Bất sản âm đạo ở trẻ sơ sinh Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
Bất sản âm đạo ở trẻ sơ sinh là một trong những tình trạng hiếm gặp, xảy ra ở trẻ em gái. Căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng tới khả năng mang thai, sinh sản của người mắc bệnh.
1. Bất sản âm đạo ở trẻ sơ sinh là gì?
Bất sản âm đạo là 1 rối loạn hiếm gặp. Trong đó, âm đạo không phát triển, tử cung có thể chỉ phát triển một phần hoặc hoàn toàn không phát triển. Tình trạng dị dạng âm đạo này thường xuất hiện trước khi sinh, có thể liên quan tới các vấn đề về xương hoặc thận.
Bất sản âm đạo thường được chẩn đoán xác định ở tuổi dậy thì khi phụ nữ không có kinh nguyệt. Lựa chọn can thiệp điều trị thường là sử dụng dụng cụ nong âm đạo, 1 dụng cụ có dạng ống để kéo giãn âm đạo trong một khoảng thời gian. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Việc điều trị này giúp âm đạo đảm bảo được chức năng trong các hoạt động sinh hoạt tình dục.
2. Triệu chứng bất sản âm đạo
Bất sản âm đạo thường không được phát hiện cho tới khi trẻ em gái đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt (vô kinh). Trong khi đó, các dấu hiệu dậy thì khác gần như không có điểm gì khác biệt giữa người bệnh và người bình thường.
Những đặc điểm gặp ở người bệnh bất sản âm đạo:
- Bộ phận sinh dục vẫn giống như một phụ nữ thông thường;
- Âm đạo có thể ngắn lại mà không có cổ tử cung ở cuối hoặc không có, chỉ được nhận biết qua 1 vết lõm nhẹ ở vị trí thường có lỗ âm đạo;
- Bệnh nhân có thể không có tử cung hoặc tử cung chỉ phát triển một phần. Nếu có mô lót tử cung (nội mạc tử cung) thì tình trạng chuột rút hằng tháng hoặc đau bụng mãn tính có thể xảy ra;
- Buồng trứng thường phát triển, hoạt động đầy đủ nhưng chúng có thể nằm ở 1 vị trí bất thường trong bụng. Đôi khi cặp ống mà trứng đi qua để đi từ buồng trứng tới tử cung (ống dẫn trứng) không có hoặc không phát triển bình thường.
Bên cạnh đó, tình trạng bất sản âm đạo cũng có thể liên quan tới các vấn đề khác như:
- Vấn đề về sự phát triển của thận và đường tiết niệu;
- Thay đổi ở xương cột sống, xương sườn và cổ tay;
- Các vấn đề về thính giác;
- Các tình trạng bẩm sinh khác liên quan tới tim, đường tiêu hóa và các chi.
Nếu bạn gái chưa có kinh nguyệt khi đã bước sang tuổi 15 thì nên đi thăm khám ngay để xác định xem mình có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe hay không.
3. Nguyên nhân gây bất sản âm đạo
Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra chứng bất sản âm đạo. Tuy nhiên, tại một số thời điểm trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ, các ống mullerian phát triển bất thường có thể là một yếu tố gây ra tình trạng này. Thông thường, phần dưới của các ống này phát triển thành tử cung và âm đạo, phần trên trở thành ống dẫn trứng. Tình trạng kém phát triển của các ống dẫn mullerian sẽ gây ra tình trạng âm đạo, tử cung không phát triển hoàn toàn.
4. Biến chứng của bất sản âm đạo
Bất sản âm đạo có thể ảnh hưởng tới việc sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên, sau khi điều trị, âm đạo thường đã hoàn thiện về mặt kết cấu, có thể thực hiện các hoạt động chăn gối bình thường.
Phụ nữ có tử cung bị thiếu hoặc phát triển một phần sẽ không thể mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn có buồng trứng khỏe mạnh thì vẫn có thể có con thông qua phương pháp hỗ trợ là thụ tinh trong ống nghiệm. Phôi có thể được cấy vào tử cung của người khác để mang thai hộ - theo quy định của pháp luật. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về những lựa chọn hỗ trợ sinh sản đối với trường hợp cụ thể của mình.
Bất sản âm đạo ở trẻ sơ sinh có thể gây khá nhiều ảnh hưởng tới đời sống chăn gối và khả năng làm mẹ sau này. Do đó, việc chẩn đoán, phát hiện sớm vấn đề này để có hướng can thiệp thích hợp là rất quan trọng. Khi có những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Bị viêm tuyến sữa uống kháng sinh gì? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Mang bầu 8 tháng uống kháng sinh có sao không? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Tuyệt chiêu tính ngày rụng trứng giúp vợ chồng dễ thụ thai Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- D-Dimer tăng trong thai kỳ có nguy hiểm? Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Những biến chứng sau khi cắt tử cung Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Giải đáp đầy đủ về phẫu thuật cắt tử cung Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Buồn nôn nhưng không nôn được: Đặc điểm cơn ốm nghén khi mang thai Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Uống nước chanh có tốt cho bà bầu? Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Siêu âm phần phụ phải nhiều nang noãn có sao không? Thứ Hai, 28/08/2023, 14:00
- Ra máu âm đạo kéo dài khi mang thai ngoài tử cung nên làm gì? Thứ Hai, 28/08/2023, 13:00
- Những kiểu rối loạn chức năng tình dục thường gặp Thứ Bẩy, 26/08/2023, 14:03