Các tư thế vận động giúp sản phụ bớt đau khi chuyển dạ Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
Chuyển dạ thường kéo dài – trung bình 12 tiếng – với cơn đau tăng dần, từ nhẹ đến mạnh, từ ngắn đến dài. Bắt đầu chuyển dạ cơn đau nhẹ, kéo dài 20s; lúc sắp sinh cơn đau mạnh, kéo dài khoảng 60s. Để giúp cho sản phụ cảm giác thư giãn, dễ chịu mỗi khi có cơn đau xuất hiện, dưới đây là tư vấn của bác sĩ Sản phụ khoa.
Nếu chỉ nằm hoặc ngồi, bạn sẽ khó mà chịu đựng suốt cuộc chuyển dạ, đặc biệt là giai đoạn sắp sinh. Hãy thay đổi tư thế thường xuyên và tìm ra tư thế phù hợp nhất, dễ chịu nhất lúc cơn đau xuất hiện. Chi tiết được miêu tả như sau:
1. Tư thế thứ nhất: Tựa vào chồng hoặc người thân
- Trong giai đoạn đầu chuyển dạ cơn đau nhẹ và thưa, tư thế đứng thẳng sẽ giúp cơn co giảm độ mạnh, giúp sản phụ bớt đau hơn.
- Sản phụ có thể tựa vào chồng hoặc người thân trong tư thế đứng thẳng, tay vòng qua cổ chồng/ người thân. Khi cơn đau tăng mạnh, sản phụ nhẹ nhàng đu đưa người như đang nhảy điệu van-xơ nhẹ nhàng và nhờ chồng/ người thân mat-xa lưng.
2. Tư thế thứ 2: Lắc lư người
- Sản phụ có thể ngồi trên một chiếc ghế hoặc giường, miễn sao giường hoặc ghế không quá cao để bạn có thể chạm được cả bàn chân xuống đất.
- Sau đó hãy nhẹ nhàng lắc lư người qua phải - qua trái.
3. Tư thế thứ 3: Cúi đầu vào thành ghế
- Trong lúc chuyển dạ có nhiều sản phụ cảm thấy lưng đau mỏi rất khó chịu.
- Hãy ngồi ghế theo chiều ngược với bình thường, tay ôm hoặc đặt lên thành ghế và cúi đầu lên thành ghế hoặc lên hai cánh tay, đồng thời nhờ người thân matxa lưng.
- Tư thế này sẽ giúp sản phụ dễ chịu hơn để tiếp tục công cuộc vượt cạn.
4. Tư thế thứ 4: Gác chân lên ghế
- Động tác gác một chân lên ghế nhìn như đang tập thể dục lại có tác dụng giảm đau với một số sản phụ.
- Lưu ý không nên chọn chiếc ghế quá cao sao cho bàn chân còn lại có thể tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất.
- Nếu không bạn có thể chọn một chiếc bục kê chân để thực hiện tư thế này.
5. Tư thế thứ 5: Ngồi kê một chân
Dùng một cái bục kê chân có độ cao vừa phải, kê một chân lên đó. Bạn có thể đổi chân để cảm thấy dễ chịu hơn.
Tư thế thứ 5: Ngồi kê một chân.
6. Tư thế thứ 6: Quỳ gối
- Đây là tư thế được các bác sĩ sản khoa đánh giá là phù hợp với rất nhiều sản phụ.
- Quỳ gối và ôm một quả bóng dành cho sản phụ là cách để giúp bạn giảm tình trạng đau lưng, trong khi đó phần thân trên và đôi tay của bạn được "nghỉ ngơi" trên quả bóng.
7. Tư thế thứ 7: Ngồi xổm
- Tư thế này tuy hơi khó khi bụng của bạn đang rất to nhưng nếu có thể thì hãy thử nhé. Vì ngồi xổm giúp khung xương chậu của người mẹ rộng mở, tạo điều kiện cho bé lọt xuống dễ hơn.
- Hãy vịn tay vào một nơi chắc chắn như thành ghế hoặc mép giường khi ngồi.
- Có thể nhờ chồng hoặc người thân ngồi lên ghế, còn bạn vịn tay vào hai đầu gối của họ.
8. Tư thế thứ 8: Ngồi tựa lưng vào tường rất dễ giảm đau
- Tư thế đơn giản này lại có tác dụng với một số sản phụ.
- Tuy nhiên bạn hãy kê thêm gối khi tựa lưng để tránh bị đau lưng mỗi khi có cơn co. Trong mỗi cơn co, hãy gập – duỗi đầu gối sao cho bạn cảm thấy dễ chịu nhất.
9. Tư thế thứ 9: Quỳ gối, chống tay
- Đây là tư thế được giúp bé nhận được nhiều oxy nhất trong quá trình chuyển dạ. Đừng e ngại tư thế này.
- Có thể thử ở trên giường hoặc trên sàn nhà trải thảm. Bạn có cảm giác hơi căng tức ở xương sống nhưng thực sự, kiểu này giúp bạn giảm đau lưng và giúp bé xoay về tư thế thuận lợi để chuẩn bị ra ngoài.
10. Tư thế thứ 10: Nằm nghiêng một bên
- Hãy áp dụng tư thế này để sau mỗi cơn co bạn có những phút nghỉ ngơi.
- Nằm nghiêng về một bên, kẹp gối vào hai chân giúp cơ thể được thoải mái nhất.
- Kiểu nằm này giúp máu từ mẹ vận chuyển vào bào thai là tối đa. Ngoài ra, nó còn giúp nâng đỡ bụng bầu, giảm đau lưng cho mẹ.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Làm gì khi mẹ bầu bị thiếu ối? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Sảy thai bao lâu thì có thai lại được ? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Hướng dẫn cách massage cho sản phụ khi chuyển dạ Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Những lợi ích nuôi con từ sữa mẹ Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Tổng hợp những dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu chị em cần biết Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải sớm không? Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- Ra khí hư lẫn máu sau khi quan hệ có đáng lo ngại không? Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không? Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- Điều trị u xơ tử cung thế nào? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00
- Siêu âm lúc nào tính tuổi thai đúng nhất? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00