Tìm hiểu về phá thai an toàn Thứ Bẩy, 13/04/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
Trong trường hợp nhiều trường hợp bạn nữ có thai ngoài ý muốn hoặc thai nhi bị dị tật cần phải chấm dứt thai kỳ. Bài viết sau giúp bạn tìm hiểu những phương pháp đình chỉ thai nghén (phá thai) an toàn
1. Phá thai an toàn là gì ?
- Phá thai là sự kết thúc thai nghén bằng cách chủ động loại bỏ hay lấy phôi/ thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Các thuật ngữ khác: chấm dứt thai kỳ, đình chỉ thai nghén, gây sẩy thai, phá thai có chỉ định y khoa.
- Phá thai là chủ động sử dụng các phương pháp khác nhau để chấm dứt thai trong tử cung cho thai đến hết 22 tuần tuổi.
- Có nhiều phương pháp phá thai có thể sử dụng như dùng thuốc, hút thai... tùy thuộc vào độ tuổi của thai mà người ta lựa chọn phương pháp phù hợp.
- Phá thai an toàn là phương pháp chấm dứt thai nghén do người cung cấp dịch vụ được đào tạo, có kỹ năng tốt thực hiện tại cơ sở y tế đạt chuẩn với đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ trong môi trường vệ sinh đảm bảo. Phá thai an toàn sẽ hạn chế được tối đa các tai biến và biến chứng.
2. Trường hợp nào cần chấm dứt thai kỳ?
- Có thai ngoài ý muốn: chiếm đa số, tại Việt Nam cho phép thai nhi đến hết 22 tuần tuổi.
- Thai nhi bất thường (dị tật bẩm sinh phát hiện khi khám sàng lọc trước sinh).
- Mẹ có nguy cơ cao ảnh hưởng tính mạng khi mang thai.
3. Các phương pháp phá thai an toàn
3.1. Phá thai 3 tháng đầu:
Là các phương pháp chấm dứt thai nghén đối với thai từ 6 tuần đến hết 12 tuần, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. Có hai lựa chọn:
* Phá thai bằng thuốc:
- Là phương pháp dùng phối hợp hai loại thuốc là Mifepristone và Misoprotol để chấm dứt thai nghén.
- Chỉ được thực hiện đối với thai 7 tuần trở xuống, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
- Thuốc phá thai sẽ làm cho thai ngừng phát triển và gây co bóp dạ con để đẩy thai ra ngoài như bị sẩy thai.
- Có hiệu quả chấm dứt thai nghén tới 96 - 98%.
Sử dụng thuốc là biện pháp can thiệp không xâm lấn chỉ dùng cho thai kỳ dưới 7 tuần tuổi
* Hút thai:
- Là một thủ thuật sử dụng dụng cụ hút chân không để chấm dứt thai nghén.
- Được thực hiện đối với thai từ 6 tuần đến hết 12 tuần, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
- Thai trong buồng tử cung được hút ra ngoài qua ống hút vào một bơm hút.
- Có hiệu quả chấm dứt thai nghén đến 98%.
3.2. Phá thai ba tháng giữa bằng thủ thuật:
- Đây là phương pháp phá thai dùng cả thuốc và dụng cụ để chấm dứt thai nghén.
- Được thực hiện đối với thai từ 13 tuần đến 18 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.
- Trường hợp phá thai 3 tháng giữa có nguy cơ gặp tai biến trong quá trình phá thai cao hơn khi phá thai ba tháng đầu.
4. Bạn sẽ làm gì trước khi phá thai?
Bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, kiểm tra sức khỏe và tình trạng thai nghén. Tại đây, bạn được nhân viên y tế:
- Hỏi một số câu hỏi về sức khỏe và hoàn cảnh riêng của bạn, giúp bạn cân nhắc quyết định phá thai và chọn phương pháp phá thai phù hợp.
Tùy theo tuổi thai sẽ có phương pháp phá thai thích hợp khác nhau. Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng với chu kỳ kinh đều (với chu kỳ kinh không đều, tuổi thai có thể xác định bằng khám lâm sàng hoặc siêu âm).
- Giải thích về quá trình phá thai và tư vấn cách chăm sóc sau phá thai cũng như sử dụng biện pháp tránh thai sau phá thai.
- Giải thích về các phương pháp giảm đau mà bạn sẽ được sử dụng.
- Chỉ định bạn làm một số xét nghiệm, siêu âm cần thiết.
- Yêu cầu bạn ký vào bản cam kết phá thai.
Lúc này bạn có thể thấy rất hồi hộp vì không biết điều gì sẽ xảy ra, vì vậy, bạn nên có người yêu, bạn bè đi cùng động viên, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn trong quá trình phá thai. Bạn nên thư giãn, hít thở sâu và có thể nói chuyện với người thân để cảm thấy bình tĩnh hơn. Nếu có bất kỳ điều gì còn e ngại hay thắc mắc bạn nên chia sẻ và hỏi cán bộ y tế.
5. Quá trình phá thai sẽ diễn ra như thế nào?
5.1. Phá thai bằng thuốc:
- Tại cơ sở y tế, bạn sẽ được uống thuốc để làm cho thai ngừng phát triển. Sau đó bạn có thể về nhà.
- Sau khi uống viên thuốc này, bạn có thể thấy ra máu âm đạo. Hãy sử dụng băng vệ sinh như khi bạn có kinh nguyệt.
- Sau 2 ngày (48 giờ), bạn phải quay lại cơ sở y tế để uống tiếp liều thuốc khác. Bạn sẽ ở lại cơ sở y tế trong vòng 4 giờ đồng hồ.
- Thông thường, trong vòng từ 30 phút đến 4 giờ sau khi uống loại thuốc thứ hai này, bạn sẽ đau bụng, ra máu nhiều và ra máu cục khi thai bị đẩy ra ngoài. Nếu bạn ra máu ướt đẫm 2 băng vệ sinh dầy trong 1 giờ và kéo dài 2 giờ liền, cần liên lạc ngay với nhân viên y tế.
- Một số bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy hoặc bị nôn trong quá trình uống thuốc phá thai. Dù điều này không dễ chịu nhưng không phải là vấn đề lớn và hết dần mà không cần phải điều trị.
- Nếu bạn bị đau đầu hoặc chóng mặt sau khi uống thuốc phá thai, hãy uống nhiều nước hoặc nước hoa quả.
5.2. Hút thai:
Tại cơ sở y tế, bạn được khám và nhân viên y tế sẽ tiến hành làm thủ thuật hút thai. Bạn sẽ tỉnh táo trong suốt thời gian làm thủ thuật và thấy đau. Thông thường sẽ có một nhân viên y tế đứng nói chuyện, vỗ về và động viên bạn trong khi làm thủ thuật. Hãy cố gắng thả lỏng các cơ và nói chuyện, bạn sẽ cảm thấy đỡ đau hơn và nhân viên y tế sẽ tiến hành thủ thuật dễ dàng hơn. Bạn có thể cảm thấy đau hơn khi thủ thuật gần kết thúc do tử cung co lại. Tuy nhiên, cơn đau sẽ giảm đi ngay sau khi thủ thuật hoàn tất.
Thông thường, quá trình phá thai sẽ kéo dài trong khoảng 5 - 10 phút. Sau đó, bạn sẽ được đưa về nghỉ tại phòng sau thủ thuật.
5.3. Phá thai bằng thủ thuật nong và gắp:
Tại cơ sở y tế, bạn được dùng thuốc để làm mềm cổ tử cung và đợi vài giờ để thuốc có tác dụng, có thể thấy ra máu và đau bụng sau khi ngậm thuốc. Sau 4 tiếng, bạn sẽ được đưa vào phòng thủ thuật, được dùng thuốc giảm đau, và làm thủ thuật. Bạn sẽ tỉnh táo trong lúc làm thủ thuật và cảm thấy đau do tử cung co lại. Trong quá trình làm thủ thuật, có nhân viên y tế hỗ trợ bên cạnh bạn. Hãy cố gắng thả lỏng cơ thể và nói chuyện, bạn có thể thấy bớt đau hơn.
Thông thường, quá trình phá thai sẽ hoàn tất trong khoảng 10 -15 phút. Sau đó, bạn sẽ được đưa về nghỉ tại phòng sau thủ thuật.
Gắp thai (Ảnh minh họa)
6. Bạn cần phải làm gì sau khi phá thai?
- Uống các thuốc theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ.
- Vệ sinh, tắm rửa bình thường.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên như kỳ kinh bình thường cho đến khi hết ra máu.
- Không thụt rửa sâu trong âm đạo (không đưa tay hay đồ vật vào sâu trong âm đạo để vệ sinh).
- Không cần phải kiêng bất kỳ loại thức ăn nào mà nên ăn bổ sung những thức ăn nhiều chất sắt và bổ dưỡng như thịt bò, thịt nạc, trứng, sữa và các loại rau xanh.
- Tránh lao động nặng (gánh/ vác nặng) trong vài tuần đầu tiên sau khi phá thai.
- Đến cơ sở y tế để khám lại trong vòng 2 tuần sau khi phá thai.
- Không được quan hệ tình dục ít nhất là 14 ngày sau khi phá thai.
- Khi quan hệ tình dục, hãy sử dụng biện pháp tránh thai theo hướng dẫn của nhân viên y tế để tránh thai (sau khi phá thai 10-14 ngày bạn sẽ có khả năng có thai nếu quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai).
Xem thêm: Theo dõi và chăm sóc sau khi phá thai
TSBT tổng hợp
Nguồn: Tài liệu Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bộ Y tế; Bài giảng sản phụ khoa (Đại học Y dược Huế); tudu.com.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
Các tin khác
- 8 điều bạn chưa biết về “cậu nhỏ” Thứ Bẩy, 06/04/2024, 00:00
- Kiểm soát tình dục và sinh sản là gì? Thứ Sáu, 05/04/2024, 13:00
- TÌM HIỂU VỀ VIÊM TUYẾN BARTHOLIN Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- NAM GIỚI CẦN XỬ TRÍ RA SAO KHI BỊ VIÊM DƯƠNG VẬT? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Cách đối phó với sự lo âu khi mang thai Thứ Sáu, 15/03/2024, 13:00
- 4 lầm tưởng về viên tránh thai kết hợp - cần phải đính chính gấp Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- Triệt sản nam giới – những điều cần biết Thứ Năm, 14/03/2024, 13:00
- Mãn kinh – những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- PHẪU THUẬT CẮT ÂM HỘ LÀ GÌ VÀ RỦI RO CỦA KỸ THUẬT NÀY? Thứ Ba, 12/03/2024, 00:00
- SINH LÝ CHU KỲ KINH NGUYỆT Chủ Nhật, 10/03/2024, 00:00
- Một số câu hỏi thường gặp về thuốc tránh thai khẩn cấp Thứ Năm, 07/03/2024, 00:00
- CÁCH SỬ DỤNG BAO CAO SU NỮ Thứ Tư, 06/03/2024, 00:00