Đau khi quan hệ tình dục và đau vùng chậu mãn tính Thứ Hai, 23/10/2023, 00:00
Đau vùng chậu từ 6 tháng trở lên được xem là mãn tính. Cơn đau có thể đến và đi bất chợt, đôi khi xuất hiện trong ngày hành kinh hoặc một số thời điểm nhất định như trước / sau khi ăn, trong khi tiểu, đau khi quan hệ tình dục, nhất là giai đoạn phục hồi sau sinh con.
1. Đau vùng chậu mãn tính là gì?
Đau vùng chậu mãn tính là xuất hiện nhiều cơn đau khác nhau ở vùng xương chậu (vùng dưới rốn và giữa hông), tiếp diễn dưới các thể loại đa dạng và hầu như không biến mất hoàn toàn. Phụ nữ bị đau vùng chậu mãn tính có thể gặp phải triệu chứng:
- Đau âm đạo hoặc âm hộ trong khi giao hợp
- Đau ở âm hộ và các mô xung quanh khi mặc quần bó sát hoặc ngồi quá lâu. Một số người thậm chí còn bị đau khi mặc đồ lót
- Đau hoặc rát khi đi tiểu mặc dù không bị nhiễm trùng tiết niệu
- Đau khi đi tiêu
- Đau khi hành kinh
- Đau tử cung hoặc buồng trứng.
2. Nguyên nhân gây đau vùng chậu mãn tính
Nguyên nhân ban đầu của cơn đau có thể là do:
- Nhiễm trùng
- Sinh con
- Một số chấn thương khác
- Sinh hoạt sai tư thế trong thời gian dài.
Ví dụ, phụ nữ bị đau khi quan hệ tình dục trong nhiều tháng phục hồi sau sinh con là chuyện bình thường, đặc biệt là nếu đã từng phải cắt, hoặc rách tầng sinh môn.
Cơn đau trở thành mãn tính thường là do các vấn đề ở cơ sàn chậu. Đây là các cơ nằm giữa xương mu và xương cùng, tác động đến bàng quang, ruột và tử cung của bạn, giúp kiểm soát nước tiểu, nhu động ruột và hoạt động tình dục.
Khi gặp phải những cơn đau do nhiễm trùng vùng chậu hoặc chấn thương, các cơ này bắt đầu phản xạ co thắt để bảo vệ vùng chậu.
Kết quả là cơ bắp bị căng cứng mãn tính, dây thần kinh, những điểm nút cơ kích hoạt (Trigger point) và mô liên kết bị viêm. Điểm nút cơ kích hoạt là những mảng cơ nhỏ, căng chặt, tạo cảm giác đau khi bị nén và là nguồn gốc của cơn đau ở nhiều nơi khác. Còn mô liên kết là nơi kết dính các mô lại với nhau.
3. Điều trị đau vùng chậu mãn tính
Mục tiêu chính của điều trị là giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tùy theo nguyên nhân gây đau vùng chậu mãn tính mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, liệu pháp hormone, hoặc kháng sinh...
Bác sĩ vật lý trị liệu - chuyên phục hồi chức năng vùng chậu có thể đánh giá các cơ sàn chậu của bạn và xác định xem đây có phải là nguyên nhân của các triệu chứng bạn gặp phải hay không.
Nếu có, bác sĩ sẽ tác động lên các cơ và mô liên kết để giải phóng các điểm kích hoạt, cũng như giảm bớt khu vực kết dính trong các buổi trị liệu hàng tuần. Bạn cũng được hướng dẫn tập cơ sàn chậu tại nhà để thư giãn các cơ bắp đang bị căng cứng, đồng thời tăng cường sức mạnh của các cơ bắp yếu. Quá trình điều trị có thể mất vài tháng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và phức tạp của vấn đề.
Ngoài các phương pháp vật lý trị liệu như kích thích tủy sống, tiêm điểm kích hoạt,... bệnh nhân cũng có thể được chữa bằng tâm lý trị liệu để đối phó với cơn đau và các triệu chứng kèm theo khác.
Nếu vật lý trị liệu không có hiệu quả, tình trạng đau vùng chậu của bạn có thể là do dây thần kinh bị chèn ép. Khi đó, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để đánh giá. Đôi khi phẫu thuật cũng có thể được chỉ định để khắc phục vấn đề. Điều quan trọng là cần xác định được nguyên nhân của cơn đau khi quan hệ tình dục và đau vùng chậu mãn tính để có phương hướng điều trị thích hợp.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Phim mới của Lưu Diệc Phi do Trần Kim Phi sản xuất, mối quan hệ lại gây tranh cãi Thứ Hai, 08/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Sinh con: Khi nào cần dùng thuốc làm mềm cổ tử cung? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Uống thuốc nội tiết có làm chậm kinh không? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Sau sảy thai nên uống thuốc gì và ăn như thế nào để mau hồi phục? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- Có được uống thuốc đau đầu khi mang thai? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
- 10 cách để tăng cường khả năng sinh sản của nam giới và tăng số lượng tinh trùng Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Cho con bú có uống được thuốc nội tiết không? Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Nguyên nhân sau khi quan hệ bị đau lưng ở nữ Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Cảnh giác u xơ tử cung gây đau bụng dưới Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Mới mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có nguy hiểm? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Khi đến tháng có được uống thuốc đau đầu không? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Vì sao bạn mất kinh sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Làm gì khi dùng thuốc phá thai không thành công? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00