Dụng cụ tử cung Thứ Tư, 26/02/2014, 00:00
Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) thường được gọi là vòng vì trước đây nó có hình vòng tròn hay hình bánh xe. Nó có tác dụng không cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Hiệu quả tránh thụ thai đạt 95-97%. Đây là biện pháp tránh thai phù hợp với những phụ nữ đã có một con hoặc đã có đủ số con mong muốn. Dụng cụ tử cung không phòng tránh được bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Trước khi đặt dụng cụ tử cung (DCTC), cần đo buồng tử cung để chọn cỡ vòng vừa. Vòng quá to sẽ bị tống ra do tử cung co bóp, gây đau bụng, rong kinh. Vòng quá nhỏ có thể rơi ra ngoài hoặc tụt xuống, không chạm đáy tử cung, dẫn đến thụ thai.
Nếu dụng cụ tử cung được sử dụng và đặt một cách thận trọng cho các phụ nữ chỉ có quan hệ một vợ một chồng thì sẽ là một trong cách tránh thai hiệu quả nhất sẵn có cho phụ nữ.
Dụng cụ tử cung được đặt vào tử cung người dùng trong khi có kinh, khi đó cổ tử cung có phần giãn ra làm cho việc đặt dụng cụ tử cung được dễ dàng hơn. Dây dụng cụ tử cung nối với đầu của dụng cụ được cắt ngắn để thò 2-4cm tính từ lỗ cổ tử cung. Hầu hết phụ nữ dung nạp tốt qui trình đặt dụng cụ tử cung, có thể cho trước khi đặt một liều 500mg naproxen hoặc 800mg ibuprofen để giảm bớt sự khó chịu do việc đặt dụng cụ tử cung gây ra. Một số phụ nữ bị chảy máu trong mấy ngày, thấy đau bụng hay đau lưng sau khi đặt dụng cụ tử cung. Những triệu trứng này giảm dần theo thời gian và với việc sử dụng những thuốc ức chế prostaglandin. Trong mấy tháng đầu có thể ra máu thấm giọt giữa các lần có kinh nguyệt và có thể có kinh nhiều hơn. Vị trí của dụng cụ tử cung cần được kiểm tra sau khi đặt một tháng. Trong lần khám này phần lớn các tác dụng phụ lớn sẽ giảm hẳn.
Chống chỉ định
Những người bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục, có tiền sử chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân và ung thư cơ quan sinh dục không được dùng dụng cụ tử cung. Người dùng dụng cụ tử cung cũng không được có bệnh để không đưa được một vật lạ vào cơ thể, ví dụ như viêm màng trong tim bán cấp, viêm cầu thận, suy thận, sa van hai lá hoặc mất miễn dịch. Lý tưởng là những người dùng dụng cụ tử cung không được có các yếu tố nguy cơ sau: có nhiều bạn tình, có tiền sử mắc bệnh viêm khung chậu, có nguy cơ mắc bệnh lậu hoặc chlamydia, chưa chửa đẻ lần nào, có tiền sử vô sinh, kinh nguyệt nhiều và đau.
Những người đặt dụng cụ tử cung cần có khả nǎng (về mặt tinh thần) phát hiện và báo cáo về bất cứ nhiễm khuẩn nào liên quan đến dụng cụ tử cung, tuột dụng cụ tử cung có khả năng có thai hoặc sự xuất hiện của kỳ kinh ra nhiều không bình thường. Những phụ nữ có tử cung to hoặc đã có con, chỉ có một bạn tình là những người rất phù hợp với dụng cụ tử cung, bởi vì chúng có thể đặt được dễ dàng, tỷ lệ tuột dụng cụ tủe cung thấp và thường không bị viêm khung chậu.
Tác dụng phụ và tai biến
Các vấn đề phổ biến nhất của dùng dụng cụ tử cung là ra máu thấm giọt (10-15% số người dùng), kinh nguyệt nhiều, chảy máu giữa các kỳ kinh, điều này có dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt. Những vấn đề khác bao gồm: tuột dụng cụ tử cung (5-25% số người dùng trong năm đầu, sau đó hiếm xảy ra) chuyển vị trí trong tử cung, trở thành cố định trong nội mạc lử cung và làm thủng dạ con.
Tai biến nghiêm trọng nhất là dụng cụ tử cung có thể đẫn đến viêm khung chậu. Nhiều nghiên cứu kỹ đã xác định là nguy cơ bị bệnh viêm khung chậu tăng (VKC), lúc đầu phát triển chậm và có thể tiến triển tới viêm nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung và đôi khi áp buồng trứng - vòi trứng. Bệnh này thể hiện như hội chứng tiền kinh nguyệt (phù nề, ra máu giọt), khí hư có mùi hôi, ớn lạnh, chán ǎn, đau nhiều ở bụng dưới hoặc vô sinh. Có thể điều trị bệnh ngoại trú bệnh VKC ở những giai đoạn đầu bằng ceftriaxone, doxycycline, azithromycin và metronidazole trong những trường hợp nặng hơn. Nếu nghi ngờ một người dùng dụng cụ tử cung bị VKC thì phải tháo dụng cụ tử cung ngay. Cũng như các phương pháp tránh thai khác, trước khi đặt dụng cụ tử cung cần cân nhắc thận trọng và lợi ích của phương pháp này đối với người dùng. Theo dõi cẩn thận vấn đề thường có thể ngăn ngừa được bệnh VKC và các tai biến của bệnh này.
Trước khi đặt vòng, người phụ nữ cần chữa lành các viêm nhiễm hoặc u tử cung. Sau khi sạch kinh 2-3 ngày, sau khi đẻ sáu tuần mới được đặt. Sau đó, cần kiêng giao hợp trong hai tuần, tránh ngâm mình xuống nước, hàng ngày làm vệ sinh đầy đủ. Có như vậy mới ít bị tai biến. Việc đặt và tháo vòng cần được tiến hành bởi nhân viên y tế.
Kiểm tra dụng cụ tử cung
Đôi lúc vòng tránh thai có thể bị tuột ra, đặc biệt trong một vài tháng đầu sau khi đặt hay trong thời kì kinh nguyệt. Dụng cụ tử cung có thể bị tuột ra ngoài mà người phụ nữ không cảm nhận được.
Bạn nên kiểm tra xem dụng cụ tử cung có còn có ở vị trí không:
Tuần một lần trong tháng đầu sau khi đặt vòng.
Thỉnh thoảng sau thời kì kinh nguyệt dụng cụ tử cung có thể ra ngoài cùng với máu kinh.
Cách kiểm tra dụng cụ tử cung
Rửa tay sạch sẽ
Ngồi xổm
Đưa một hay hai ngón tay trỏ vào trong âm đạo của mình càng sâu càng tốt cho đến khi cảm thấy được các dây. Đến trung tâm dịch vụ sức khoẻ nếu cảm thấy dụng cụ tử cung có thể đã ra khỏi vị trí.
Không nên kéo các sợi dây vì có thể làm cho dụng cụ tử cung kéo ra khỏi vị trí
Rửa lại tay sạch sẽ
Nếu đặt vòng sau khi sinh, các dây không phải luôn thò xuống qua cổ tử cung vì lúc đó tử cung đang giãn to.
Vòng tránh thai thường được sử dụng với những phụ nữ đã có một con hoặc đã có đủ số con mong muốn.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Triệt sản Thứ Ba, 25/02/2014, 00:00
- Thuốc diệt tinh trùng Thứ Hai, 24/02/2014, 00:00
- Thuốc cấy tránh thai Norplant Chủ Nhật, 23/02/2014, 00:00
- Thuốc tiêm tránh thai DMPA Thứ Bẩy, 22/02/2014, 00:00
- Thuốc tránh thai khẩn cấp Thứ Sáu, 21/02/2014, 00:00
- Thuốc uống tránh thai đơn thuần Thứ Năm, 20/02/2014, 00:00
- Thuốc uống tránh thai phối hợp Thứ Tư, 19/02/2014, 00:00
- Thuốc uống tránh thai Thứ Ba, 18/02/2014, 00:00
- Màng ngăn âm đạo Thứ Hai, 17/02/2014, 00:00
- Những thay đổi về sinh lý tuổi dậy thì ở bạn gái Chủ Nhật, 16/02/2014, 00:00
- Dinh dưỡng cho bạn gái khi đến tuổi dậy thì Thứ Bẩy, 15/02/2014, 00:00
- Những thay đổi về sinh lý tuổi dậy thì ở bạn nam Thứ Sáu, 14/02/2014, 00:00