Phụ nữ mang thai có được uống thuốc Panadol không? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
Giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần chú ý tới tất cả các loại thuốc đang sử dụng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Panadol là loại thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn chưa biết liệu phụ nữ mang thai có được uống thuốc Panadol không?
1. Phụ nữ mang thai uống Panadol được không?
Sốt ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng nhiều đến thai nhi, bao gồm dị tật ống thần kinh, sứt miệng và dị tật tim bẩm sinh. Điều trị sốt cho mẹ bằng thuốc hạ sốt phù hợp có thể làm giảm những rủi ro này. Panadol là một thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng rất phổ biến hiện nay.
Thành phần chính của Panadol là Paracetamol. Phụ nữ có thai uống Panadol được không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thực tế, Paracetamol không nằm trong danh sách các thuốc chống chỉ định cho thai phụ. Dựa trên dữ liệu dịch tễ học, không thấy có sự gia tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng sau khi mẹ sử dụng Paracetamol trong mang thai. Việc sử dụng Paracetamol với liều khuyến cáo trong khi mang thai không liên quan đến việc tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu.
Nhìn chung, Paracetamol là phương pháp điều trị phù hợp để giảm đau, hạ sốt ở bệnh nhân mang thai. Ngoài ra, Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ cũng khuyến cáo có thể sử dụng Paracetamol như một phần của phương pháp tiếp cận đa phương thức để giảm đau sau khi sinh mổ.
Tuy nhiên, do những thay đổi sinh lý do mang thai, một số đặc tính dược động học của Paracetamol có thể bị thay đổi. Bên cạnh đó, Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời mà không điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Paracetamol được khuyến cáo sử dụng ở liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất để điều trị hiệu quả cho mẹ và bảo vệ sức khỏe thai nhi. Nếu sau khi dùng thuốc mà tình trạng bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được khám và điều trị phù hợp.
2. Phụ nữ mang thai có được uống Panadol Extra không?
Việc sử dụng Panadol khi mang thai là tương đối an toàn, tuy nhiên bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý rằng trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc Panadol với tên gần giống nhau. Một biệt dược rất dễ bị nhầm lẫn với Panadol chính là Panadol Extra. Loại thuốc này có hai thành phần chính là Paracetamol và Cafein.
Caffeine có thể đi qua nhau thai và nồng độ thuốc trong huyết thanh ở thai nhi tương tự như ở người mẹ. Dựa trên các nghiên cứu hiện tại, việc sử dụng Caffein ở người mẹ có nguy cơ dẫn tới các tác dụng phụ, chẳng hạn như sảy thai tự nhiên hoặc thai nhi chậm phát triển. Ngoài ra, mẹ sử dụng nhiều caffein trong thời gian mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng cai nghiện ở trẻ sơ sinh khi sinh, ví dụ như ngừng thở, khó chịu, bồn chồn và nôn mửa. Tóm lại, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý đến thành phần hoạt chất của thuốc giảm đau hạ sốt trước khi sử dụng.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol cho phụ nữ có thai
Khi uống Panadol trong thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng:
- Sử dụng thuốc Panadol với liều lượng phù hợp. Tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ.
- Chỉ dùng Paracetamol khi đau hoặc sốt trên 38,5 độ C và liều tiếp theo phải cách liều trước đó 4 - 6 giờ, tuyệt đối không dùng trên 6 viên/ ngày.
- Không được uống Panadol dài ngày nếu không được bác sĩ cho phép vì nếu dùng thuốc liên tục và kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng gan và gây ra một số tác dụng không mong muốn cho thai nhi.
- Các trường hợp thai phụ có tiền sử như bệnh lý về gan, suy thận, thiếu máu,... cần thông báo với bác sĩ để được cân nhắc về việc dùng Panadol trong thai kỳ vì có thể dẫn đến nhiễm độc gan, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bệnh nhân.
- Các bệnh nhân sau đây chống chỉ định với Panadol: Người bệnh thiếu máu nhiều lần hoặc có bệnh lý nghiêm trọng về tim, phổi, thận hoặc gan, người bệnh quá mẫn với Paracetamol hoặc người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
- Nếu triệu chứng đau hoặc sốt không thuyên giảm sau khi dùng thuốc, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
- Để hạn chế mắc bệnh trong khi mang thai, mẹ bầu nên duy trì chế độ ngủ, nghỉ khoa học: ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, thư giãn khoảng 10 phút sau vài tiếng làm việc và luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng. Thường xuyên tập thể dục bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền,...
- Nếu bị đau đầu trong thai kỳ, trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc Panadol, mẹ bầu nên giảm đau bằng một số cách tự nhiên bao gồm: uống cốc nước lọc để cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, nghỉ ngơi ở một không gian yên tĩnh và thoải mái. Sau khi làm như các cách trên nhưng vẫn bị đau đầu, mẹ bầu có thể lấy một chiếc khăn thấm nước mát chườm lên trán, thái dương hoặc massage nhẹ nhàng vùng đầu để cảm thấy thoải mái hơn.
Tóm lại, Paracetamol không chống chỉ định ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bệnh nhân lưu ý không sử dụng chế phẩm phối hợp giữa Paracetamol và Caffeine để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Lãnh cảm - rối loạn tình dục ở phụ nữ Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- Ăn nhiều hàu có tốt cho nam giới? Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- Tiêm thuốc kích trứng có phải kiêng quan hệ không? Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- Dùng thuốc giảm đau sau khi hút thai Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- Chuyện 'yêu' thay đổi thế nào theo độ tuổ Thứ Hai, 09/10/2023, 00:00
- Lợi ích của trà xanh với sinh lý nam Thứ Hai, 09/10/2023, 00:00
- Dị ứng bao cao su Thứ Hai, 09/10/2023, 00:00
- Nguyên nhân sưng bao quy đầu Thứ Hai, 09/10/2023, 00:00
- Ăn nhiều đạm làm giảm sinh lý đàn ông Thứ Tư, 04/10/2023, 00:00
- Dấu hiệu rối loạn tình dục Thứ Tư, 04/10/2023, 00:00
- Người bệnh tiểu đường có nên cắt bao quy đầu? Thứ Tư, 04/10/2023, 00:00
- Nấm bao quy đầu Thứ Tư, 04/10/2023, 00:00