Tinh trùng và khả năng thụ thai Chủ Nhật, 09/03/2014, 00:00
Sự mang thai bắt đầu khi một tế bào sinh dục nam (tinh trùng) kết hợp với một tế bào sinh nữ (trứng hay noãn) để tạo thành một tế bào mới và duy nhất (hợp tử).
Trứng và tinh trùng đều khác với mọi tế bào trong cơ thể con người, vì chúng chỉ mang một nửa tính di truyền. Trong khi các tế bào khác có 23 đôi hay tổng số 46 nhiễm sắc thể, thì trứng và tinh trùng chỉ có 23 nhiễm sắc thể vì một nửa nhiễm sắc thể của người mẹ và một nửa nhiễm sắc thể còn lại của người cha do đó con người mới ra đời giống cả bố và mẹ, nhưng không hoàn toàn giống một trong hai người. Hơn nữa, các gien mang nhiễm sắc thể lại khác nhau từ trứng này sang trứng khác và từ tinh trùng này sang tinh trùng khác. Ðây là lý do tại sao người anh và người chị thường nhìn khác nhau đến như vậy. Nhưng trước khi chúng ta có thể nhận thức được đặc tính di truyền tạo ra mỗi đứa trẻ như thế nào, chúng ta phải biết về trứng và tinh trùng nhiều hơn nữa cùng với cách chúng tìm đến và kết hợp với nhau như thế nào.
Tinh trùng
Là tế bào sinh sản của nam, có kích thước 65 – 70 µm.
Cấu tạo của tinh trùng gồm 3 phần là: đầu, thân và đuôi.
Đầu: có hình bầu dục, trong đầu ở phía trước có nhiễm sắc thể (NST). NST chứa tất cả các thông tin di truyền, đó là phần đóng góp của người bố cho đứa con tương lai. Sau NST là một nhân to, có vai trò quan trọng trong qua trình thụ thai.
Thân: được cấu tạo ở giữa là 1 dây trụ, hai bên là hai dây xoắn ốc. Giữa đầu và thân là trung thể hay cổ tinh trùng.
Hàng ngày có khoảng 120 triệu hàng triệu con tinh trùng được sản xuất ra, chúng trưởng thành trong mào tinh hoàn. Tinh trùng có thể cần tới năm tuần để trưởng thành, khi đã trưởng thành thì tinh trùng di chuyển về hai túi chứa gọi là túi tinh. Ở đó chúng được trộn lẫn với chất dịch.
Tinh trùng lấy từ ống sinh tinh hoặc phần đầu của mào tinh hoàn không có khả năng vận động và không thể thụ tinh với noãn. Sau khi tinh trùng ở trong mào tinh hoàn 18-24h, chúng sẽ có khả năng vận động mạnh cho đến khi chúng được phóng vào đường sinh dục nữ. Sau khi được tạo thành ở ống sinh tinh, tinh trùng cần một số ngày để di chuyển qua 6m chiều dài của ống mào tinh hoàn. Năng lượng cung cấp cho sự chuyển động này lấy từ ATP được tổng hợp ở ty lạp thể có nhiều ở phần thân của tinh trùng.
Tinh trùng là những tế bào di chuyển rất năng động, chúng có thể tìm đường lên tận các vòi trứng. Tuy nhiên chúng chỉ di chuyển trong chất dịch gọi là tinh dịch, tốc độ di chuyển của nó là 1,5 – 2,5 mm/ phút. Nếu cổ tử cung làm cho lối vào dễ dàng thì tinh trùng sẽ tới được vòi trứng rất nhanh, chúng chỉ mất khoảng 90’, là có thể đến được điểm đích của chúng.
Khi phóng tinh, tinh trùng được đẩy từ ống dẫn tinh qua niệu đạo ra khỏi dương vật. Tinh trùng chỉ chiếm 1% tinh dịch, nhưng mỗi lần phóng tinh, tinh dịch mang theo từ 100 đến 600 triệu tế bào sinh sản nam này. Số lượng tinh dịch mỗi lần phóng tinh là 2-4 ml. Tỷ lệ hoạt động của tinh trùng lúc mới phóng tinh là 80% và nó có thể sống bên trong tử cung và vòi trứng trong khoảng 3 ngày.
Nếu người đàn ông không phóng tinh thì các tinh trùng cũ sẽ bị tiêu huỷ và thay thế bằng những tinh trùng mới, không phóng tinh sẽ chẳng có hại gì đối với sức khoẻ của người đàn ông.
Tinh dịch
Tinh dịch là dịch được phóng ra trong khi hoạt động tình dục. Tinh dịch là một hỗn hợp dịch bao gồm dịch từ ống dẫn tinh (chiếm 10% tổng thể tích), dịch túi tinh (60%), dịch tuyến tiền liệt (30%) và một lượng nhỏ từ các tuyến niêm mạc dặc biệt là tuyến hành niệu đạo.
Với một lượng lớn và lại được phóng ra cuối cùng, dịch túi tinh có tác dụng đẩy tinh trùng ra khỏi ống phóng tinh và niệu đạo.
Độ pH trung bình của tinh dịch là 7,5. Với độ pH hơi kiềm này, tinh dịch sẽ trung hòa bớt tính chất acid của dịch âm đạo, tạo môi trường thích hợp cho tinh trùng hoạt động.
Trong ống sinh tinh, tinh trùng có thể sống vài tuần nhưng khi đã được phóng ra ngoài, đời sống tối đa chỉ từ 24-48h. Với nhiệt độ thấp, chuyển hoá giảm nên thời gian sống của tinh trùng kéo dài hơn.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Các nguy cơ khi phá thai Thứ Bẩy, 08/03/2014, 00:00
- Các biện pháp phá thai Thứ Sáu, 07/03/2014, 00:00
- Những điều cần biết về ốm nghén khi mang thai Thứ Năm, 06/03/2014, 00:00
- Tình yêu, hôn nhân và sinh đẻ của những người bị viêm gan B Thứ Tư, 05/03/2014, 00:00
- Phá thai bằng thuốc Thứ Ba, 04/03/2014, 00:00
- Cấu tạo cơ quan sinh dục ngoài ở nữ Thứ Hai, 03/03/2014, 00:00
- Sự phát triển của vú Chủ Nhật, 02/03/2014, 00:00
- Cấu tạo cơ quan sinh dục nam (tiếp theo) Thứ Bẩy, 01/03/2014, 00:00
- Cấu tạo cơ quan sinh dục nam Thứ Sáu, 28/02/2014, 00:00
- Các biện pháp tránh thai tự nhiên Thứ Năm, 27/02/2014, 00:00
- Dụng cụ tử cung Thứ Tư, 26/02/2014, 00:00
- Triệt sản Thứ Ba, 25/02/2014, 00:00