SINH LÝ CHU KỲ KINH NGUYỆT Chủ Nhật, 10/03/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường mà mỗi người phụ nữ đều sẽ trải qua trong cuộc đời của mình. Vậy chu kỳ kinh nguyệt là gì? các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé
1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là sự biến đổi về cấu trúc và chức năng dẫn tới sự chảy máu có chu kỳ ở niêm mạc tử cung dưới tác dụng của các hormon tuyến yên và buồng trứng. Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng khoảng thời gian giữa hai ngày chảy máu đầu tiên của hai chu kỳ kế tiếp nhau. Độ dài chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ Việt Nam từ 28 - 30 ngày.
(Ảnh: Mongrangvebet)
2. Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Dưới sự điều hòa của hormone buồng trứng (estrogen và progesteron) và hormone tuyến yên (FSH và LH), niêm mạc tử cung biến đổi hàng tháng trải qua hai giai đoạn, kinh nguyệt là kết quả của 2 giai đoạn biến đổi này.
- Giai đoạn tăng sinh:
Sau hành kinh, niêm mạc tử cung chỉ còn lại một lớp mỏng, dưới tác dụng của hormone estrogen niêm mạc dày dần lên khoảng 3-4mm trong vòng 4 -7 ngày. Cổ tử cung có lớp dịch nhày tạo thành kênh dẫn tinh trùng vào cổ tử cung.
Sau 7-8 ngày phát triển, trong các nang trứng có 1 nang phát triển nhanh thành nang trứng chín (có kích thước khoảng 1-1,5cm), chuẩn bị cho sự phóng noãn, các nang còn lại thoái triển dần. Hiện tượng phóng noãn (còn gọi là hiện tượng “rụng trứng”) thường xảy ra vào thời điểm 13-14 ngày trước khi có kỳ kinh sau. Đây là khoảng thời gian duy nhất trong chu kỳ mà bạn có thể mang thai. Lúc này, buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng trưởng thành. Trứng sẽ di chuyển về phía ống dẫn trứng đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng. Trong vòng 24h, khả năng mang thai sẽ diễn ra. Trong thời gian này, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể.
- Giai đoạn bài tiết: Niêm mạc tử cung vẫn tiếp tục dày lên, các mạch máu phát triển, 1 tuần sau “rụng trứng” niêm mạc tử cung dày tới 5-6mm. Lúc này niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng để cung cấp cho trứng đã thụ tinh khi được di chuyển vào buồng tử cung.
- Hiện tượng kinh nguyệt: Khi trứng không được thụ tinh, khoảng 2 ngày cuối của chu kỳ, hoàng thể (là các tế bào hạt ở vỏ nang trứng vỡ biến đổi thành) đột nhiên bị thoái hóa. Nồng độ hormone buồng trứng giảm thấp, niêm mạc tử cung bị thoái hóa tới 65% chiều dày, lớp niêm mạc tử cung và mạch máu bắt đầu hoại tử, máu chảy đọng lại dưới lớp niêm mạc này. Vùng chảy máu lan rộng nhanh trong vòng 24-36 giờ. Sau khoảng 48 giờ kể từ lúc có hiện tượng chảy máu, toàn bộ lớp niêm mạc tử cung bong ra. Lớp niêm mạc tử cung bong (gồm có niêm mạc tử cung, máu, chất nhầy) bị đẩy ra khỏi cơ thể thông qua âm đạo. Đây là hiện tượng kinh nguyệt.
- Lượng máu mất trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt khoảng 38,13 ± 24,76 ml. Máu kinh nguyệt là máu không đông.
- Thời gian chảy máu trung bình mỗi chu kỳ là từ 3 – 5 ngày. Sau khi ngừng chảy máu, niêm mạc tử cung lại được tái tạo để tiếp chu kỳ mới.
3. Các triệu chứng có thể gặp trong chu kỳ kinh nguyệt
Ở một số bạn nữ, cùng với việc ra máu kinh, cơ thể cũng xuất hiện các triệu chứng như: Đau bụng kinh, đau lưng, đau đầu, đau tức vú, nổi nhiều mụn, cơ thể giữ nước, tâm trạng nhạy cảm, thất thường, dễ nóng giận… Các triệu chứng này hoàn toàn bình thường trong kỳ kinh nguyệt.
4. Chu kỳ kinh thường bắt đầu ở độ tuổi nào?
- Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện là dấu hiệu đặc biệt quan trọng đánh dấu thiếu nữ đã dậy thì. Thời điểm dậy thì hoàn toàn được đánh dấu bằng lần có kinh đầu tiên, ở Việt Nam vào khoảng 13 – 14 tuổi. Hiện nay, độ tuổi trung bình bắt đầu kinh nguyệt sớm hơn là 12 tuổi. Tuy nhiên, có trường hợp có thể bắt đầu có kinh nguyệt sớm nhất là 8 tuổi, muộn nhất là 16 tuổi.
(Ảnh: Dr Marie)
- Khi mới có kinh nguyệt, bạn nữ sẽ thấy chu kỳ kinh kéo dài hơn hoặc lượng máu kinh ra nhiều hơn, điều này thường gặp. Có thể mất 3 - 4 năm sau mới có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Thông thường, khi bước vào độ tuổi 20, chu kỳ kinh sẽ ổn định và đều đặn hơn.
- Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện trong suốt vòng đời sinh sản của phụ nữ, đều đặn 1 tháng 1 lần. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ cũng sẽ thay đổi theo các sự kiện khác trong suốt cuộc đời bởi sự ảnh hưởng của nội tiết tố trong cơ thể, chẳng hạn như sau khi sinh con hoặc khi đang cho con bú.
- Phụ nữ sẽ ngừng kinh nguyệt khi mãn kinh, ở Việt Nam tuổi mãn kinh của phụ nữ khoảng 47 ± 4 tuổi. Bước vào tuổi mãn kinh, cơ thể phụ nữ ngừng rụng trứng. Phụ nữ nhận biết tuổi mãn kinh khi thấy không xuất hiện kinh nguyệt trong vòng 1 năm.
Xem thêm video: Sự thật thú vị về ngày rụng trứng (Nguồn: BVĐKQT Vinmec)
TSBT tổng hợp
Tham khảo: Tài liệu Bài giảng Sinh lý học – Đại học Y Hà Nội
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Một số câu hỏi thường gặp về thuốc tránh thai khẩn cấp Thứ Năm, 07/03/2024, 00:00
- CÁCH SỬ DỤNG BAO CAO SU NỮ Thứ Tư, 06/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ GẦN NGÀY KINH NGUYỆT LIỆU CÓ KHẢ NĂNG MANG THAI? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Tình trạng béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như thế nào? Thứ Hai, 04/03/2024, 00:00
- Thuốc tránh thai khẩn cấp – những điều cần biết Thứ Bẩy, 02/03/2024, 00:00
- Cách sử dụng bao cao su nam Thứ Sáu, 01/03/2024, 00:00
- Độ tuổi đồng thuận quan hệ tình dục - Quy định của pháp luật và thực tiễn Thứ Bẩy, 17/02/2024, 00:00
- 5 biện pháp tránh thai phổ biến nhất, ưu và nhược điểm từng loại để biết đâu là cách phù hợp nhất với mình Thứ Năm, 15/02/2024, 13:00
- Sau khi phá thai bao lâu thì có kinh trở lại? Thứ Năm, 15/02/2024, 12:00
- Mang thai ở tuổi vị thành niên và những hậu quả Chủ Nhật, 28/01/2024, 00:00
- Bài tập thể dục phù hợp trong những ngày “đèn đỏ” Chủ Nhật, 21/01/2024, 00:00
- Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh trùng Chủ Nhật, 14/01/2024, 15:00