Bà bầu ăn măng cụt được không? Thứ Năm, 30/11/2023, 13:00
Măng cụt được biết đến là một trong những loại quả giàu Folate, mangan và vitamin C. Đây là các dưỡng chất giúp phòng ngừa dị tật thai nhi; cần thiết cho quá trình hình thành sụn và hệ xương trong bào thai. Đồng thời còn nâng cao hệ miễn dịch cho thai phụ. Vì thế, bà bầu ăn măng cụt có tốt không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc này.
Bà bầu ăn măng cụt được không?
Các chất dinh dưỡng có trong măng cụt sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thai. Giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh. Đồng thời còn ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Chống suy dinh dưỡng bào thai.
Vì thế, “CÓ” sẽ là câu trả lời cho thắc mắc “bà bầu ăn măng cụt được không?”.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý, nếu như mẹ bầu bị dị ứng với măng cụt. Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn loại quả này, mặc dù nó rất có lợi cho sức khỏe của thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu ăn măng cụt có tốt không?
Nếu như mẹ bầu ăn măng cụt ở mức độ vừa phải sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi. Cụ thể:
- Giá trị dinh dưỡng
Ăn măng cụt sẽ giúp mẹ bầu không bị nóng trong. Đồng thời còn tăng cường khả năng miễn dịch.
Bởi trong măng cụt có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng rất là nhiều như: chất béo, chất đạm, chất xơ, carbohydrat, calcium, phospho, sắt … và các loại vitamin như vitamin B1, C.
- Giảm thiểu tình trạng mệt mỏi ở mẹ bầu
Mang bầu sẽ khiến hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể chị em thay đổi. Vì thế, mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu và nhạy cảm hơn so với bình thường.
Thêm vào đó, tình trạng ốm nghén khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, ể oải. Dễ dấn đến stress ở mẹ bầu.
Trong măng cụt có chứa acid tryptophan- chất có khả năng tổng hợp ra serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến giấc ngủ, tâm trạng buồn vui. Đồng thời còn tạo ra sự phấn chấn, hứng khởi trong tinh thần.
Vì thế, để bản thân không mệt mỏi và stress, mẹ bầu nên ăn măng cụt mỗi ngày.
- Nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ bầu
Măng cụt là loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin rất là lớn. Ăn măng cụt mỗi ngày sẽ giúp hệ miễn dịch của mẹ bầu tăng cao. Từ đó, giúp mẹ bầu phòng tránh khỏi nguy cơ bị ốm vặt như cảm cúm, ho…
- Tốt cho tuần hoàn và tim mạch
Trong măng cụt chứa chất xanthones lớn – đây là một polyphenol. Chất này có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Bên cạnh đó, chất xanthones còn có công dụng là làm giãn nở mạch máu. Làm tăng lưu lượng máu đến thai nhi. Giúp thai phụ chống lại các bệnh như xơ vữa động mạch, cholesterol, nghẹt tim, … đây đều là những bệnh lý nguy hiểm đối với mẹ bầu.
- Bảo vệ làn da của mẹ
Hàm lượng vitamin A, C và các chất chống oxy hóa có trong măng cụt rất dồi dào. Mẹ bầu ăn măng cụt thường xuyên sẽ giúp làn da luôn được dưỡng ẩm. Đồng thời các dưỡng chất có trong măng cụt còn có khả năng chống lão hóa và ngăn ngừa các bệnh về da trong khi mang thai.
Bên cạnh đó, nước măng cụt khi được bôi lên da, các vấn đề về da như: eczema mụn trứng cá sẽ được cải thiện một cách hữu hiệu.
- Bảo vệ hệ thần kinh của thai nhi
Acid folic có trong măng cụt góp phần ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Không những thế, vỏ măng cụt còn có tác dụng trị tiêu chảy, chữa lỵ rất hiệu quả.
Bà bầu ăn măng cụt được không, ăn nhiều có hại không?
Lợi ích măng cụt mang lại cho mẹ bầu vô cùng lớn. Tuy nhiên, mẹ bầu lại không được ăn nhiều măng cụt, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn từ 2-3 quả. Nếu như mẹ bầu ăn nhiều măng cụt hàm lượng axit lactic có trong loại quả này sẽ lây nhiễm sang cho mẹ bầu.
Hơn nữa, hợp chất Xanthone có trong măng cụt sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu tự nhiên của cơ thể. Cho nên trước dự kiến sinh 2 tuần, mẹ bầu tuyệt đối không được ăn măng cụt.
Lưu ý, mẹ bầu bị đa hồng cầu nên hạn chế ăn măng cụt. Nếu có ăn thì nên ăn ở những tháng dưỡng để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và sự phát triển của thai nhi.
Vì thế ăn măng cụt nhiều hay ít còn phải phụ thuộc ào cơ địa cũng như sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu cần cân nhắc chế độ ăn của mình sao cho hợp lý, khoa học. Đảm bảo tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.
Ăn măng cụt có tốt cho bà bầu- ăn sao cho ngon và bổ dưỡng
Mẹ bầu có thể chế biến măng cụt thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho mình như:
Sinh tố măng cụt
Nguyên liệu:
- Măng cụt 15- 16 quả
- Chanh: 2 quả
- Đường trắng: 4 muỗng canh
- Đá viên: 200g
- Máy xay sinh tố, dao, thìa và ly
Cách làm:
- Cắt bỏ vỏ của măng cụt sau đó bóc tách từng múi. Vắt lấy nước cót chanh
- Cho măng cụt, đá viên, nước cốt chanh, đường vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn
- Đổ sinh tố ra ly và thường thức
Chè măng cụt
Nguyên liệu:
- Măng cụt: 300g
- Đường nâu: 800g
- Nước cốt dừa: 150ml
- Lá dứa thơm: 4 lá
- Bột năng: 50g
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá dứa, cắt khúc cho vào máy xay xay cùng 100ml nước. Sau đó dùng rây lọc lấy nước loại bỏ bã.
- Măng cụt rửa sạch bóc lấy múi rồi lăn qua bột năng
- Cho nước lá dứa, nước cốt dừa, đường nâu, 100ml nước đun sôi cho hỗn hợp đặc lại thì tắt bếp
- Múi măng cụt đã lăn qua bột năng thả vào nồi rồi luộc chín. Khi bột năng đã trở nên trong suốt, tắt bếp vớt măng cụt rồi thả vào nước sôi đun nguội.
- Khi nào ăn thì thả măng cụt vào hỗn hợp lá dừa là dùng được.
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề bà bầu ăn măng cụt có tốt không?. Mong rằng chị em sẽ biết ăn măng cụt như thế nào cho đúng cách, hiệu quả và an toàn. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nguồn: Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế HN
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Cách chữa mụn khi mang bầu Thứ Năm, 30/11/2023, 12:00
- Mới hết kinh quan hệ luôn có thai không? Thứ Năm, 30/11/2023, 09:00
- Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Là Bình Thường? Thứ Sáu, 24/11/2023, 15:00
- Tắc ống dẫn tinh là gì? Thứ Sáu, 24/11/2023, 14:00
- Những điều không nên làm sau khi phá thai chị em nên chú ý Thứ Sáu, 24/11/2023, 13:00
- Suy giảm testosterone ở nam giới là như thế nào? Thứ Sáu, 24/11/2023, 13:00
- Di tinh ở nam giới là gì? Điều trị thế nào hiệu quả? Thứ Sáu, 24/11/2023, 13:00
- Lấy tinh trùng từ bao cao su có thai không? [Giải đáp] Thứ Năm, 23/11/2023, 15:00
- 5 bệnh xã hội thường gặp nguy hiểm nhất hiện nay Thứ Năm, 23/11/2023, 14:00
- Gai sinh dục khác sùi mào gà như thế nào? Thứ Năm, 23/11/2023, 13:00
- [Nguyên nhân & Điều trị]Bụng dưới to bất thường ở nữ giới Thứ Năm, 23/11/2023, 13:00
- Thuốc an thần là thuốc gì? Những thông tin cần biết khi sử dụng Thứ Năm, 23/11/2023, 12:00