Sản phụ ăn nhau thai của mình có bổ? Thứ Năm, 15/06/2023, 14:00
Ngày càng có nhiều phụ nữ ăn nhau thai của chính mình với niềm tin giúp giảm trầm cảm sau sinh, tăng cường thể chất.
Ngày càng có nhiều phụ nữ ăn nhau thai của chính mình với niềm tin giúp giảm trầm cảm sau sinh, tăng cường thể chất.
TS.BS Amos Grunebaum đến từ Trung tâm Y tế Presbyterian/Weill Cornel, Mỹ cho biết, trong vài năm trở lại đây, có rất nhiều phụ nữ chia sẻ mong muốn được mang nhau thai của mình về ăn.
Nhiều người vẫn tin rằng ăn nhau thai hay uống viên nang làm từ nhau thai sẽ có tác dụng rất tốt với sức khỏe như giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh, tăng cảm xúc và thể lực.
Tuy nhiên qua hàng chục nghiên cứu, nhóm chuyên gia của TS Grunebaum đã chỉ ra, không có bất kỳ bằng chứng về lợi ích sức khoẻ nào khi ăn nhau thai. Do đó yêu cầu các bác sĩ cảnh báo bệnh nhân không nên sử dụng bằng bất cứ hình thức nào.
Nhóm nghiên cứu cho biết, việc dùng nhau thai dưới dạng thuốc hay nấu chín đều không loại bỏ được nguy cơ nhiễm Zika, viêm gan và HIV hoàn toàn.
Tháng 6 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ đã thông báo về trường hợp 1 trẻ sơ sinh nhiễm trùng huyết do bú sữa mẹ bị nhiễm khuẩn Streptococcus nhóm B. Nguyên nhân do mẹ bé đã uống viên nang làm từ nhau thai hàng ngày.
"Sữa mẹ không chứa khuẩn Streptococcus nhóm B mà chính viên nang nhau thai là thủ phạm. Đây là bằng chứng chắc chắn đầu tiên cho thấy viên nang làm từ nhau thai bị nhiễm bệnh có thể là nguồn lây nhiễm", TS Grunebaum nhấn mạnh và khuyên các sản phụ dừng ăn nhau thai.
Nhau thai có nhiệm vụ vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng nuôi bào thai và loại bỏ các chất độc hại trong suốt thai kỳ.
Cách đây khoảng 1 thế kỷ, con người bắt đầu ăn nhau thai để bồi bổ sức khỏe. Hiện nay, nhau thai được tiêu thụ dưới nhiều dạng như chế biến thành viên nang, nấu chín, ăn sống...
Bình An (Theo Dailymail)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Hỏi : Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn phổi do vỡ ối non có chữa được không? Thứ Năm, 15/06/2023, 13:00
- CÁC LOẠI KHÁNG SINH AN TOÀN CHO PHỤ NỮ CÓ THAI Thứ Hai, 12/06/2023, 16:00
- Vỡ nước ối bao lâu thì sinh? Tìm hiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất Thứ Hai, 12/06/2023, 15:00
- Vỡ ối non là gì và gây nguy hiểm như thế nào? Thứ Hai, 12/06/2023, 13:00
- Các tư thế vận động giúp sản phụ bớt đau khi chuyển dạ Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Sản phụ cần làm gì khi có những dấu hiệu của sẩy thai? Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Hướng dẫn tự theo dõi thai nhi cùng bác sĩ - Đếm cử động thai mỗi ngày Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- 11 điều cần biết về đái tháo đường thai kỳ Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Suy thai do dây rốn thắt nút - Mẹ cần làm gì để cứu thai nhi? Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Làm gì khi mẹ bầu bị thiếu ối? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Sảy thai bao lâu thì có thai lại được ? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00