Các bệnh lây qua đường tình dục là những bệnh nào? Thứ Tư, 27/12/2023, 00:00
Quan hệ tình dục không lành mạnh có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý nguy hiểm. Trang bị đầy đủ thông tin về bệnh lây qua đường tình dục sẽ giúp ích cho việc phòng ngừa, điều trị hiệu quả. Vậy các bệnh lây qua đường tình dục là những bệnh nào?
1. Định nghĩa các bệnh lây qua đường tình dục
Sexually transmitted diseases – STDs là tên tiếng anh của các bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh hình thành do sự lây lan của các mầm bệnh như vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng từ người này sang người khác qua đường quan hệ tình dục.
Các hành vi tình dục được hiểu bao gồm giao hợp âm đạo, quan hệ bằng hậu môn hoặc bằng miệng. Thống kê cho thấy, trên thế giới đã phát hiện có khoảng 20 bệnh lây qua đường tình dục. Mỗi bệnh sẽ có sự biểu hiện và mức độ ảnh hưởng sức khỏe khác nhau. Trong đó, HIV/AIDS là bệnh lây qua đường tình dục cực kỳ nghiêm trọng, đã cướp đi tính mạng của hàng trăm triệu người. Cho đến nay, HIV/AIDS là một trong những bệnh lây qua đường tình dục được ví như “căn bệnh thế kỷ” và chưa có phương pháp điều trị dứt điểm.
2. Các bệnh lây qua đường tình dục thường gặp
Có khoảng 20 bệnh lây qua đường tình dục nếu như con người có những hành vi tình dục không lành mạnh. Tại Việt Nam, số người mắc các bệnh hoa liễu không ít. Tuy nhiên, tâm lý ngại thăm khám, điều trị cũng như việc thiếu kiến thức về bệnh khiến tình trạng dễ diễn biến xấu hơn. Hãy cùng điểm qua một số bệnh lây qua đường tình dục thường gặp ở cả nam và nữ hiện nay.
2.1. Bệnh Lậu
Lậu được gây ra do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus. Bệnh gặp phải ở những người có hành vi quan hệ tình dục không an toàn bằng âm đạo, hậu môn, miệng. Ngoài ra, các loại đồ chơi tình dục cũng có thể là nguyên nhân phát sinh bệnh lậu.
Bệnh lậu thường gặp ở cả hai giới, tuy nhiên tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn. Biểu hiện bệnh ở cả hai giới cũng có sự khác nhau.
Bệnh lậu thường gặp ở cả nam và nữ
Đối với nam giới, lậu sẽ có triệu chứng như xuất hiện mủ ở dương vật, sưng và đau ở đầu dương vật, tinh hoàn. Ở nữ, bệnh khiến phát dịch bất thường ở âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hay tiểu tiện và đi kèm với triệu chứng sốt.
Bệnh lậu có thể khiến viêm tinh hoàn, nghiêm trọng hơn là vô sinh nếu không điều trị kịp thời.
2.2. Bệnh Giang mai
Một trong các bệnh lây qua đường tình dục thường gặp là Giang mai. Giang mai có tên khoa học là Syphilis, do xoắn khuẩn Giang mai (Treponema pallidum) gây ra. Triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về da thông thường.
Bệnh Giang mai thường xuất hiện ở thân mình, lòng bàn tay và lòng bàn chân
Ở mỗi giai đoạn, Giang mai biểu hiện những dấu hiệu khác nhau.
- Giai đoạn 1: Xuất hiện vết loét ở bộ phận sinh dục. Một số trường hợp người mắc bệnh còn nổi hạch bẹn. Triệu chứng ở giai đoạn này không gây đau đớn nên người bệnh khá chủ quan.
- Giai đoạn 2: Thân mình, lòng bàn tay và lòng bàn chân nổi ban đào. U sùi nổi ở hậu môn. Hạch bẹn bắt đầu nổi khắp người nhưng vẫn không gây đau.
- Giai đoạn 3: Giang mai lây lan và tổn thương nội tạng như xương, tim, da, thần kinh,...
2.3. Bệnh Hạ cam mềm
Bệnh Hạ cam mềm do một loại vi khuẩn hình que gây nên, căn bệnh này được xem là một yếu tố nguy cơ của việc lây nhiễm HIV.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Hạ cam mềm như sau: Vết loét đa dạng kích thước xuất hiện nhiều nơi, quanh vết loét phủ dịch mủ vàng hoặc xám, dễ chảy máu; Bẹn hạch to, sưng, mủ và đau; Vùng háng có dấu hiệu sưng hoặc đau trong khi giao hợp hoặc tiểu tiện.
Người bệnh có thể được điều trị dứt điểm bằng kháng sinh kết hợp với chế độ sinh hoạt hợp lý. Tuy nhiên, cần đến thăm khám tại bệnh viện để được hướng dẫn chính xác từ bác sĩ.
2.4. Bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà còn có tên gọi là bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục. Bệnh hình thành các sùi mào gà tại cơ quan sinh dục của hai giới, do một loại virus có tên là HPV (Human papilloma virus) gây ra. Loại bệnh lây qua đường tình dục này hiện chưa có thuốc đặc trị. Người bệnh vì vậy mà có thể sống với căn bệnh này suốt đời. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn đến ung thư cổ tư cung, âm đạo, hậu môn hay dương vật.
Sùi mào gà còn có tên gọi là bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục
Thông thường, bệnh sùi mào gà có triệu chứng sớm ở nam giới như nốt sùi mào ẩm ướt xuất hiện trên bề mặt. Khi tác động vào nốt sùi sẽ có dịch mủ và máu chảy ra gây khó chịu, ngứa ngáy. Nốt sùi mào gà lan nhanh ra xung quanh bộ phận sinh dục, kích thước nốt sùi mào gà có thể to bằng một nắm tay.
Trong khi đó, ở nữ giới lại không có biểu hiện rõ rệt và thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Bệnh sẽ có biểu hiện như mệt mỏi, sút cân, u nhú nhỏ xuất hiện ở bộ phận sinh dục nhưng không gây đau ngứa.
3. Cách phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục
Biết cách phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thường gặp sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hiệu quả.
- Không quan hệ khi đang say rượu hoặc dùng chất kích thích.
- Quan hệ tình dục chung thủy một vợ một chồng.
- Kiểm tra sức khỏe tình dục định kỳ 6 tháng/lần.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước và sau quan hệ.
Trên đây là kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến. Dù là bệnh gì đi chăng nữa, chúng luôn tiềm ẩn những nguy hại về sức khỏe tinh thần lẫn tính mạng của con người. Do đó, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu lạ, chúng ta nên đến thăm khám tại các cơ sở uy tín và nhanh chóng có phác đồ điều trị phù hợp.
Theo Vinmec
Đọc thêm: Hình ảnh và thông tin về bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Màng trinh và trinh tiết của phụ nữ có mối liên kết gì? Sự thật về màng trinh giả Thứ Sáu, 13/10/2023, 15:00
- Làm thế nào để bạn biết màng trinh của bạn đã bị rách? Thứ Sáu, 13/10/2023, 13:00
- Sự thật về phẫu thuật màng trinh không phải ai cũng biết Thứ Sáu, 29/09/2023, 12:00
- Gel bôi trơn: Loại nào cho bạn Thứ Sáu, 15/09/2023, 12:17
- Màu sắc kinh nguyệt Thứ Sáu, 15/09/2023, 11:17
- Rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị Thứ Sáu, 15/09/2023, 11:04
- Những điều cơ bản về xét nghiệm NIPT cho mẹ bầu Thứ Sáu, 15/09/2023, 10:51
- Cốc nguyệt san - trợ thủ kỳ dâu cho nàng Thứ Ba, 12/09/2023, 09:53
- Chu trình khám phụ khoa từ A đến Z cho nàng Thứ Hai, 11/09/2023, 13:41
- Mách bạn 7 địa chỉ khám Tiền hôn nhân uy tín Thứ Hai, 11/09/2023, 10:39
- Những bài tập thể dục tốt cho 'chuyện ấy' Thứ Ba, 14/02/2023, 00:00
- 8 cách giảm căng thẳng khi điều trị vô sinh Thứ Sáu, 10/02/2023, 00:00