Giao diện tiếp cận

Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00

Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý?

(Ảnh: internet)

Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, chỉ số tăng cân hợp lý của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai.

1. Trọng lượng cơ thể bình thường ở một phụ nữ không có thai

Tỷ số khối cơ thể (body mass index - BMI) là đại lượng thường được dùng để phân loại các tình trạng thiếu cân, bình thường, thừa cân và béo phì ở người trưởng thành

Công thức tính chỉ số BMI của một người bình thường bằng cân nặng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét):

BMI = cân nặng (kg) / chiều cao² (m)

Dưới đây là bảng phân loại mức độ béo - gầy dựa theo BMI của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) và Việt Nam cho người trên 18 tuổi:

 

   BMI - WHO    

   BMI - Việt Nam   

Nhẹ cân

< 18,5

 

Cân nặng bình thường

18,5 - 24,9

18,5 - 22,9

Thừa cân

≥ 25

≥ 23

Béo phì độ I

30 - 34,9

25 - 29,9

Béo phì độ II

35 - 39,9

≥ 30

Béo phì độ III

≥ 40

 

2. Trọng lượng cơ thể của phụ nữ mang thai thay đổi như thế nào?

Khi mang thai đủ tháng đến ngày sinh, trọng lượng cơ thể của phụ nữ có thể tăng đến 25% so với khi không mang thai, trung bình tăng 10 kg (khoảng từ 9 - 12 kg).

Tăng cân chủ yếu xảy ra vào nửa sau của thời kỳ thai nghén, khoảng 0,5 kg mỗi tuần. Hiện tượng tăng cân là do sự tăng trưởng của khối thai, các tạng của mẹ tăng dự trữ mỡ, protein và sự gia tăng thể tích máu, dịch kẽ của mẹ.

  • Vú: 1 - 1,5 kg
  • Tử cung: 0,9 - 1,2kg (khi chưa có thai là 50-60g)
  • Thai nhi: 2,5 - 3,0 kg
  • Bánh rau: 0,5kg (1/6 trọng lượng thai nhi)
  • Nước ối: 500 - 1000ml
  • Dự trữ mỡ dưới da, dự trữ protein: 4 -4,5 kg
  • Nước điện giải: 1- 1,5 kg

3. Sự tăng cân ở phụ nữ trong thai kỳ thế nào là hợp lý?

Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể: BMI) trước khi có thai của người mẹ mà khuyến nghị mức tăng cân như sau:

3.1. Với tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI: 18,5 – 24,9): mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 9 - 12 kg (trung bình khoảng 10kg). Nếu xét theo từng giai đoạn của thai kỳ thì mức tăng cân nặng cụ thể như sau:

  • 3 tháng đầu (tam cá nguyệt thứ nhất): tăng trung bình 1,5 kg (0,5 - 2kg)
  • 3 tháng giữa (tam cá nguyệt thứ hai): tăng 6 kg (tăng nhiều nhất)
  • 3 tháng cuối (tam cá nguyệt thứ ba): tăng khoảng 4 - 5 kg (tăng ít hơn 3 tháng giữa thai kỳ).

3.2. Với tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI: <18,5): mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.

Ví dụ: Phụ nữ nặng 40,5kg, cao 1,5m; BMI = 18 (tình trạng dinh dưỡng gầy), thì khi mang thai mức tăng cân là khoảng 10kg (#25%)

3.3. Với tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (BMI: > hoặc bằng 25): mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi mang thai.

Ví dụ: Phụ nữ nặng 70kg, cao 1,5m; BMI = 31 (tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì), thì khi mang thai mức tăng cân là khoảng 10kg (#15%)

4. Làm thế nào để tăng cân một cách lành mạnh khi mang thai?

- Từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ bầu nên tăng trong khoảng 1,5 - 2kg mỗi tháng. Nên kiểm tra cân nặng đều đặn và liên hệ bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ tăng ít hơn 1kg hay quá 3 kg mỗi tháng.

- Mẹ bầu nên lưu ý rằng “ăn cho 2 người” không đồng nghĩa là “ăn gấp đôi”, điều quan trọng là người mẹ phải có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo đủ năng lượng khoảng 2.500 calo/ngày (lưu ý không được ăn quá ngọt hay quá béo). Thật ra cơ thể người mẹ không cần thêm nhiều năng lượng trong 3 tháng đầu. Trong 3 tháng tiếp theo, các chuyên gia khuyến cáo rằng người mẹ nên nạp thêm vào khoảng 340 calo một ngày và thêm khoảng 450 calo vào 3 tháng cuối.

- Sau đây là 5 bí quyết giúp người mẹ tăng cân trong trường hợp bác sĩ khám khuyên nên tăng cân khi mang thai:

  • Ăn 5 tới 6 bữa một ngày
  • Luôn mang theo những món ăn vặt tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như bánh mì, nước, táo, chuối,... (ví dụ: 5ml kem bơ đâu phộng sẽ cung cấp được cho bạn 100 calo và 7g đạm)
  • Bổ sung thêm sữa không béo vào các món khoai tây nghiền, trứng dầm và ngũ cốc dùng nóng
  • Bổ sung thêm bơ thực vật, bơ kem và phô mai vào các món mà bạn hay ăn.

- Trong trường hợp bạn cần giảm cân khi mang thai: phụ nữ mang thai không nên tự tiện giảm cân hay ăn kiêng. Hãy giảm cân dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của bác sĩ.

Giai đoạn

Nhu cầu năng lượng

Cân nặng mẹ bầu

Tam cá nguyệt thứ 1

Tăng thêm 200 calo/ ngày so với nhu cầu năng lượng thông thường

Mỗi tháng tăng thêm 400 -750g.

Tổng cân nặng tăng thêm trong 3 tháng đầu thai kỳ 1,5 - 2,5kg

Tam cá nguyệt thứ 2

Tăng thêm 300-340 calo/ ngày so với nhu cầu năng lượng thông thường

Mỗi tuần tăng thêm khoảng 450 g

Tổng cân nặng mẹ bầu tăng thêm trong 3 tháng giữa thai kỳ 5-6,5kg

Tam cá nguyệt thứ 3

Tăng thêm 400 - 450 calo/ ngày so với nhu cầu năng lượng thông thường

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi tuần cân nặng bà bầu có thể tăng 0,5 kg.

5. Một số lưu ý:

- Thời gian mang thai KHÔNG phải là khoảng thời gian thích hợp cho việc giảm cân giữ dáng, và việc tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của mẹ và bé.

Hậu quả của việc tăng cân nhiều:

  • Tăng cân nhiều hơn mức khuyến cáo trong thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu có nguy cơ cao gặp các vấn đề như tăng huyết áp thai kỳ (tình trạng huyết áp tăng cao trong thai kỳ), tiền sản giật, tăng tỷ lệ sinh non, sinh mổ (do thai nhi to gây khó khăn cho cuộc chuyển dạ và khó sinh)
  • Lần mang thai tiếp theo có nguy cơ bị thừa cân, làm gia tăng nguy cơ bị tiểu đường và phải sinh mổ.
  • Đa số mẹ bầu thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai lại tăng nhiều hơn mức cần thiết. Hãy trao đổi với bác sĩ (tốt nhất nên làm trước khi mang thai) về những phương pháp để giảm thiểu các nguy cơ, đặc biệt nếu như đang mắc phải những vấn đề có liên quan đến béo phì, ví dụ như tăng huyết áp hay đái tháo đường.

- Chuyện gì sẽ xảy ra khi mẹ bầu tăng không đủ cân?

  • Tăng quá ít cân khi mang thai, đặc biệt là nếu trước khi mang thai người mẹ không đạt được cân nặng tiêu chuẩn, dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy sinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non,…
  • Có thể làm gia tăng nguy cơ trẻ sinh ra sẽ bị nhẹ cân (ít hơn 2,5kg). Tình trạng này có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho bé, chẳng hạn như khó bú, hạ đường huyết, phải ở lại bệnh viện lâu hơn để được theo dõi thêm.
  • Tuy nhiên, đối với những phụ nữ trước khi mang thai bị thừa hơn 20kg, khi mang thai không tăng hoặc tăng cân ít có thể giảm nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, ví dụ như tăng huyết áp, tiền sản giật và con to.

- Cách vượt qua sự lo lắng về việc tăng cân khi mang thai:

  • Nếu người mẹ đã từng gặp khó khăn khi kiểm soát cân nặng trong quá khứ thì sẽ bị ám ảnh bởi việc tăng cân. Dù sao đi nữa, hãy luôn nhớ rằng việc tăng cân là cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh và những cân nặng dư thừa đó rồi sẽ dần biến mất sau khi sinh con.
  • Nếu việc tăng cân làm cho mẹ bầu cảm thấy phiền não, đừng lo lắng mà hãy tâm sự, chia sẻ với bạn bè và người thân để giảm bớt áp lực tâm lý.

Hãy luôn duy trì cân nặng khỏe mạnh trước và trong khi mang thai bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, điều này sẽ giúp thai nhi phát triển ổn định. Một người phụ nữ mang thai trung bình cần thêm 300 calo tốt cho sức khỏe mỗi ngày để có thể đạt được cân nặng lý tưởng khi mang thai.

TSBT tổng hợp

Nguồn tham khảo: Bài giảng sản phụ khoa (Đại học Y Hà Nội); tudu.com.vn; hellobacsi.com; bvnguyentriphuong.com.vn

Lượt xem: 299

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 9
Lượt truy cập: 33590321

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik