Sinh con: Khi nào cần dùng thuốc làm mềm cổ tử cung? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
Thuốc làm mềm tử cung là một phương pháp được sử dụng hỗ trợ chuyển dạ sinh con. Ở những sản phụ gặp khó khăn khi sinh nở có thể tiêm thuốc làm mềm cổ tử cung hoặc đặt thuốc làm mềm cổ tử cung để hỗ trợ. Tuy nhiên không vì thế mà bác sĩ hay sản phụ được phép sử dụng thuốc này để thúc sinh. Vậy khi nào cần dùng thuốc làm mềm cổ tử cung?
1. Các loại thuốc làm mềm cổ tử cung
Phương pháp hỗ trợ sinh sản bằng thuốc làm mềm cổ tử cung đã được có từ rất lâu. Tuy nhiên với sự phát triển của ngành y học hiện đại, những loại thuốc hiện nay đã được nghiên cứu phân loại thành thuốc đặt và thuốc tiêm để tiện sử dụng cho nhiều trường hợp khác nhau.
1.1 Thuốc tiêm hỗ trợ chuyển dạ sinh con
Các loại thuốc tiêm phổ biến thường được dùng để làm mềm cổ tử cung:
- Pitocin
- Dinoprostone
Trong đó pitocin là loại thuốc thường được sử dụng khi sản phụ cần kích thích cơn chuyển dạ. Khi sử dụng Pitocin bệnh nhân có thể nhầm lẫn vì bác sĩ cũng hay gọi thuốc này là oxytocin. Tên gọi đó xuất phát từ khả năng tăng oxytocin mà thuốc mang lại giúp quá trình chuyển dạ được thúc đẩy.
Tuy nhiên sự khác nhau giữa Pitocin và Dinoprostone chính là cách sử dụng. Dù cả hai loại thuốc đều có công dụng làm mềm cổ tử cung cho sản phụ nhưng thuốc pitocin được sử dụng khi cổ tử cung đã bắt đầu mở.
Cả hai loại thuốc tiêm sau khi được sử dụng sẽ tăng quá trình thúc đẩy cơn chuyển dạ cho sản phụ. Chính vì thế, thuốc tiêm này sẽ dùng dưới sự theo dõi của bác sĩ và tiêm theo liều lượng quy định.
1.2 Thuốc đặt trực tiếp
Thuốc tiêm thường được ưu tiên cho những trường hợp khẩn cấp. Vì thế, thuốc đặt sẽ được lựa chọn nếu thúc sinh không quá gấp hoặc sản phụ chưa đến giai đoạn nguy hiểm. Đặt thuốc làm mềm cổ tử cung sẽ cần nhét thuốc vào âm đạo để thuốc ngấm trực tiếp và chờ đợi đến khi xuất hiện cơn gò.
Các loại thuốc đặt làm mềm cổ tử cung thường gặp:
- Prostaglandin
- Misoprostol
Tuy thuốc đặt có phần lành tính hơn thuốc tiêm nhưng sản phụ bất kể dùng phương pháp kích sinh nào cũng nên đến bệnh viện để được chăm sóc và theo dõi. Trong thời gian sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ cách 6 giờ kiểm tra và tiếp tục đặt thuốc thêm nếu cần.
Thời gian đặt thuốc sản phụ có thể gặp các phản ứng phụ với thuốc ở nhiều mức độ. Do vậy, cần kiểm tra tình trạng dị ứng và liên tục theo dõi sức khỏe của mẹ và tim thai. Nếu sản phụ đã từng sinh mổ nên báo cho bác sĩ để tránh sử dụng thuốc đặt gây ra tình trạng sa tử cung.
2. Trường hợp cần sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung
Quá trình chuyển dạ sinh con là mốc thời gian quan trọng để kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, không phải toàn bộ phụ nữ khi mang thai trong khoảng 38 - 42 tuần đều có thể thuận lợi sinh con. Chính vì thế cần lưu ý thường xuyên kiểm tra sức khỏe thai kỳ để phát hiện sớm những điều bất thường.
Hầu hết trường hợp đặt thuốc cổ tử cung đều mang mục đích thúc sinh. Tuy nhiên các trường hợp cụ thể sẽ khác nhau nên sản phụ cần tìm hiểu kỹ trước khi sinh để có thêm kiến thức chăm sóc bản thân trước và sau khi sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung.
Những trường hợp khẩn cấp cần được thúc sinh bằng phương pháp sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung:
- Sản phụ không xuất hiện cơn gò hay chuyển dạ khi đã quá thời gian dự sinh trên 2 tuần.( Thời gian dự sinh thường được căn cứ khi siêu âm ở tuần thứ 12)
- Sản phụ gặp tình trạng vỡ ối nhưng không xuất hiện các cơn co thắt chuyển dạ.
- Sản phụ mắc phải bệnh lý cần thúc sinh để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con như: tiền sản giật, tim bẩm sinh, tiểu đường thai kỳ, xuất huyết bất khi đang mang thai.
- Bánh nhau có xu hướng vôi hóa hoặc không tiếp tục cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé.
- Nhịp tim hoặc khả năng hô hấp của thai nhi bị giảm.
- Sản phụ phát hiện viêm tại màng ối khi đang mang thai.
Ngoài ra, một số sản phụ có thể đã chuyển dạ nhưng thời gian mở cổ tử cung đến mức tối đa quá lâu cũng cần thúc sinh. Các trường hợp cụ thể được sử dụng thuốc thúc sinh thường là do nguyên nhân bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung
Thuốc làm mềm cổ tử cung không được khuyến khích mà chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
3.1 Trước khi sử dụng
Trước khi sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung cần đánh giá chính xác tình trạng bệnh nhân. Người bệnh có tình trạng cụ thể mới đưa ra được loại thuốc phù hợp nhất.
- Sản phụ cần kiểm tra kỹ sức khỏe và nguy cơ dị ứng thuốc.
- Dùng thuốc tại bệnh viện dưới sự giám sát của bác sĩ.
- Tham khảo trước những loại thuốc sử dụng khi đói hay được phép ăn trước khi dùng
- Các bệnh lý của sản phụ nên báo sớm cho bác sĩ trước khi dùng thuốc: thiếu máu, hen, bệnh lý tim, động kinh, tăng nhãn áp, huyết áp không ổn định...
- Sản phụ đã từng sinh mổ tránh sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung để giảm nguy cơ sa tử cung.
Thuốc làm mềm cổ tử cung luôn tồn tại những phản ứng phụ đối với cơ thể. Bản chất kích sinh cũng không tốt với sức khỏe của người phụ nữ nên cần kiểm tra chính xác trường hợp sản phụ mới được phép sử dụng thuốc để điều trị. Ngoài ra, sản phụ cần nắm được những phản ứng phụ và lưu ý sau khi sử dụng thuốc để giảm nguy cơ ảnh hưởng về sau cho chính bản thân.
3.2 Sau khi sử dụng
Thuốc làm mềm cổ tử cung chỉ là sản phẩm hỗ trợ chuyển dạ sinh con. Sau khi sử dụng, thuốc có thể để lại những phản ứng nguy hiểm cho cả sản phụ lẫn thai nhi. Chính vì thế nên tìm hiểu kỹ những phản ứng sau khi dùng thuốc để kiểm soát và theo dõi sớm tình trạng sức khỏe của sản phụ:
- Tăng kích thích tử cung gây ra tình trạng căng thẳng ở tử cung
- Nhiễm trùng vùng tử cung
- Sa tử cung
- Suy nhược thai nhi
- Suy tim thai
- Gây ra tình trạng lưu thai
Bên cạnh những phản ứng phụ nguy hiểm sản phụ có thể gặp các kích ứng và phản ứng khác. Mức độ chưa quá nghiêm trọng nhưng cần chú ý để bào lại sớm cho bác sĩ để kịp xử lý:
- Rối loạn tiêu hóa: nôn, tiêu chảy
- Sốt cao
- Đau bụng
- Hoa mắt chóng mặt
- Ngất
- Dị ứng thuốc: nổi ban đỏ, ngứa ngáy, sưng phù, khó thở
Khả năng tương tác của thuốc sẽ thay đổi ở mỗi bệnh nhân nên không thể lường được hết các phản ứng phụ sẽ xảy ra. Tuy nhiên quá trình trước và sau khi dùng thuốc, sản phụ cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến từ thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Trên đây là chia sẻ và thuốc làm mềm cổ tử cung và những trường hợp thường được sử dụng thuốc. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm khi dùng thuốc làm mềm cổ tử cung là khá cao. Chính vì vậy, sản phụ cần cân nhắc trước khi sử dụng, đồng thời trao đổi qua với bác sĩ về cách chăm sóc để giảm tối đa những ảnh hưởng không mong muốn.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- 10 cách để tăng cường khả năng sinh sản của nam giới và tăng số lượng tinh trùng Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Cho con bú có uống được thuốc nội tiết không? Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Nguyên nhân sau khi quan hệ bị đau lưng ở nữ Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Cảnh giác u xơ tử cung gây đau bụng dưới Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Mới mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có nguy hiểm? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Khi đến tháng có được uống thuốc đau đầu không? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Vì sao bạn mất kinh sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Làm gì khi dùng thuốc phá thai không thành công? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Phụ nữ mang thai có được uống thuốc Panadol không? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Tìm hiểu về thuốc kích trứng Vacitus Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Kích thước trứng 8mm đã đủ tốt chưa? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Uống thuốc kích trứng nhưng trứng vẫn nhỏ, phải làm sao? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00