ , đau bụng kinh kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như co thắt quá mức của cơ tử cung, dính lòng tử cung, dấu hiệu cảnh báo cơ thể chị em đang mắc phải một số bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, viêm tắc vòi trứng…
Khi đau bụng kinh chị em sẽ gặp những cơn đau ở vùng bụng dưới, có lúc đau âm ỉ, có lúc lại dữ dội tùy vào cơ địa của mỗi người. Chính vì thế đã rất nhiều chị em muốn “cầu cứu” tới thuốc giảm đau để nhanh chóng cải thiện tình trạng của mình.
Vậy, khi bị đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc không? Theo bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa Đông y Việt Nam, thuốc giảm đau bụng kinh là những thuốc có tác dụng giảm đau nhanh, ngưng cơn đau bụng kinh, giảm tình trạng co thắt tử cung hiệu quả. Đồng thời thuốc giúp người bệnh tỉnh táo, khắc phục triệu chứng khó chịu như chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, cơn đau bụng dưới.
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm thuốc giảm đau bụng kinh được phân phối trên thị trường. Chị em chỉ cần ra hiệu thuốc hỏi thuốc giảm đau bụng kinh là sẽ được bác sĩ tư vấn cho những loại thuốc nhất định. Có thể kể đến như: Aspirin, thuốc giảm đau bụng kinh Dolfenal, thuốc Alverin, Khang nữa đan (thành phần thảo dược), thuốc Hyoscinum…
Các thuốc này không chỉ có tác dụng giảm đau bụng kinh mà còn khắc phục tình trạng đau khác như đau đầu, đau răng, sốt… Tuy nhiên, thuốc giảm đau thường chỉ có công dụng giảm đau tức thời, tạm thời. Nếu bạn sử dụng quá nhiều, lạm dụng sẽ gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc. Kết quả là cứ mỗi lần hành kinh là bạn đều phải sử dụng thuốc để khắc phục. Việc lạm dụng thuốc như vậy sẽ gây ra một số tác dụng phụ lên thận, gan, dạ dày như viêm loét dạ dày, độc gan và thận…
Chưa kể, hiện có một số thuốc giảm đau bụng kinh là thuốc tránh thai. Khi sử dụng thuốc tránh thai quá thường xuyên sẽ khiến cho nội mạc tử cung bị mỏng, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em sau này. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch, mỡ máu.
Vì vậy, thuốc giảm đau dù được xem là giải pháp hữu hiệu, nhưng nó chỉ mang tính chất tạm thời. Nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng của chị em.
Đau bụng kinh kéo dài phải làm sao?
Đau bụng kinh kéo dài không đơn giản là chỉ do sự co thắt tử cung quá mức mà nó còn là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Mà những bệnh lý này sẽ ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh sản của chị em sau này.
Chính vì thế, chị em cần phải được thăm khám cẩn thận, cụ thể để biết được rõ nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát hay nguyên phát. Từ đó sẽ có những phương pháp khắc phục phù hợp và an toàn cho chị em. Chị em tuyệt đối không được sử dụng thuốc giảm đau khi bị đau bụng kinh kéo dài mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, chị em cũng cần đặc biệt lưu ý tránh tiếp xúc lạnh hoặc sử dụng một số mẹo dân gian như: Lá trầu không, dùng nước đỗ đen, nghệ tươi, rau má để làm giảm tình trạng này hiệu quả.
Ngoài ra, chị em cũng có thể chườm nóng phần bụng dưới đơn giản, uống trà gừng, nước gừng tươi, ăn chuối chín, tránh đồ chua, đồ có tính hàn… để khắc phục chứng đau bụng kinh hiệu quả và an toàn.
Nguồn Samya.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Cẩn thận với chứng đau nửa đầu khi có kinh nguyệt Thứ Năm, 12/10/2023, 14:00
- Những động tác Yoga giúp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả Thứ Năm, 12/10/2023, 13:00
- Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu? Có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- Đau bụng kinh uống nước dừa có tốt không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- 10 dấu hiệu bạn thường gặp khi đến thời kỳ mãn kinh Thứ Sáu, 06/10/2023, 16:00
- [CẢNH BÁO] Thiếu máu sau sinh nguy cơ hậu sản bà bầu cần đọc ngay Thứ Sáu, 06/10/2023, 15:00
- Sau sinh ngồi nhiều có bị sa tử cung không - chuyên gia giải đáp Thứ Sáu, 06/10/2023, 14:00
- Đừng tin vào 6 điều này khi nói về khả năng mang thai của phụ nữ Thứ Sáu, 06/10/2023, 14:00
- [CẨN THẬN] 7 Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ, căn bệnh khó lường Thứ Sáu, 06/10/2023, 11:00
- Bệnh lậu: nguy cơ tiềm ẩn gây vô sinh Thứ Năm, 05/10/2023, 15:00
- Mụn cóc sinh dục và những biến chứng nguy hiểm cần lưu ý Thứ Năm, 05/10/2023, 13:00
- Sưng âm đạo khi mang thai nguy hiểm như thế nào? Thứ Năm, 05/10/2023, 13:00