Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Sinh Nguy Hiểm Không, BS Trả Lời Thứ Sáu, 01/12/2023, 15:00
Rối loạn kinh nguyệt đang dần trở nên phổ biến hơn ở thời buổi ngày nay bởi vì nhiều nguyên nhân tác động và không còn là vấn đề xa lạ với chị em phụ nữ. Hiện tượng này không những gây tác động xấu đến sức khỏe mà nó còn gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho những người bị mắc phải, đặc biệt là khi nghe được nhiều luồng thông tin khác nhau đối với căn bệnh này.
Một trong những tác hại của rối loạn kinh nguyệt mang lại là rối loạn kinh nguyệt khó có thai, nhất là sau khi vừa mới sinh con và điều này dẫn đến nhiều thắc mắc từ chị em như rối loạn kinh nguyệt có khả năng mang thai không? hay rối loạn kinh nguyệt làm sao để có thai?
Trong bài viết dưới đây, hãy để chúng tôi giải đáp những vấn đề này cho bạn nhé.
Rối loạn kinh nguyệt – Hiện tượng phổ biến ở nhiều phụ nữ
Trước tiên, để trả lời cho câu hỏi bệnh rối loạn kinh nguyệt là gì, chúng ta cần phải hiểu rõ về kinh nguyệt. Kinh nguyệt là một loại triệu chứng sinh lý đặc biệt mà chỉ có phụ nữ mới có. Theo đó, kinh nguyệt có thể được hiểu đơn giản là các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại trong cơ thể, cụ thể là biểu hiện ra máu ở âm đạo, do các hormone sinh dục gây ra và cần thiết cho sự sinh sản.
Đến thời điểm trứng chín và rụng xuống, nếu trứng không gặp được tinh trùng để thụ tinh, khoảng 14 ngày sau đó hoàng thể sẽ thoái hóa, nồng độ hormone estrogen giảm làm mỏng niêm mạc tử cung gây chèn và co thắt các mạch máu. Điều này dẫn tới máu huyết không lưu thông được, các tổ chức niêm mạc bị hoại tử dần và rụng gây ra triệu chứng xuất huyết ở âm đạo.
Kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra ở hầu hết các bạn gái khi ở trong độ tuổi dậy thì
Kinh nguyệt thường xảy ra theo chu kỳ hằng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh, kéo dài từ 3 đến 5 ngày hoặc từ 2 đến 7 ngày cũng được xem là bình thường, và khiến cơ thể mất đi một lượng máu khoảng 50 – 100 ml. Chu kỳ kinh nguyệt lý tưởng là 28 ngày kể từ ngày đầu tiên của một chu kỳ này đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở phụ nữ trưởng thành nằm trong khoảng thời gian từ 21 đến 35 ngày, đối với thiếu nữ thì có sự dao động rộng hơn thường trong khoảng 21 đến 45 ngày.
Bất kì các dấu hiệu bất thường nào liên quan đến kinh nguyệt như chu kỳ kinh nguyệt hay lượng máu kinh đều được gọi chung bằng một cái tên duy nhất là rối loạn kinh nguyệt.
Các dấu hiệu của chứng rối loạn kinh nguyệt bao gồm:
- Kinh nguyệt ngắn: là tình trạng chu kỳ kéo dài chưa đến số ngày tối thiểu là 21 ngày.
- Kinh nguyệt dài: ngược lại với tình trạng trên, số ngày của kinh nguyệt dài kéo dài hơn bình thường (tức là trên 35 ngày).
- Kinh nguyệt ít: là tình trạng lượng máu kinh ra quá ít (dưới 50ml) trong một chu kỳ kinh nguyệt.
- Kinh nguyệt nhiều: là tình trạng ngược lại với kinh nguyệt ít, tức là lượng máu kinh ra quá nhiều (trên 100ml) và thường kèm theo những cục máu đông lớn.
- Kinh nguyệt không theo quy luật: là tình trạng hỗn hợp giữa các loại kinh nguyệt trên, lúc thì kinh nguyệt ngắn, lúc thì kinh nguyệt dài, lúc thì kinh nguyệt ít và lúc thì kinh nguyệt nhiều.
- Vô kinh: tình trạng không có kinh nguyệt xuất hiện từ 06 tháng trở lên được gọi là vô kinh.
- Rong kinh: gần giống như kinh nguyệt nhiều, ở rong kinh số ngày có kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu ra ở âm đạo thường rất nhiều (trên 100ml).
- Thống kinh: đây là hiện tượng phổ biến nhất. Thống kinh là tình trạng trong thời kỳ có kinh nguyệt thì bụng dưới của chị em phụ nữ trở nên đau dữ dội và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của họ.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh cũng là rối loạn kinh nguyệt, nhưng có đặc điểm nhận dạng có nhiều điểm tương đối khác biệt nên chị em cần lưu ý. Sau thời gian mang thai rồi lại sinh nở, thời gian có kinh nguyệt trở lại của mỗi người là không giống nhau vì có sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ trở lại trong các khoảng thời gian như sau:
- Sau khoảng 3 tháng đến 1 năm đối với người nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
- Sau khoảng 1,5 đến 2 tháng đối với người nuôi con bằng sữa ngoài.
- Sau khoảng 2 tháng đối với người sinh mổ.
Như vậy, nếu kinh nguyệt xuất hiện ngoài những khoảng thời gian đã được liệt kê ở trên thì được gọi là rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Cũng giống như rối loạn kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thể đi kèm một số triệu chứng như chu kỳ kinh không đều; rong kinh; máu kinh ra lúc ít lúc nhiều; khí hư có màu xanh, màu đậm, hôi; máu kinh có nhiều cục huyết đen, đau bụng dưới,… tùy thuộc vào dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt mà chị em mắc phải.
Để tiếp tục trả lời cho câu hỏi bi roi loan kinh nguyet co thai duoc khong, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem có những nguyên nhân nào dẫn đến chứng rối loạn kinh nguyệt đặc biệt là sau thời kỳ sinh nở của chị em phụ nữ nhé.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Một số lý do chính gây nên rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thể được liệt kê ra như sau:
Nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi
Nội tiết tố hay các hormone tác động rất nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, ví dụ như việc rối loạn hoạt động của nội tiết tố tác động lên hệ thống dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng,… làm cho chu kỳ kinh nguyệt sai lệnh cũng là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều. Đặc biệt là sau quá trình mang thai rồi sinh con, nội tiết tố sẽ bị thay đổi nghiêm trọng nên chị em thường gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Hơn nữa, khi cho trẻ bú sữa mẹ, cơ thể của người mẹ sẽ tiết ra hormone prolactin tác động trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em.
Căng thẳng, stress hay mệt mỏi quá độ
Tâm lý căng thẳng hay áp lực từ cuộc sống làm cơ thể mệt mỏi luôn dễ dàng dẫn tới bệnh rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt là sau khi sinh, chị em có nhiều thứ phải lo lắng nhất là việc chăm sóc thiên thần nhỏ vừa chào đời của mình. Chăm con chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là đối với những người vừa sinh con lần đầu sẽ dễ dàng bị stress. Còn nếu là những người đã có kinh nghiệm chăm con thì lúc sinh đứa sau cũng phải cùng lúc chăm sóc cả đứa lớn và đứa nhỏ. Trong khi cơ thể chưa được phục hồi hoàn toàn, chưa kể sau một khoảng thời gian nhất định chị em còn phải trở lại với công việc mà đã phải lo liệu nhiều thứ nên cơ thể mệt mỏi quá độ là điều đương nhiên.
Bên cạnh đó, dinh dưỡng cũng là một yếu tố rất quan trọng. Việc ăn uống thất thường hay không đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng dẫn đến việc thiếu chất và mệt mỏi của những bà mẹ trẻ. Nhất là trong khoảng thời gian này, cơ thể người mẹ phải luôn được cung cấp đầy đủ chất để sản xuất ra sữa đi nuôi con nên việc ăn uống cũng càng cần phải cẩn trọng.
Stress và căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến nội tiết tố bên trong bị ảnh hưởng
Tâm lý và cơ thể bị căng thẳng, mệt mỏi sẽ dẫn đến việc nội tiết tố trong cơ thể cũng thay đổi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em nói chung và sức khỏe sinh sản, rối loạn kinh nguyệt nói riêng. Đây là điều mà chị em thường chủ quan và bỏ qua nhất nên tác hại của nó lại càng nguy hiểm.
Mắc bệnh phụ khoa
Khoảng thời gian sau khi sinh con là thời gian dễ bị mắc các bệnh phụ khoa nhất do nhiều nguyên nhân như sức đề kháng yếu sau khi sinh nên dễ dàng bị nấm xâm nhập, nhiễm vi khuẩn sau khi trải qua việc sinh nở, nhiều chị em cũng vì tâm sinh lý ham muốn và “chiều chồng” nên có quan hệ tình dục quá sớm,… Tất cả những yếu tố trên có thể khiến phụ nữ mắc nhiều căn bệnh phụ khoa ở tử cung và buồng trứng như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung,… Đây đều là những căn bệnh dẫn tới việc rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh mà chị em thường gặp phải.
Rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không?
Vậy rối loạn kinh nguyệt có thể có thai không? Nhiều chị em phụ nữ vẫn thường lo lắng chuyện rối loạn kinh nguyệt khó có thai và rất muốn biết cách rối loạn kinh nguyệt làm sao để có thai. Sự thực thì, rối loạn kinh nguyệt vẫn có thai được, tuy nhiên thì điều này là rất khó. Để trả lời cho câu hỏi rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thai được không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu hậu quả gây vô sinh từ việc bị rối loạn kinh nguyệt nhé.
Rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra hiện tượng vô sinh ở phụ nữ
Rối loạn kinh nguyệt gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng mà không ai có thể lường trước được, và một trong số đó là nguy cơ dẫn đến vô sinh của nó. Khả năng thụ thai của phụ nữ thường dựa vào ngày rụng trứng, vì vậy người ta thường tính trước những ngày này để tăng khả năng có thai.
Khi bị rối loạn kinh nguyệt, việc dự tính ngày rụng trứng sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí có khi là không thể tính được. Việc nhiều người bị vô sinh do rối loạn kinh nguyệt đang ngày càng cao và đáng báo động khi ngày nay có nhiều nguyên nhân làm giảm chu kỳ kinh nguyệt nhất là tại thời điểm sau khi sinh. Bên cạnh đó, rối loạn kinh nguyệt cũng gây ảnh hưởng đến “chuyện ấy”.
Tình trạng cơ thể luôn mệt mỏi, đau nhức và khô rát vùng kín là nguyên nhân dẫn đến cảm giác khó chịu và không đủ sức để đáp ứng nhu cầu tình dục. Khi đó, sự hứng thú và tự tin trong “chuyện ấy” của bạn sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Bạn sẽ không còn hưng phấn hay thích thú trong nhu cầu sinh hoạt thường ngày vì luôn cảm thấy mệt mỏi và suy nhược, không muốn làm bất kì một thứ gì.
Tuy nhiên, chuyện có thai vẫn có thể xảy ra, nhưng vấn đề quan trọng là rối loạn kinh nguyệt làm sao để có thai? Phương pháp thiết thực và hiệu quả nhất là đi khám định kì ở bệnh viện và thay đổi lối sống từ việc ăn uống đến tâm lý để cơ thể bớt mệt mỏi hơn. Có như vậy thì bệnh rối loạn kinh nguyệt mới có thể được cải thiện và khả năng thụ thai của chị em mới trở lại được.
Khi lo lắng về vấn đề bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không, đặc biệt là ở thời điểm sau sinh, chị em thường mang tâm lý hoang mang và lo lắng. Hi vọng qua bài viết chia sẻ ở trên, các bạn sẽ hiểu hơn về rối loạn kinh nguyệt nói chung và rối loạn kinh nguyệt sau sinh nói riêng và những nguyên nhân của nó để có thể phòng tránh và giải đáp được nghi vấn rối loạn kinh nguyệt có thai không hay rối loạn kinh nguyệt liệu có thai được không mà nhiều người quan tâm đến này.
Nguồn HEALTHYBLOG
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
- 4 lý do tại sao mang thai trước hôn nhân có thể không phải là ý tưởng tốt nhất Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Rong Kinh Sau Sinh: Chuyện Thường Gặp Hay Bất Thường? Thứ Sáu, 01/12/2023, 14:00
- Điều Trị Vô Sinh Thứ Phát, Dễ Hay Khó? Thứ Sáu, 01/12/2023, 13:00
- 15 Dấu Hiệu Vô Sinh Sau Khi Phá Thai, Hệ Quả Khôn Lường Thứ Sáu, 01/12/2023, 13:00
- Chậm Kinh, Niêm Mạc Tử Cung Dày 16mm Có Thai Không? Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:00
- Vô sinh có tinh trùng không? [Chuyên gia giải đáp] Thứ Năm, 30/11/2023, 15:00
- [ Tổng hợp ] 6 + vấn đề liên quan đến Đau lưng khi mang bầu Thứ Năm, 30/11/2023, 13:00
- Bà bầu ăn măng cụt được không? Thứ Năm, 30/11/2023, 13:00
- Cách chữa mụn khi mang bầu Thứ Năm, 30/11/2023, 12:00
- Mới hết kinh quan hệ luôn có thai không? Thứ Năm, 30/11/2023, 09:00
- Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Là Bình Thường? Thứ Sáu, 24/11/2023, 15:00
- Tắc ống dẫn tinh là gì? Thứ Sáu, 24/11/2023, 14:00
- Những điều không nên làm sau khi phá thai chị em nên chú ý Thứ Sáu, 24/11/2023, 13:00