Làm gì khi dùng thuốc phá thai không thành công? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
Phương pháp phá thai bằng thuốc hiện đang được áp dụng phổ biến vì có độ an toàn cao, giúp đình chỉ thai kỳ mà không cần tới sự can thiệp của các biện pháp xâm lấn. Tuy nhiên, trong trường hợp dùng thuốc phá thai không thành công thì chị em nên làm gì?
1. Tìm hiểu về phương pháp phá thai bằng thuốc
Phá thai bằng thuốc là phương pháp thai phụ sử dụng thuốc uống dạng viên để đình chỉ sự phát triển của thai nhi. Loại thuốc này có cơ chế làm bong tách thai ra khỏi nội mạc tử cung, kích thích tử cung co bóp để đẩy bào thai ra ngoài (tương tự như khi sảy thai tự nhiên).
Cách dùng thuốc phá thai an toàn: Chỉ áp dụng với những thai nhi từ 5 - 9 tuần tuổi, khi đã làm tổ trong tử cung, thai sống. Biện pháp này được đánh giá là tương đối an toàn, thực hiện nhanh chóng và đa phần không gây nhiều ảnh hưởng tới tâm lý cũng như sức khỏe của thai phụ.
Một số phản ứng thai phụ có thể gặp sau khi sử dụng thuốc phá thai:
- Chóng mặt, đau đầu gia tăng, đặc biệt là khi cơ thể ngấm thuốc. Lúc này, người bệnh nên uống nhiều nước (nước lọc hoặc nước hoa quả). Bệnh nhân tuyệt đối không nên uống các loại đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như rượu, bia, cà phê,... Người bệnh chỉ nên uống thuốc giảm đau nếu cơn đau đang lên tới đỉnh điểm;
- Buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy: Thường chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn;
- Sốt cao, ớn lạnh: Chỉ gặp ở một số phụ nữ, không quá nguy hiểm.
Biện pháp phá thai bằng thuốc có tỷ lệ thành công cao, lên tới 96 - 98%. Nếu có những biểu hiện sau thì tức là thai phụ đã phá thai thành công: Ra máu cục, đau vùng bụng dưới, chảy máu âm đạo trong nhiều ngày (khoảng 5 - 7 ngày), buồn nôn, tiêu chảy, sốt nhẹ kèm ớn lạnh, thử thai thấy lên 1 vạch.
2. Nên làm gì khi dùng thuốc phá thai không thành công?
2.1 Dấu hiệu phá thai bằng thuốc không thành công
Nếu sau khi dùng thuốc phá thai mà có những biểu hiện sau thì có thể thai phụ việc phá thai chưa thành công:
- Đau bụng dữ dội, cơn đau tăng nặng, đau liên tục không dứt;
- Ra máu nhiều sau khi dùng thuốc phá thai: Lượng máu nhiều bất thường, rong kinh rong huyết trên 10 ngày không thuyên giảm;
- Sau khi uống thuốc trong vòng 24 giờ nhưng không ra máu hoặc sau khi uống lần 2 theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng không thấy cục máu đông được đẩy ra khỏi âm đạo thì chứng tỏ rằng thai nhi vẫn chưa ra ngoài;
- Khí hư ra nhiều, mùi hôi tanh khó chịu cho thấy rằng thai vẫn còn sót;
- Sốt cao trên 38 độ C, đau đầu, ớn lạnh, mệt lả, choáng váng, thậm chí bị ngất xỉu nhiều lần trong ngày;
- Khi phá thai nhưng thử que vẫn hiện 2 vạch, thử nhiều lần có cùng kết quả. Điều này chứng tỏ rằng việc dùng thuốc phá thai không thành công.
2.2 Biện pháp can thiệp thích hợp
Khi có những dấu hiệu trên, đặc biệt là hiện tượng ra máu nhiều và kéo dài nhiều ngày sau khi dùng thuốc phá thai, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được tái khám và có phương án điều trị triệt để, phù hợp. Điều này giúp loại bỏ thai an toàn, tránh tình trạng sót thai dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Việc phá thai bằng thuốc thất bại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng sinh sản sau này, thậm chí đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Do đó, tốt nhất chị em nên tìm đến những bệnh viện chuyên khoa sản uy tín để thực hiện.
Đồng thời, sau khi phá thai bằng thuốc, người bệnh nên đi khám lại 2 tuần sau đó. Đây là yêu cầu bắt buộc kể cả khi đã có dấu hiệu phá thai thành công để kiểm tra những dấu hiệu như thai chưa sảy, nhau còn sót lại hoặc tình trạng nhiễm trùng,... Nếu lòng tử cung vẫn chưa sạch, người bệnh cần thực hiện thêm các biện pháp can thiệp khác như dùng thêm thuốc, hút kiểm tra,... Do đó, việc tái khám là vô cùng cần thiết.
Nhìn chung, phá thai bằng thuốc là phương pháp an toàn nhưng cần thực hiện dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, nếu có những dấu hiệu dùng thuốc phá thai không thành công, người bệnh nên đi thăm khám ngay để được can thiệp sớm nhất. Việc này giúp giảm tối đa nguy cơ xảy ra những biến chứng khó lường.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Dưới đây là 4 Cách Phân Biệt Máu Kinh Và Dấu Hiệu Mang Thai Thứ Sáu, 13/10/2023, 14:00
- Dấu hiệu viêm phụ khoa nặng – nhẹ và giải pháp khắc phục Thứ Sáu, 13/10/2023, 13:00
- Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc giảm đau hay không? Thứ Năm, 12/10/2023, 15:00
- Cẩn thận với chứng đau nửa đầu khi có kinh nguyệt Thứ Năm, 12/10/2023, 14:00
- Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu? Có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- Đau bụng kinh uống nước dừa có tốt không? Thứ Năm, 12/10/2023, 12:00
- Phụ nữ mang thai có được uống thuốc Panadol không? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Tìm hiểu về thuốc kích trứng Vacitus Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Kích thước trứng 8mm đã đủ tốt chưa? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Uống thuốc kích trứng nhưng trứng vẫn nhỏ, phải làm sao? Thứ Tư, 11/10/2023, 00:00
- Tiêm thuốc kích trứng có phải kiêng quan hệ không? Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00
- Dùng thuốc giảm đau sau khi hút thai Thứ Ba, 10/10/2023, 00:00