CÁC LOẠI KHÁNG SINH AN TOÀN CHO PHỤ NỮ CÓ THAI Thứ Hai, 12/06/2023, 16:00
Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo.
1. Thuốc kháng sinh là gì?
Kháng sinh là các loại thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng nấm và được phân thành 9 nhóm như sau:
-
Kháng sinh nhóm 1 Beta-lactam bao gồm: các penicillin, Monobactam, cephalosporin, Carbapenem, beta-lactam khác, Các chất ức chế beta-lactamase;
-
Kháng sinh nhóm 2: Aminoglycosid;
-
Kháng sinh nhóm 3: Macrolid;
-
Kháng sinh nhóm 4: Lincosamid;
-
Kháng sinh nhóm 5: Phenicol;
-
Kháng sinh nhóm 6: Tetracyclin gồm kháng sinh thế hệ 1 và thế hệ 2;
-
Kháng sinh nhóm 7 Peptid gồm: Polypetid, Glycopeptid, Lipopeptid;
-
Kháng sinh nhóm 8 Quinolon gồm: kháng sinh thế hệ 1, các fluoroquinolon thế hệ 2, 3 và 4;
-
Ngoài 8 nhóm kháng sinh trên thì nhóm kháng sinh 9 gồm các nhóm kháng sinh khác, Sulfonamid và Oxazolidinon, 5-nitroimidazol.
Thực tế cũng tồn tại các loại vi khuẩn sở hữu tính chất kháng kháng sinh mạnh mẽ, điển hình là Salmonella, Campylobacter, Vibrio, Shigella. Đây là những vi khuẩn gram âm được bao bọc bởi một loại màng kép giúp bảo vệ chúng trước sự tấn công của các loại thuốc kháng sinh.
Mặc dù có tác dụng diệt khuẩn nhưng thuốc kháng sinh không thể bị sử dụng bừa bãi, đặc biệt trường hợp người bị bệnh là các thai phụ thì việc dùng kháng sinh cần phải cân nhắc thận trọng. Bởi vì loại thuốc này có thể gây tổn hại đến thai nhi trong bụng mẹ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ chính là giai đoạn phôi thai bắt đầu hình thành và phát triển. Nếu dùng thuốc kháng sinh không đúng cách, không đúng liều lượng trong thời kỳ này thì có thể gây dị tật thai nhi. Ngoài ra từ tháng thứ 4 trở đi lại là giai đoạn nhau thai phát triển, việc dùng kháng sinh ở giai đoạn này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ như sử dụng Tetracyclin/ sẽ ảnh hưởng tới mô xương và răng; sử dụng phenicol gây suy tủy, giảm bạch cầu;...
Mặc dù có tác dụng diệt khuẩn nhưng thuốc kháng sinh không thể sử dụng bừa bãi cho mẹ bầu
2. Mang thai và việc dùng kháng sinh trong thời kỳ này
2.1. Sử dụng kháng sinh cho phụ nữ mang thai cần dựa trên yếu tố nào?
Bất kỳ chất nào được đưa vào cơ thể mẹ đều có nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Có những loại thuốc được đánh giá là rất an toàn cho thai nhi nhưng cũng có các thuốc khác tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Để đánh giá một loại thuốc kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai hay không thì cần dựa trên các yếu tố đó là: loại kháng sinh cần dùng, mẹ đang mang thai ở tháng thứ mấy, tác dụng phụ của thuốc, liều dùng, thời gian sử dụng thuốc trong bao lâu.
Vì rủi ro khi dùng kháng sinh cho mẹ bầu khá cao nên bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi chỉ định việc dùng thuốc cho phụ nữ mang thai.
2.2. Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai
Sau đây là một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ có thể tham khảo:
-
Nhóm beta - lactamin (penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin...)
-
Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, roxithromycin...).
2.3. Những thuốc kháng sinh rủi ro cao đối với thai kỳ
Ngoài những kháng sinh nêu trên thì các nhóm kháng sinh khác cũng mang lại rủi ro cao cho phụ nữ mang thai trong quá trình sử dụng. Ví dụ:
-
Nhóm thuốc Cyclin: gồm Doxycycline, Tetracycline, Minocyclin. Đặc biệt Tetracycline có thể khiến em bé mất màu răng nên không được chỉ định cho thai phụ sử dụng sau khi thai đạt 15 tuần tuổi;
-
Thuốc sulfa, trimethoprim dùng để chữa nhiễm trùng tiết niệu hay các tình trạng nhiễm trùng khác. Thuốc tuy được đánh giá là khá an toàn cho giai đoạn đầu thai kỳ, không gây dị tật cho thai nhi nhưng trẻ có thể bị vàng da sau sinh;
-
Nhóm Phenicol: Thiamphenicol, Cloramphenicol: nhóm thuốc này có thể gây tác dụng phụ là làm suy tủy, giảm bạch cầu, hội chứng xám ở trẻ em;
-
Nhóm Quinolon: Ofloxacin, Ciprofloxacin: có khả năng gây tổn thương thoái hóa khớp.
Mẹ bầu không được tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ
2.4. Các kháng sinh cần thận trọng (cân nhắc dùng cho mẹ bầu)
Trong quá trình mang thai nếu buộc phải sử dụng kháng sinh, bác sĩ có thể sẽ cân bằng giữa lợi ích và rủi ro khi chỉ định cho mẹ bầu dùng các thuốc như sau:
-
Thuốc Rifamycin: cần tránh sử dụng trong tam cá nguyệt thứ nhất;
-
Thuốc Acid Nalidixic, Nitrofuran: không nên dùng trong những tháng cuối thai kỳ;
-
Thuốc Trimethoprim, Metronidazole, Sulfamid: không sử dụng trong những tháng đầu và những tháng cuối mang thai.
3. Dùng thuốc kháng sinh khi mang thai cần lưu ý những gì?
Không thể phủ nhận những lợi ích trong điều trị bệnh do kháng sinh mang lại nhưng chỉ khi nào thực sự cần thiết thì chúng ta mới nên dùng kháng sinh. Nhất là đối với đối tượng mẹ bầu cần phải lưu ý những điều sau đây:
-
Thuốc kháng sinh tiềm ẩn các tác dụng phụ đối với cả mẹ và bé, ví dụ như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, dị tật bẩm sinh, sảy thai. Bên cạnh đó ngoài các loại vi khuẩn có hại, thuốc kháng sinh còn có thể vô tình loại bỏ cả những lợi khuẩn trong cơ thể, từ đó gây suy giảm khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch trước các tác nhân có hại khác;
-
Nguy cơ kháng kháng sinh: nếu lạm dụng các loại thuốc kháng sinh có thể tạo cơ hội để vi khuẩn tiến hóa, rèn luyện sức chịu đựng trước các tác động của kháng sinh. Theo thời gian những loại vi khuẩn này sẽ trở lên nhờn thuốc, “trơ lì” đối với thuốc. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu bệnh nhân kháng tất cả các loại kháng sinh thì ngay đến cả nhiễm trùng nhỏ nhất cũng không có thuốc điều trị. Đây được coi là hiện trạng đáng lo ngại trên toàn thế giới khi mà tỷ lệ người dân kháng kháng sinh ngày một gia tăng, trong khi phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới có thể phát minh ra loại thuốc kháng sinh mới.
Khi mang thai nếu có dấu hiệu bị bệnh mẹ bầu nên đi khám để được chỉ định loại thuốc phù hợp
Trên thực tế sẽ không có người mẹ nào muốn bản thân phải sử dụng kháng sinh trong giai đoạn mang thai bởi vì những nguy cơ do việc dùng thuốc mang lại đối với em bé. Tuy nhiên nếu chẳng may mắc phải bệnh lý nhiễm trùng nào đó trong thời kỳ này thì các mẹ bầu vẫn phải cần dùng tới nhóm thuốc này. Khi có biểu hiện bất thường thì các mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chuyên khoa sản chẩn đoán và chỉ định cho dùng thuốc. Tuyệt đối các mẹ không được tự ý dùng thuốc để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguồn Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Vỡ nước ối bao lâu thì sinh? Tìm hiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất Thứ Hai, 12/06/2023, 15:00
- Vỡ ối non là gì và gây nguy hiểm như thế nào? Thứ Hai, 12/06/2023, 13:00
- Các tư thế vận động giúp sản phụ bớt đau khi chuyển dạ Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Sản phụ cần làm gì khi có những dấu hiệu của sẩy thai? Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Hướng dẫn tự theo dõi thai nhi cùng bác sĩ - Đếm cử động thai mỗi ngày Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- 11 điều cần biết về đái tháo đường thai kỳ Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Suy thai do dây rốn thắt nút - Mẹ cần làm gì để cứu thai nhi? Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Làm gì khi mẹ bầu bị thiếu ối? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Sảy thai bao lâu thì có thai lại được ? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Hướng dẫn cách massage cho sản phụ khi chuyển dạ Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Những lợi ích nuôi con từ sữa mẹ Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00