Sa bàng quang có ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở phụ nữ? Thứ Hai, 29/04/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
Sa bàng quang là bệnh lý không hiếm gặp, thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh đẻ, người cao tuổi. Tình trạng sa bàng quang có ảnh hưởng đến đời sống tình dục của phụ nữ?
1. Bàng quang là gì?
Bàng quang hay bọng đái là một tạng rỗng thuộc hệ tiết niệu, chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát ra ngoài cơ thể nhờ quá trình đi tiểu. Đặc điểm của bàng quang là một thể tích không hằng định, hình dạng, kích thước và vị trí thay đổi theo lượng nước tiểu chứa bên trong nó. Nước tiểu vào bàng quang qua niệu quản và ra khỏi bàng quang thông qua niệu đạo.
Khi có hiện tượng buồn đi tiểu thì dung tích của bàng quang sẽ ở mức 350 – 750ml, còn ở nữ giới sẽ ở khoảng 250 – 550 ml.
2. Các bệnh lý thường gặp liên quan bàng quang là gì?
- Viêm bàng quang: là căn bệnh phổ biến nhất có thể gặp cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh do vi khuẩn gây ra hoặc do biến chứng của các bệnh các tiểu đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt,... Một số trường hợp, bệnh tái phát nhiều lần. Bệnh ở nữ phổ biến hơn nam do niệu đạo của nữ ngắn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn.
- Sỏi bàng quang: Bệnh thường xảy ra nhiều ở nam giới, khi người bệnh gặp khó khăn trong việc tống xuất nước tiểu, có thể đi tiểu đau, dòng nước tiểu yếu hoặc dẫn đến bí tiểu cấp.
- Ung thư bàng quang: Các triệu chứng bệnh khó nhận biết. Hiện chưa tìm hiểu được rõ nguyên nhân gây ung thư bàng quang, nhưng các nghiên cứu đều chỉ ra có thể do ảnh hưởng của việc hút thuốc lá, nhiễm ký sinh trùng hay do người bệnh tiếp xúc với hóa chất lâu ngày.
- Bệnh bàng quang thần kinh: là bệnh lý gây mất chức năng giữ và tống xuất nước tiểu của bàng quang do tổn thương ở hệ thống thần kinh.
- Bàng quang tăng hoạt (OAB): Là tình trạng khi bàng quang co bóp không đúng thời điểm, co thắt quá mức làm mất phối hợp với cơ thắt niệu đạo. Nguyên nhân của tình trạng này thường do bị rối loạn tinh thần, đột quỵ, sử dụng quá nhiều cà phê hoặc rượu bia,…
- Bệnh sa bàng quang (bàng quang tăng sinh).
Hình ảnh sa bàng quang
Điểm lưu ý: Cách ngăn ngừa các bệnh bàng quang · Uống đủ lượng nước mỗi ngày, khoảng 2 lít nước mỗi ngày để làm sạch vi khuẩn trong đường tiết niệu. Tuy nhiên cũng không nên uống quá nhiều nước hoặc quá ít nước sẽ khiến bàng quang hoạt động bất thường và gây bệnh. · Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm, tránh trường hợp vi khuẩn có cơ hội tấn công bàng quang. · Không nhịn tiểu bởi hành động này rất có hại cho bàng quang, khiến các cơ yếu đi làm làm tròn chức năng co thắt. · Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì bởi nếu trọng lượng cơ thể quá nặng có thể khiến áp lực lên bàng quang tăng dẫn đến sa bàng quang. · Tránh xa thuốc lá bởi chúng là nguyên nhân tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang. · Hạn chế sử dụng thực phẩm gây kích thích bàng quang như: đồ ăn cay, chứa nhiều axit,… |
3. Sa bàng quang là gì?
- Bình thường, về phương diện giải phẫu học, bàng quang nằm giữa xương mu (phía trước) và tử cung ( phía sau) và ở trên âm đạo.
- Khi có hiện tượng suy yếu hoặc tổn thương hệ thống mô liên kết thành trước của âm đạo, bàng quang bị phình ra và sà xuống âm đạo gọi là sa bàng quang. Hiện tượng sa bàng quang, hay còn gọi là chứng thoát vị bàng quang, bàng quang có thể bị lồi lên hoặc thụt vào âm đạo.
Sự căng các cơ hỗ trợ vùng chậu có thể dẫn đến sa bàng quang. Nó thường xảy ra trong quá trình sinh đẻ, bị táo bón mãn tính, ho dữ dội hoặc nặng nề. Sa bàng quang cũng có xu hướng gây ra các vấn đề sau mãn kinh khi nồng độ estrogen giảm.
- Có 4 mức độ sa bàng quang: bàng quang sa xuống âm đạo (I); bàng quang sa xuống có thể chạm đến lỗ âm đạo (II); bàng quang nhô ra khỏi âm đạo (III); bàng quang sa hoàn toàn qua lỗ âm đạo (IV).
Tình trạng sa bàng quang nhẹ hoặc trung bình có thể áp dụng hiệu quả các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Trong trường hợp nặng hơn, bệnh nhân cần phẫu thuật để giữ âm đạo và các cơ quan vùng chậu khác ở đúng vị trí.
4. Nguyên nhân gây sa bàng quang
Mang thai và sinh con là nguyên nhân chính gây sa bàng quang: Trong thời gian mang thai và sinh đẻ, các cơ vùng chậu và mô nâng đỡ thường bị kéo căng. Đây là những nhóm cơ giữ cố định bàng quang, vì vậy nếu chúng bị căng quá mức hoặc yếu đi, bàng quang sẽ tụt vào âm đạo. Phụ nữ từng mang thai, đặc biệt là phụ nữ sinh nở nhiều lần qua đường âm đạo, thường có nguy cơ cao bị chứng sa bàng quang. Ngay cả khi phụ nữ sinh mổ cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Thời kỳ mãn kinh: Có thể bị sa bàng quang do nồng độ nội tiết tố nữ estrogen bị giảm sút. Estrogen có nhiệm vụ chính là duy trì sức mạnh, sự rắn chắc và đàn hồi của cơ âm đạo. Vì vậy, hiện tượng nồng độ estrogen giảm kèm theo giai đoạn chuyển sang mãn kinh có thể làm cho nhóm cơ mỏng và ít đàn hồi hơn, gây suy yếu toàn bộ.
Sự căng thẳng quá mức hoặc nhấc đồ nặng đôi khi cũng góp phần làm sa bàng quang: Khi căng nhóm cơ sàn chậu, cũng có nguy cơ bị sa bàng quang (đặc biệt nếu cơ thành âm đạo bị suy yếu do mãn kinh hoặc sinh nở). Một số hoạt động căng cơ có thể gây ra sa bàng quang như nhấc đồ rất nặng, ho mãn tính và nặng, táo bón và rặn khi đi vệ sinh.
Thừa cân béo phì: rất dễ bị sa bàng quang do trọng lượng cơ thể thừa tăng thêm áp lực lên các nhóm cơ sàn chậu.
5. Dấu hiệu nhận biết bị sa bàng quang
- Đau hoặc khó chịu vùng chậu: Luôn có cảm giác căng tức hoặc có áp lực ở vùng xương chậu, bụng dưới và đau nhức âm đạo. Đau tăng lên khi bạn hắt hơi, ho hoặc gắng sức.
- Rối loạn đường tiểu: Nếu hay bị chảy nước tiểu khi ho, hắt hơi, cười lớn hoặc ráng sức. Có sự thay đổi khi đi tiểu như như tiểu đau, tiểu rắt, khó tiểu, bí tiểu thậm chí tiểu không tự chủ. Bên cạnh đó có trường hợp luôn thấy bàng quang chưa rỗng hoàn toàn sau khi đã đi tiểu xong. Theo dõi tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), phụ nữ bị sa bàng quang cũng thường hay nhiễm trùng bàng quang.
- Đau vùng thắt lưng: Một số phụ nữ mắc chứng sa ruột của bàng quang thường cảm thấy đau, tức, hoặc khó chịu vùng thắt lưng. Đau lưng là triệu chứng phổ biến của nhiều tình trạng bệnh nên là dấu hiệu dễ nhầm lẫn và dễ bị bỏ qua.
- Đau khi giao hợp và có thể do một số nguyên nhân liên quan đến tình trạng sa bàng quang. Đau khi quan hệ hoặc són tiểu khi gần gũi chồng, dấu hiệu này xảy ra khi bàng quang đã sa xuống ngả âm đạo.
- Cảm nhận sự hiện diện của bướu trong âm đạo: Trong một số trường hợp nặng, bàng quang bị hạ thấp xuống âm đạo nên khi ngồi xuống sẽ có cảm giác như đang ngồi trên quả bóng hoặc quả trứng, cảm giác này sẽ biết mất khi đứng dậy hoặc nằm xuống.
Các triệu chứng này tăng lên khi người bệnh đứng trong thời gian dài và có thể hết đau sau khi nằm nghỉ ngơi.
6. Sa bàng quang có nguy hiểm không?
- Sa bàng quang sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Phụ nữ sẽ thường xuyên cảm thấy chán nản, mệt mỏi và mặc cảm trong mỗi cuộc ‘yêu’, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến lãnh cảm và có thể phá vỡ hạnh phúc gia đình.
- Nguy hiểm hơn là khi bàng quang bị ứ đọng nước do khó tiểu, tiểu ít kéo dài sẽ gây ra suy giảm chức năng thận, khiến thận hoạt động kém hơn bình thường. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ để lại biến chứng rất nguy hiểm, không chỉ đe dọa đến sinh lý, giảm khả năng thụ thai mà còn nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
- Phụ nữ bị sa bàng quang có ảnh hưởng đến đời sống tình dục do khó chịu, đau khi quan hệ, nên họ thường âm thầm chịu đựng, sợ gần gũi với chồng. Do vậy, sẽ ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng và hạnh phúc gia đình.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân, và cuộc sống gia đình hạnh phúc, khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
TSBT tổng hợp
Nguồn: benhvienphuongdong.vn; hellobacsi.com; vinmec.com
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- 10 lợi ích sức khỏe của quan hệ tình dục Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Tình dục đồng giới: làm thế nào để quan hệ an toàn? Thứ Bẩy, 27/04/2024, 00:00
- Nam quan hệ tình dục đồng giới - Họ là ai? Thứ Sáu, 26/04/2024, 00:00
- Thuốc tránh thai hàng ngày: Viên tránh thai chỉ có progestin (Phần 2) Thứ Năm, 25/04/2024, 00:00
- Dành cho thanh thiếu niên: Cách đưa ra quyết định lành mạnh về tình dục (Phần 2) Thứ Tư, 24/04/2024, 00:00
- Dành cho thanh thiếu niên: Cách đưa ra quyết định lành mạnh về tình dục (Phần 1) Thứ Ba, 23/04/2024, 00:00
- Thuốc tránh thai hàng ngày: Viên tránh thai chỉ có progestin (Phần 1) Thứ Hai, 22/04/2024, 00:00
- Thuốc uống tránh thai hàng ngày: Viên tránh thai kết hợp (Phần 2) Chủ Nhật, 21/04/2024, 00:00
- Thuốc uống tránh thai hàng ngày: Viên tránh thai kết hợp (Phần 1) Thứ Bẩy, 20/04/2024, 00:00
- Một số câu hỏi thường gặp ở triệt sản nam Thứ Sáu, 19/04/2024, 00:00
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa nicotine và ham muốn tình dục? Thứ Năm, 18/04/2024, 00:00
- Ham muốn tình dục thấp ở nam giới Thứ Tư, 17/04/2024, 00:00
- “Cậu nhỏ” sẽ thay đổi như thế nào khi bạn già đi? Thứ Ba, 16/04/2024, 00:00