D-Dimer tăng trong thai kỳ có nguy hiểm? Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
Nồng độ D-Dimer trong máu cao hơn mức bình thường cũng là khi xuất hiện tình trạng rối loạn đông máu. Tình trạng rối loạn đông máu do thiếu hụt các yếu tố đông máu VIII, IX, XI có thể xuất hiện ở phụ nữ trong thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là tình trạng nguy hiểm đối với thai phụ và ảnh hưởng đến cả thai nhi.
1. D-dimer tăng trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Định lượng nồng độ D-Dimer trong máu giúp xác định tình trạng rối loạn đông máu. Khi xuất hiện cục máu đông, nồng độ D-Dimer trong máu sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Khi cục máu đông được hòa tan, nồng độ này sẽ trở về mức bình thường.
Tuy nhiên, nếu cục máu đông không tan hoặc hình thành máu đông bất thường ở các mạch máu bên trong cơ thể sẽ vô cùng nguy hiểm vì có nguy cơ cản trở sự lưu thông máu bên trong hệ tuần hoàn và gây ra những căn bệnh cấp tính, nguy hiểm tới tính mạng của mẹ bầu.
2. Một vài biểu hiện của rối loạn đông máu khi mang thai
Khi nồng độ D-Dimer trong thai kỳ tăng cao đồng nghĩa xuất hiện các cục máu đông (rối loạn đông máu) các triệu chứng của rối loạn đông máu sẽ bao gồm:
- Mẹ bầu có tình trạng thường xuyên chảy máu cam và kéo dài;
- Bị chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân;
- Chảy máu chân răng một cách thường xuyên;
- Cơ thể mệt mỏi, bơ phờ, đau tức ngực, sưng đau đột ngột ở chân tay;
- Xuất hiện máu trong phân và nước tiểu;
- Ở chân và đùi sẽ thấy các mạch máu nổi lên chằng chịt.
Khi rối loạn đông máu nặng hơn có thể sẽ dẫn đến việc chảy máu khi va chạm chấn thương, huyết áp giảm và suy tim...
3. Một số kỹ thuật xét nghiệm D-Dimer khi mang bầu
Kỹ thuật xét nghiệm D-Dimer ngưng tập trên Latex:
- Về cơ bản, kỹ thuật xét nghiệm này có độ nhạy không cao và chỉ có thể phát hiện được khi nhiều cục máu đông được hình thành. Trong trường hợp mẹ bầu chỉ có một cục máu đông duy nhất, nhiều khả năng xét nghiệm này sẽ cho ra kết quả âm tính. Vì vậy, xét nghiệm D-Dimer ngưng tập trên Latex được sử dụng nhiều trong chẩn đoán hội chứng DIC (tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch).
Kỹ thuật xét nghiệm D-Dimer siêu nhạy cho phụ nữ mang thai:
- Xét nghiệm D-Dimer siêu nhạy giúp định lượng chính xác nồng độ D-Dimer trong máu bằng việc sử dụng kỹ thuật đo độ đục miễn phí hoặc kỹ thuật ELISA. Với độ siêu nhạy, xét nghiệm này có khả năng cho kết quả dương tính ngay cả khi mẹ bầu chỉ có một cục máu đông duy nhất.
4. Đối tượng được khuyên nên xét nghiệm D-Dimer khi mang bầu
Tất cả các mẹ bầu đều nên làm xét nghiệm D-Dimer để được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của mình khi mang thai. Trong đó, bác sĩ đặc biệt khuyến cáo những mẹ bầu sau đây nên làm xét nghiệm D-Dimer:
- Đã từng có tiền sử sảy thai từ 3 – 5 lần, trước và sau tuần thứ 10 mà không rõ nguyên nhân.
- Đã từng có tiền sử bị lưu thai.
- Đã từng sinh non trước khi thai nhi đủ 34 tuần vì hội chứng sản giật, tiền sản giật hoặc bất thường ở nhau thai.
- Đã từng mắc bệnh lý huyết khối khi mang thai.
5. Điều trị rối loạn đông máu cho bà bầu
Hiện nay trường hợp mẹ bầu được chẩn đoán mắc chứng rối loạn đông máu sẽ được chỉ định tiêm thuốc thay vì sử dụng thuốc dạng viên nén. Nguyên nhân là vì các loại thuốc dùng đường uống sẽ tương tác với axit trong dạ dày, truyền qua nhau thai và gây tác động tiêu cực đến thai nhi.
Vì thế, các mẹ bầu thường được chỉ định tiêm thuốc chống rối loạn đông máu. Hai loại thuốc thường dùng là Heparin và Heparin có trọng lượng phân tử thấp. Cả hai loại thuốc này đều được tiêm qua lớp mô mỡ nằm dưới da. Nhờ đó thuốc sẽ không truyền qua nhau thai đến em bé, an toàn cho thai kỳ.
Nhìn chung rối loạn đông máu là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến các tai biến sản khoa nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe và tính mạng của sản phụ. Chính vì thế, trong thai kỳ các mẹ lưu ý cần thăm khám định kỳ đúng lịch, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm tình trạng rối loạn đông máu.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Siêu âm phần phụ phải nhiều nang noãn có sao không? Thứ Hai, 28/08/2023, 14:00
- Ra máu âm đạo kéo dài khi mang thai ngoài tử cung nên làm gì? Thứ Hai, 28/08/2023, 13:00
- Những kiểu rối loạn chức năng tình dục thường gặp Thứ Bẩy, 26/08/2023, 14:03
- TRẠI HÈ GIÁO VIÊN HẠNH PHÚC, TRƯỜNG HỌC AN TOÀN Thứ Bẩy, 26/08/2023, 00:00
- Ăn chuối có tốt cho mẹ bầu? Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
- Các bài tập yoga cho người bị u nang buồng trứng Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
- Kinh nghiệm chữa rụng tóc sau sinh Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
- Biến chứng của u xơ tử cung: Những điều bạn cần biết Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
- Sa âm đạo phía sau Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
- 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
- Nang sinh lý buồng trứng là gì? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
- Mang thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00