MÃN KINH NAM - DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CÁCH CẢI THIỆN HIỆU QUẢ Thứ Năm, 09/11/2023, 13:00
Mãn kinh ở nữ giới là hiện tượng mà nhiều người biết đến, tuy nhiên thuật ngữ mãn kinh nam thì còn rất mới lạ. Đây là tình trạng nồng độ hormon testosterone suy giảm, làm suy giảm ham muốn tình dục.
1. Mãn kinh nam là hiện tượng như thế nào
Mãn kinh nam (mãn dục nam) là hiện tượng nồng độ testosterone giảm dần theo tuổi tác. Tuy nhiên tình trạng này khác hẳn với mãn kinh ở nữ. Ở nữ, khi mãn kinh xảy ra thì người phụ nữ hoàn toàn mất đi khả năng sinh con, và đồng thời nồng độ estrogen giảm đột ngột trong thời gian ngắn. Còn đối với nam giới, nồng độ hormon giảm dần theo thời gian trong nhiều năm, và những ảnh hưởng mà nó gây ra không quá rõ ràng.
Nồng độ hormon ở mỗi cá thể là hoàn toàn khác nhau. Khi nam giới ở độ tuổi thanh thiếu niên nồng độ testosterone rất cao. Nhưng khi tuổi càng lớn thì nồng độ giảm dần, ước tính sau độ tuổi 30 thì mỗi năm trung bình giảm 1%.
2. Mãn dục bắt đầu xảy ra từ khi nào?
Ở độ tuổi dậy thì, các cơ quan bắt đầu tăng sản sinh hormon, trong đó quan trọng nhất là testosterone. Đây là hormone sinh dục ở nam giới, với hoạt động của nó các yếu tố đặc trưng giới tính ngày càng được biểu hiện rõ như giọng nói trở nên trầm hơn, tăng chiều cao, cơ bắt phát triển, cơ quan sinh dục phát triển và dần hoàn thiện về mặt chức năng, kèm theo những biến đổi khác.
Lúc này nội tiết tố nam sẽ kích thích tinh hoàn sản sinh hình thành tinh trùng. Khi đã đến tuổi trưởng thành thì chức năng tình dục đã được phát triển hoàn toàn. Tuy nhiên đến một độ tuổi nhất định, cùng với sự lão hóa của cơ thể hàm lượng testosterone cũng giảm dần. Mãn kinh nam ngoài liên quan đế độ tuổi, nồng độ hormon sinh dục suy giảm, thì còn có thể xuất hiện sớm ở những người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh đái tháo đường.
Trên thực tế thì không có bằng chứng nào cho thấy có độ tuổi mãn dục nhất định ở nam giới, mà thực ra đây là một giai đoạn xảy ra trong một thời gian dài. Độ tuổi đôi mươi là thời điểm hàm lượng testosterone đạt đỉnh, duy trì tương đối ổn định đến 30, 40 tuổi. Sau khi qua độ tuổi này, trung bình mỗi năm nồng độ testosterone sẽ giảm khoảng 1%.
Testosterone đạt đỉnh khi nam giới ở tuổi 20
Theo một số nghiên cứu, ở độ tuổi 70 thì hàm lượng hormon sinh dục trong huyết thanh chỉ còn lại khoảng 50% so với khi đạt đỉnh. Khi nồng độ hormon giảm quá sâu sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và cơ thể. Khác với mãn kinh ở nữ giới, mãn kinh nam không xảy ra như hiện tượng tự nhiên, sự suy giảm này không gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan sinh dục nhưng làm suy giảm chức năng sinh dục.
3. Biểu hiện mãn kinh ở nam giới
Ở nam giới biểu hiện mãn kinh là những rối loạn do thiếu hụt testosterone gây nên, dưới đây là một số rối loạn thường gặp:
Rối loạn chức năng sinh dục
Yếu tinh trùng là tình trạng xảy ra đầu tiên khi nam giới bước vào giai đoạn mãn dục. Do hàm lượng testosterone không đủ để tác động lên tế bào sertoli trong quá trình sinh tinh. Hậu quả làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, tăng tỷ lệ tinh trùng dị hình. Ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai, gây vô sinh, hiếm muộn.
Rối loạn cương dương, quá trình này có mối liên hệ mật thiết với hormon sinh dục testosterone. Hormon này có vai trò vô cùng quan trọng, chúng tác động lên vỏ não, kích thích tăng chất dẫn truyền thần kinh, trong đó oxit nitric làm mạch máu giãn nở, khởi phát quá trình cương dương. Vì thế nồng độ testosterone giảm sẽ tỷ lệ thuận với nồng độ oxit nitric trong máu giảm, dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.
Testosterone giảm tỷ lệ thuận với nồng độ oxit nitric máu giảm
Giảm ham muốn tình dục, trong quan hệ tình dục nếu thiếu đi hormon testosterone, nam giới sẽ mất đi ham muốn cũng như không còn quan tâm nhiều đến vấn đề này. Không còn suy nghĩ về tình dục, không đạt được khoái cảm, giảm động lực tham gia. Tuổi tác càng cao ham muốn càng giảm dần, thậm chí là mất cảm giác.
Rối loạn chuyển hóa
Nam giới ở giai đoạn 40 tuổi rất dễ mắc các vấn đề chuyển hóa như tăng huyết áp, glucose trong máu cao, rối loạn mỡ máu.
Huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, theo như thống kê của NCBI (Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ) thì có khoảng 30 % nam giới bị bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, mạch vành, suy tim,… có nồng độ testosterone thấp hơn mức bình thường.
Glucose trong máu cao, những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có nồng độ testosterone thấp hơn người không bị bệnh. Hầu như người bệnh đều bị giảm ham muốn, cũng như rối loạn cương dương. Bổ sung hormon sẽ giảm được sự đề kháng insulin và hạn chế các biến chứng có thể xảy ra với bệnh nhân tiểu đường.
Rối loạn xương khớp
Testosterone không chỉ tác động đến khả năng sinh dục của nam giới, mà còn tác động trực tiếp đến mật độ khoáng chất và hình thành xương khớp. Thiếu đi nó sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương khi về già. Xương và khớp không còn được linh hoạt, mềm dẻo như lúc còn trẻ, tăng nhanh tốc độ lão hóa.
Rối loạn tâm lý
Mãn kinh nam sẽ làm thay đổi tâm lý nam giới sau tuổi 40. Nồng độ testosterone quá thấp là một trong số nhiều nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm, cáu kỉnh, buồn bực, giảm trí nhớ,…
4. Các cách bổ sung testosterone
Testosterone có vai trò vô cùng quan trọng, nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng không nên tự ý bổ sung hormon mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Vì nó sẽ mang lại những rủi ro tiềm ẩn và làm tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Các dạng bổ sung testosterone gồm:
-
Miếng dán trên da: khi sử dụng miếng dán, testosterone sẽ dần giải phóng, đi vào máu. Người bệnh có thể sử dụng liệu pháp này hàng ngày.
-
Testosterone dạng gel: dạng này sẽ được bôi trực tiếp lên bề mặt da, sau để chúng từ từ ngấm vào máu.
-
Dạng viên nang: dạng này bổ sung qua đường uống, hiệu quả tương đối cao nhưng không thể sử dụng cho người có chức năng gan yếu, thừa canxi, bị bệnh tim, thận.
-
Dạng tiêm: phương pháp này đưa trực tiếp hormon vào máu, do đó cần lưu ý đến liều lượng hormon và thời gian bổ sung phù hợp.
Cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn bổ sung testosterone
Nguồn Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Các rối loạn tâm lý thường gặp ở nam giới tuổi mãn dục Thứ Năm, 09/11/2023, 12:00
- CON GÁI THỦ DÂM VÌ ĐÂU, CÓ NGUY HẠI GÌ KHÔNG? Thứ Sáu, 03/11/2023, 16:00
- Chuyên gia giải đáp: Thai ngoài tử cung thử que có lên vạch không? Thứ Sáu, 03/11/2023, 14:00
- Dấu hiệu mang thai sớm: 21 "điềm báo" dành cho bạn Thứ Sáu, 03/11/2023, 13:00
- KHÓ THỞ KHI QUAN HỆ: BÌNH THƯỜNG HAY BẤT THƯỜNG? Thứ Sáu, 03/11/2023, 13:00
- Bất thường ở tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản Thứ Sáu, 03/11/2023, 12:00
- PHỤ NỮ TRÊN 60 TUỔI CÒN HAM MUỐN KHÔNG? Thứ Năm, 02/11/2023, 14:00
- UỐNG THUỐC GIẢM ĐAU BỤNG KINH CÓ HẠI KHÔNG? CÁCH GIẢM ĐAU AN TOÀN Thứ Năm, 02/11/2023, 13:00
- ĐAU BỤNG KINH NÊN ĂN GÌ ĐỂ GIẢM CẢM GIÁC KHÓ CHỊU CHO CHỊ EM? Thứ Năm, 02/11/2023, 13:00
- THUỐC TĂNG KÍCH CỠ DƯƠNG VẬT CÓ TÁC DỤNG KHÔNG? Thứ Năm, 02/11/2023, 12:00
- Có thể xác định loại u xơ tử cung qua các dấu hiệu điển hình? Thứ Năm, 02/11/2023, 12:00
- BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO - BIẾT ĐỂ PHÒNG TRÁNH Thứ Sáu, 27/10/2023, 13:00