Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
Trầm cảm sau sinh là một bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tâm thần của người bệnh. Để có thể giảm các nguy cơ mắc bệnh cho phụ nữ mang thai và sinh con, chúng ta cần làm gì? Bài viết sau sẽ gợi ý một số biện pháp can thiệp dự phòng, các bạn cùng tham khảo nhé.
Tự chăm sóc bản thân khi bị trầm cảm sau sinh
Các gợi ý để chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân, bao gồm:
- Hãy đảm bảo rằng có chút thời gian cho riêng mình, ngoài thời gian dành cho công việc và gia đình.
- Cố gắng duy trì những sở thích và mối quan tâm quan trọng càng nhiều càng tốt.
- Giao lưu thường xuyên: Nói chuyện với bạn bè thân thiết về cảm xúc và mối quan tâm của bản thân. Kết nối với những bà mẹ mới khác hoặc nhóm các bà mẹ tại nơi ở để được hỗ trợ.
- Cố gắng hình thành thói quen tự chăm sóc bản thân bằng cách ngủ/nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống lành mạnh, duy trì thói quen hàng tuần đều đặn và có một số mối quan hệ xã hội.
- Tập thể dục thường xuyên,
(Ảnh: internet)
Sự trợ giúp từ các chuyên gia trị liệu tâm lý
Trong trường hợp cần thiết, hãy liên hệ với các chuyên gia tư vấn, trị liệu tâm lý để được hỗ trợ. Tâm Sự Bạn Trẻ 360 có thể chia sẻ cùng bạn hoặc giúp bạn kết nối các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần!
Sử dụng thuốc điều trị
Mặc dù phương pháp này không hoàn toàn được khuyến khích nhưng các chuyên gia y tế có thể khuyên dùng thuốc chống trầm cảm nếu các triệu chứng quá nghiêm trọng. Hãy hỏi bác sĩ để kê đơn thuốc an toàn khi cho con bú.
Sự trợ giúp của người thân và gia đình
Một phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh cũng có thể xa lánh người hỗ trợ của mình. Do vậy sự hỗ trợ của các thành viên gia đình, bạn bè và nhân viên chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai và sinh con.
Mối quan hệ vợ chồng và trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh có thể gây căng thẳng rất lớn cho bất kỳ mối quan hệ nào, ngay cả khi đối tác kiên nhẫn, yêu thương và ủng hộ. Tuy nhiên, sự căng thẳng trong mối quan hệ có thể cải thiện khi tình trạng trầm cảm sau sinh của người mẹ được điều trị.
Các gợi ý cho một cặp đôi đang đối phó với trầm cảm sau sinh bao gồm:
- Cùng nhau tìm hiểu về TCSS.
- Cố gắng nhận ra rằng TCSS có thể góp phần gây ra các vấn đề trong mối quan hệ.
- Hãy duy trì đối thoại.
- Cố gắng không nên quá chú ý đến tâm trạng hoặc lời chỉ trích của nhau.
- Hạn chế đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống như sự nghiệp, tài chính, mối quan hệ vào thời điểm này.
- Tìm kiếm các kỹ thuật quản lý căng thẳng hữu ích, chẳng hạn như tập thể dục hoặc thiền định.
- Để hạn chế xung đột, hãy trao đổi cởi mở về việc chia sẻ công việc trong nhà.
- Hãy cố gắng dành thời gian để gắn kết lại với nhau nếu có thể.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp.
Gợi ý cho gia đình và bạn bè giúp đỡ một bà mẹ bị trầm cảm sau sinh:
- Tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt về TCSS.
- Hãy kiên nhẫn, đồng cảm và hiểu biết.
- Khuyến khích người mẹ nói về cảm xúc của mình.
- Chấp nhận rằng cảm xúc của họ là chân thành. Cố gắng hiểu trải nghiệm của họ và chia sẻ với họ.
- Cố gắng không để tâm đến cảm xúc tiêu cực hoặc lời chỉ trích của họ.
- Khuyến khích hạn chế khách đến thăm nếu họ không muốn giao lưu, để có thể nghỉ ngơi đầy đủ.
- Giúp đỡ việc nhà, bao gồm cả việc trông trẻ.
- Hỗ trợ về mặt tinh thần, chăm sóc em bé và làm việc nhà.
- Khuyến khích tự chăm sóc bản thân như quản lý giấc ngủ, chế độ ăn uống lành mạnh.
- Khuyến khích đưa ra phản hồi tích cực.
- Tránh chỉ trích cơ thể của bà mẹ sau khi sinh hoặc đề nghị giảm cân.
- Hãy giữ liên lạc với họ vì những ngày tháng làm mẹ có thể rất dài và cô đơn.
- Nếu cần thiết, hãy khuyến khích họ gặp bác sĩ, chuyên gia tư vấn trị liệu.
- Hỗ trợ liên hệ bác sĩ nếu thực sự lo ngại tình trạng trầm cảm sau sinh của họ.
Quan niệm sai lầm phổ biến
Cuối cùng, điều quan trọng là phải giải quyết và làm rõ những hiểu lầm phổ biến xung quanh trầm cảm sau sinh để tránh hiểu lầm:
- "Trầm cảm sau sinh ít nghiêm trọng hơn các chứng trầm cảm khác": Trên thực tế, mức độ nghiêm trọng của trầm cảm sau sinh tương đương với các chứng trầm cảm khác.
- "Trầm cảm sau sinh hoàn toàn do sự thay đổi nội tiết tố gây ra": Trầm cảm sau sinh có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố sinh học, cảm xúc và xã hội, như đã đề cập ở trên.
- “Trầm cảm sau sinh sẽ qua ngay sau khi mang thai”: Điều này không hoàn toàn đúng. Trầm cảm sau sinh thường kéo dài hàng tháng và đôi khi thậm chí nhiều năm nếu bị bỏ qua. Trong một số trường hợp cực đoan, trầm cảm sau sinh có thể kéo dài suốt đời.
- "Trầm cảm sau sinh chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ": Các nghiên cứu gần đây phát hiện rằng trầm cảm sau sinh cũng có thể xảy ra ở những người chăm sóc nam giới. Hơn nữa, trầm cảm sau sinh còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.
Phòng ngừa
Có nhiều cách tiếp cận hiệu quả để ngăn ngừa trầm cảm sau sinh. Hiện nay có 2 phương pháp trị liệu phổ biến là Trị liệu giữa các cá nhân và Trị liệu hành vi nhận thức.
Một số lưu ý giúp phụ nữ ngăn ngừa trầm cảm sau sinh:
NÊN:
- Giao lưu với bạn bè hoặc những phụ nữ mang thai khác.
- Chấp nhận sự giúp đỡ từ bạn bè và gia đình.
- Cởi mở cảm xúc của mình với người khác.
- Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe.
KHÔNG NÊN:
- Ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào sau khi mang thai, trừ khi có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.
- Cố gắng quá sức trong việc chăm sóc con. Việc chăm sóc một em bé mới chào đời sẽ gặp nhiều khó khăn, phụ nữ sau sinh cơ thể yếu ớt kèm theo giờ giấc sinh hoạt đảo lộn. Chúng ta hãy yêu cầu giúp đỡ từ chồng, người thân trong việc cùng chăm sóc một đứa trẻ, ưu tiên mẹ có thời gian ngủ, nghỉ.
Lần đầu nuôi con nhỏ, phụ nữ chịu nhiều áp lực từ việc mâu thuẫn trong quan điểm chăm con, đến việc con bú ít, con chậm tăng cân, con đẻ ra còi cọc, hay con bị so sánh với các em bé khác. Những mâu thuẫn, so sánh vô tình này đã tạo áp lực đối với các bà mẹ, khiến họ nghi hoặc về khả năng chăm con của bản thân. Thay vì lo lắng, các bà mẹ cần mạnh mẽ, dần hoàn thiện kỹ năng chăm con, có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, nói chuyện trao đổi với bác sĩ nếu gặp khó khăn trong việc chăm sóc em bé. Đồng thời, tăng cường trao đổi với bạn bè, gia đình sẽ giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh.
Xem thêm:
1. Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ
2. Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé
Wynn Su - Vi Lan tổng hợp và lược dịch.
Nguồn tham khảo:
- https://link.springer.com/content/pdf/10.1186/1471-244X-8-24.pdf
- https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/postnatal-depression/
- https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/post-natal-depression/ Treatment/
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tìm hiểu về UNG THƯ VÚ – Phần 1 Thứ Tư, 15/01/2025, 00:00
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
- Giáo dục giới tính, sinh sản - tình dục toàn diện ở Việt Nam Thứ Ba, 28/05/2024, 00:00
- Bệnh phụ khoa: Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng ngừa Chủ Nhật, 26/05/2024, 00:00
- 11 điều bạn nên biết nếu đang cân nhắc việc đông lạnh trứng Thứ Sáu, 24/05/2024, 00:00
- Bệnh phụ khoa: Dấu hiệu nhận biết và các bệnh thường gặp Thứ Năm, 23/05/2024, 00:00
- Lợi ích của lớp học tiền sản cho các bà mẹ chuẩn bị sinh em bé Thứ Tư, 22/05/2024, 00:00