Cho con bú có uống được thuốc nội tiết không? Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
Sử dụng thuốc trong thời gian đang cho con bú là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của nhiều mẹ bỉm sữa. Nhiều chị em băn khoăn cho con bú có uống được thuốc nội tiết được không. Thực tế, uống thuốc nội tiết khi đang cho con bú hoặc bất kỳ thuốc gì cũng cần hết sức thận trọng vì không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ mà còn có khả năng gây hại cho trẻ.
1. Thuốc nội tiết là gì ?
Thuốc nội tiết hay thuốc nội tiết tố nữ là các loại thuốc chứa thành phần tương tự như hormone nội tiết tố nữ do buồng trứng tiết ra là Progesterone và Estrogen. Thuốc nội tiết được sử dụng trong rất nhiều trường hợp như rối loạn kinh nguyệt, u xơ tử cung, vô sinh, viêm teo âm hộ, âm đạo do thiếu hụt nội tiết tố, điều trị tuyến vú kém phát triển. Ngoài ra, một dạng thuốc nội tiết cũng rất hay được chị em sử dụng là thuốc tránh thai. Đối với thời gian mang thai thì thuốc nội tiết giúp hỗ trợ quá trình phát triển của thai kỳ cũng như cải thiện các triệu chứng mẹ bầu gặp phải do rối loạn nội tiết khi mang thai gây ra.
Các loại thuốc nội tiết tố nữ được sản xuất dưới nhiều dạng dùng khác nhau như thuốc uống, thuốc tiêm, đặt âm đạo hoặc que cấy tránh thai. Đối với việc uống thuốc nội tiết khi đang cho con bú, các mẹ bỉm cần hết sức thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc có thể sử dụng.
2. Cho con bú có uống được thuốc nội tiết không ?
Phụ nữ đang cho con bú uống thuốc nội tiết được không là lo lắng của nhiều chị em. Theo các chuyên gia, thùy trước tuyến yên sản xuất hormon Prolactin có vai trò điều hòa việc bài tiết sữa trong thời gian cho con bú và nồng độ Prolactin trong máu sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tăng hay giảm bài tiết sữa. Vì thế, khi sử dụng bất kỳ thuốc gì cần lưu ý không làm thay đổi nồng độ Prolactin. Một trong những thuốc ức chế thụ thể Prolactin ở giai đoạn sớm là thuốc có chứa thành phần nội tiết tố Estrogen. Và kết quả là làm giảm bài tiết sữa, từ đó gây thiếu hụt nguồn sữa cho trẻ, làm giảm thời gian trẻ bú mẹ.
Tuy nhiên, nhiều phụ nữ không biết điều này nên vẫn sử dụng những thuốc có thành phần Estrogen, phổ biến là thuốc ngừa thai kết hợp nên dẫn đến giảm bài tiết sữa. Vì vậy, phụ nữ đang trong thời gian cho con bú không nên sử dụng các loại thuốc tránh thai chứa Estrogen.
Ngoài ra, trong quá trình cho con bú, phụ nữ cũng có thể mắc các bệnh lý cấp tính hoặc mạn tính cần điều trị. Điều quan trọng là cần tránh những thuốc có tác động tiêu cực đến quá trình bú mẹ hoặc không an toàn cho trẻ như:
2.1 Thuốc làm sữa có vị đắng
Những thuốc như Metronidazole sẽ làm sữa mẹ có vị đắng, điều này làm ức chế phản xạ bú của trẻ khiến trẻ bỏ bú mẹ. Ngoài ra, các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương cũng làm ức chế phản xạ bú. Các thuốc như thuốc an thần, thuốc kháng histamin cổ điển tác dụng phụ gây buồn ngủ là những thuốc mà các mẹ nên tránh để hạn chế nguy cơ làm trẻ bỏ bú.
2.2 Thuốc điều trị các bệnh phụ khoa
Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú thường hay gặp các bệnh lý phụ khoa do cơ thể có nhiều sự thay đổi. Thuốc điều trị bệnh phụ khoa thường có 2 loại là dạng uống có tác dụng toàn thân hoặc loại có tác dụng tại chỗ như thuốc đặt âm đạo và dung dịch vệ sinh phụ khoa.
Khi phụ nữ cho con bú bị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa sẽ được chỉ định các loại thuốc chứa kháng sinh hay hoạt chất trị nấm. Tuy nhiên, nhiều loại trong số đó là có chống chỉ định đối với phụ nữ cho con bú. Vì vậy, mẹ bỉm sữa khi bị các bệnh phụ khoa cần đi khám bác sĩ để được thăm khám và kê các loại thuốc phù hợp trong các trường hợp thật sự cần thiết. Chị em không được tự ý điều trị bệnh tại nhà vì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nguy hiểm, trong đó có việc sử dụng các thuốc không phù hợp làm thẩm thấu vào máu để vào sữa mẹ và gây hại cho trẻ.
3. Những thuốc có thể sử dụng khi cho con bú
Trong những trường hợp cần thiết, sau khi đã thăm khám và chẩn đoán, phụ nữ cho con bú có thể được bác sĩ kê đơn các thuốc phù hợp với tình trạng bệnh và an toàn cho trẻ. Tuy nhiên bất kỳ thuốc nào khi sử dụng ở các mẹ đang cho con bú cũng cần hết sức thận trọng và chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
3.1 Thuốc giảm đau, hạ sốt
Một trong những thuốc được xem là tương đối “an toàn” ở liều điều trị khi sử dụng ở phụ nữ cho con bú là thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol và Ibuprofen, vì các thuốc này ít vào sữa mẹ. Hạn chế sử dụng các thuốc có thành phần Aspirin để hạ sốt do có khả năng gây ra hội chứng Reye làm gây sưng phù ở gan, não cho trẻ hoặc các thuốc có chứa codein vì tác dụng ức chế hô hấp của trẻ.
3.2 Kháng sinh
Sử dụng kháng sinh ở liều điều trị ở phụ nữ cho con bú được biết là ít vào sữa mẹ, tuy nhiên vẫn thể dẫn đến những vấn đề liên quan tới dị ứng hoặc làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh. Một số loại thuốc kháng sinh nên được ưu tiên khi cần thiết sử dụng ở phụ nữ cho con bú là Penicillin, Cephalosporin, Roxithromycin hoặc Erythromycin. Tiếp theo là Azithromycin hoặc Clarithromycin nên là sự lựa chọn thứ hai.
Phụ nữ cho con bú cần tránh sử dụng kháng sinh nhóm Fluoroquinolones như Levofloxacin, Ciprofloxacin, Ofloxacin,... hoặc kháng sinh nhóm Tetracycline như Doxycycline vì ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và xương ở trẻ.
3.3 Thuốc điều trị viêm loét dạ dày
Phụ nữ cho con bú bị viêm loét dạ dày tá tràng có thể sử dụng các thuốc giúp trung hòa acid dạ dày như Aluminium phosphate, Magnesium hydroxide, Aluminium hydroxide... Thuốc không hấp thu vào máu nên không gây tác dụng toàn thân ở mẹ cũng như ít bài tiết vào sữa mẹ nên hạn chế ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên, cần chú ý theo dõi nồng độ nhôm, magiê trong máu khi sử dụng thuốc kéo dài.
3.4 Thuốc kháng histamin
Các thuốc chống dị ứng như Loratadin, Promethazine, Cetirizine, Dexchlorpheniramine hoặc Diphenhydramine nên ưu tiên lựa chọn khi phụ nữ cho con bú gặp phải các tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo các mẹ bỉm sữa không sử dụng lâu dài và cần thận trọng vì có liên quan đến tác dụng gây bồn chồn, khó chịu và an thần ở trẻ sơ sinh.
3.5 Thuốc điều trị đái tháo đường
Phụ nữ đang cho con bú có thể sử dụng các thuốc điều trị đái đường như Insulin, Metformin và Glipizide vì không đi vào sữa mẹ. Thuốc chứa Glibenclamide có thể gây ra các triệu chứng hạ đường huyết ở trẻ như lơ mơ, mệt mỏi, thở gấp, khó chịu, ra mồ hôi lạnh,...
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú
Khi sử dụng bất kỳ thuốc nào bao gồm cả thuốc nội tiết, phụ nữ đang cho con bú cần lưu ý những điều sau để an toàn cho trẻ sơ sinh:
- Ưu tiên lựa chọn các loại thuốc hay được được sử dụng cho trẻ nhỏ vì sẽ an toàn cho trẻ hơn.
- Thời điểm uống thuốc hợp lý là ngay sau khi cho trẻ bú xong hoặc trước khi cho bú ít nhất 2 - 4 giờ để nồng độ thuốc hấp thu trong máu mẹ là thấp nhất.
- Ưu tiên các dạng thuốc phóng thích nhanh để thời gian thuốc hiện diện trong máu mẹ cũng như nguồn sữa mẹ ngắn nhất.
- Phụ nữ cho con bú không nên uống thuốc nội tiết có thành phần Estrogen vì sẽ làm hạn chế bài tiết sữa mẹ.
- Chỉ sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú khi thật sự cần thiết và dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.
- Mẹ cần chú ý đến những thay đổi về thể trạng và hành vi của trẻ như sụt cân, bỏ bú, tiêu chảy, mệt mỏi, lơ mơ... Mẹ hãy trẻ đến khám bác sĩ để tìm được nguyên nhân chính xác nhất.
- Trước khi sử dụng thuốc, mẹ bỉm cần đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về độ an toàn của thuốc đối với trẻ sơ sinh.
Trên đây là thông tin về cho con bú có uống được thuốc nội tiết không. Phụ nữ đang cho con bú cần tránh sử dụng thuốc nội tiết chứa Estrogen và các thuốc làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ hoặc các thuốc có nguy cơ gây hại cho trẻ sơ sinh. Chị em cũng cần thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc gì về tính an toàn của thuốc đối với nguồn sữa mẹ và sức khỏe của trẻ.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Mới mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có nguy hiểm? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Khi đến tháng có được uống thuốc đau đầu không? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Vì sao bạn mất kinh sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Làm gì khi dùng thuốc phá thai không thành công? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Phụ nữ mang thai có được uống thuốc Panadol không? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Tìm hiểu về thuốc kích trứng Vacitus Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Kích thước trứng 8mm đã đủ tốt chưa? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Uống thuốc kích trứng nhưng trứng vẫn nhỏ, phải làm sao? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Lãnh cảm - rối loạn tình dục ở phụ nữ Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- Ăn nhiều hàu có tốt cho nam giới? Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- Tiêm thuốc kích trứng có phải kiêng quan hệ không? Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- Dùng thuốc giảm đau sau khi hút thai Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00