Vỡ nước ối bao lâu thì sinh? Tìm hiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất Thứ Hai, 12/06/2023, 15:00
Việc biết được thời gian vỡ nước ối bao lâu thì sinh không chỉ giúp các chị em chuẩn bị cho cuộc vượt cạn đầy thử thách, mà còn rất cần thiết để nhận diện tình trạng sức khỏe của bé yêu khi đang còn trong bụng mẹ.
Trong suốt thai kỳ, em bé được bao bọc bởi một chiếc túi có màng bên trong chứa đầy dịch lỏng gọi là túi ối. Túi ối và nước ối giúp chở che cho thai nhi khỏi các xâm nhập có hại từ môi trường tử cung và âm đạo, cũng như là một chiếc đệm lót để bé phát triển, xoay trở, bảo vệ bé an toàn không bị cơ quan xung quanh chèn ép.
Vỡ nước ối là một sự kiện quan trọng báo hiệu sắp đến giờ lâm bồn nên các chị em khi mang thai rất quan tâm đến câu hỏi vỡ nước ối bao lâu thì sinh. Thế nhưng trước hết mẹ bầu cần nhận biết được mình bị vỡ nước ối khi sự kiện này xảy ra.
Dấu hiệu vỡ nước ối rất khác nhau ở mỗi phụ nữ. Nhiều bà bầu có cảm giác “bục” nước ối rất rõ ràng, theo sau là lượng lớn nước ối tuôn ra ồ ạt. Với nhiều người khác, nước ối tạo thành dòng chảy, ngắt quãng hoặc liên tục, rỉ ra từ âm đạo. Một số chị em có nước ối rỉ ra rất ít, chỉ đủ làm ướt quần lót nên có thể gây nhầm lẫn với tình trạng són tiểu.
Để phân biệt với tiểu són do áp lực tử cung lên bàng quang hoặc với huyết trắng thai kỳ, nước ối có đặc điểm là chất dịch có màu rất nhạt, gần như trong và hoàn toàn là nước. Nước ối hoàn toàn không có mùi hoặc mùi hơi ngọt.
Vỡ nước ối bao lâu thì sinh? Các giai đoạn chuyển dạ diễn ra như thế nào?
Vỡ nước ối bao lâu thì sinh phụ thuộc nhiều vào việc nước ối vỡ vào thời điểm nào của thai kỳ và thời gian chuyển dạ của mẹ bầu kéo dài bao lâu.
Trong hầu hết các trường hợp, mẹ bầu bắt đầu chuyển dạ trước hoặc không lâu sau khi vỡ nước ối. Thai đủ tháng thường bắt đầu chuyển dạ trong vòng 24 giờ sau khi vỡ nước ối. Tùy vào mỗi người mà giai đoạn chuyển dạ cho đến lúc sinh dài ngắn khác nhau.
Những cơn gò nhẹ thưa thớt của giai đoạn chuyển dạ mở đầu có thể kéo dài vài giờ, nhưng cũng có khi lên đến vài ngày. Sau kỳ mở đầu này , cổ tử cung cần tiếp tục mở rộng bằng những cơn co gò dữ dội hơn, đều đặn và gần nhau hơn trong giai đoạn chuyển dạ tích cực để em bé có thể đi qua.
Giai đoạn chuyển dạ tích cực kéo dài trung bình từ 8 đến 12 giờ ở những mẹ sinh con lần đầu và khoảng 5 giờ nếu mẹ sinh từ lần 2. Một số ít phụ nữ thậm chí trải qua chuyển dạ kéo dài, từ 18 đến 24 giờ. Kết thúc giai đoạn này, mẹ bước vào giai đoạn sinh con khi cổ tử cung đã mở rộng tối đa.
Như vậy, những số liệu trên đây có thể giúp mẹ bầu hình dung được quá trình chuyển dạ sinh con nhưng không thể đưa ra dự đoán chính xác về khoảng thời gian vỡ ối bao lâu thì đẻ.
Vỡ nước ối bao lâu thì sinh – trường hợp vỡ ối trước khi có chuyển dạ tự nhiên (Prelabor Rupture of Membranes)
Trong khoảng 8 – 10% trường hợp, vỡ nước ối xảy ra sớm khi mẹ chưa đến kỳ chuyển dạ tự nhiên hay chưa đến ngày dự sinh. Càng ở lâu trong bụng mẹ sau khi bọc vối đã vỡ, nguy cơ bé bị nhiễm trùng càng cao.
Vì vậy, trong trường hợp này, vỡ nước ối bao lâu thì sinh? Câu trả lời phụ thuộc vào việc bác sĩ sẽ cần theo dõi sát để đảm bảo bé an toàn trong bụng mẹ hay dùng các phương pháp kích thích chuyển dạ, thậm chí là chỉ định mổ lấy thai để giúp mẹ lâm bồn sớm hơn nếu cần thiết.
Mẹ cần làm gì khi bị vỡ nước ối?
Việc biết được vỡ nước ối bao lâu thì sinh sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị thích hợp khi hiện tượng này xảy ra. Nhiều mẹ cũng quan tâm đến vấn đề vỡ ối bao lâu thì nhập viện? Nếu bị vỡ nước ối khi thai đã trưởng thành (hơn 37 tuần tuổi), mẹ có thể đợi ở nhà cho đến khi những cơn gò chuyển dạ đầu tiên xuất hiện mới nhập viện, tuy nhiên không được lâu hơn 24 giờ.
Trong trường hợp vỡ nước ối hoàn toàn bình thường và thai đủ tháng, mẹ có thể chuẩn bị cho cơn lâm bồn đang tới bằng những việc sau đây:
- Ăn uống như bình thường và nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo sức khỏe
- Mẹ bầu vẫn có thể đi lại và hoạt động nhẹ nhàng để cảm thấy dễ chịu và giúp quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn
- Nước ối sẽ tiếp tục rỉ ra, vì vậy mẹ bầu cần giữ sạch sẽ và khô thoáng bằng cách sử dụng băng vệ sinh và thay thường xuyên. Không nên dùng tampon để tránh tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bé.
- Không nên quan hệ tình dục khi nước ối đã vỡ vì điều này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và tử cung, gây nguy hiểm cho bé.
Ngoài những chuẩn bị về sức khỏe kể trên, đây cũng là lúc mẹ nên kiểm tra lại các vật dụng cần thiết trong túi đồ đi sinh, dùng cho những ngày trong bệnh viện sắp tới.
Khi nào mẹ bầu cần nhanh chóng nhập viện?
Mẹ bầu cần nhanh chóng nhập viện nếu nước ối có những dấu hiệu bất thường như có mùi hôi, có màu đen hoặc lẫn máu. Nước ối bị rỉ có màu vàng hoặc xanh là dấu hiệu bị lẫn với phân su của bé, mẹ cũng cần nhanh chóng đến bệnh viện vì nếu bé hít phải phân su thì sẽ rất nguy hiểm.
Vỡ nước ối khi thai non tháng (dưới 37 tuần tuổi) tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, nhau bong non, chèn ép dây rốn, sa dây rốn… đe dọa sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé. Nếu thấy có dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị vỡ ối sớm, mẹ bầu cần ngay lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra, theo dõi và chăm sóc.
Ngoài những biểu hiện nước ối bất thường kể trên, mẹ bầu sau khi vỡ ối cần nhanh chóng liên hệ bệnh viện nếu có một trong các triệu chứng sau:
- Cảm thấy không khỏe, sốt, lạnh hoặc đổ mồ hôi
- Em bé ít hoạt động hơn bình thường
- Mẹ cảm thấy những cơn đau rõ nét kéo dài liên tục ở bụng
Mong rằng qua bài viết, các mẹ bầu sắp sinh con không còn cảm thấy hoang mang với câu hỏi vỡ nước ối bao lâu thì sinh cũng như có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chuẩn bị cho sự kiện thai kỳ quan trọng này.
Nguồn Hello Bác sĩ
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Vỡ ối non là gì và gây nguy hiểm như thế nào? Thứ Hai, 12/06/2023, 13:00
- Các tư thế vận động giúp sản phụ bớt đau khi chuyển dạ Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Sản phụ cần làm gì khi có những dấu hiệu của sẩy thai? Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Hướng dẫn tự theo dõi thai nhi cùng bác sĩ - Đếm cử động thai mỗi ngày Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- 11 điều cần biết về đái tháo đường thai kỳ Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Suy thai do dây rốn thắt nút - Mẹ cần làm gì để cứu thai nhi? Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Làm gì khi mẹ bầu bị thiếu ối? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Sảy thai bao lâu thì có thai lại được ? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Hướng dẫn cách massage cho sản phụ khi chuyển dạ Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Những lợi ích nuôi con từ sữa mẹ Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Tổng hợp những dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu chị em cần biết Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00