Những biến chứng sau khi cắt tử cung Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
Người bị chảy máu tử cung bất thường do sa tử cung nghiêm trọng, u xơ tử cung, ung thư tử cung,...cần thực hiện cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cắt bỏ tử cung có nguy cơ gặp phải một số biến chứng hậu phẫu. Việc tìm hiểu về các biến chứng sau khi cắt tử cung sau đây có thể giúp bạn trang bị được những thông tin hữu ích và có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất trước khi phẫu thuật.
1. Phẫu thuật cắt tử cung là gì?
Cắt tử cung là một phương pháp phẫu thuật được sử dụng khá phổ biến hiện nay do các nguyên nhân khác nhau như: nhiễm trùng nặng tử cung sau sinh, chảy máu nặng do rau cài răng lược, tử cung không co tốt sau sinh, u xơ tử cung, ung thư tử cung,...
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung có 2 dạng:
- Cắt tử cung toàn phần: Cắt bỏ toàn bộ tử cung và cổ tử cung của người bệnh.
- Cắt tử cung bán phần: Chỉ tiến hành cắt bỏ thân tử cung đến eo tử cung và để lại cổ tử cung.
Việc cắt bỏ tử cung sẽ làm cho người bệnh không còn chu kỳ kinh nguyệt nữa và không có khả năng mang thai và sinh con. Tuy nhiên, trường hợp cắt bỏ tử cung nhưng vẫn để lại 2 buồng trứng thì cơ thể vẫn tiết ra các nội tiết tố sinh dục nữ. Trường hợp cắt bỏ hoàn toàn các nội tiết tố sẽ không còn được sản sinh ra làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý trầm trọng như suy giảm ham muốn, hay quên, đãng trí, bị cáu bẳn, mãn kinh sớm...
2. Những biến chứng sau khi cắt bỏ tử cung
2.1. Chảy máu bất thường
Tình trạng ra máu âm đạo là 1 trong những biến chứng sau khi cắt tử cung. Sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung, tình trạng ra máu âm đạo sẽ kéo dài khoảng vài ngày đến vài tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu trầm trọng và ồ ạt như hành kinh hoặc kéo dài hơn 6 tuần có thể là băng huyết hoặc rong huyết. Bạn cần phải nhập viện ngay lập tức để được các bác sĩ điều trị kịp thời.
2.2. Tổn thương các cơ quan gần kề
Những cơ quan xung quanh buồng trứng như niệu quản, bàng quang, ruột có thể bị ảnh hưởng như làm dính/ tắc ruột. Các bác sĩ sẽ kiểm soát kỹ lưỡng trong quá trình phẫu thuật và kiểm tra lại sau khi kết thúc ca mổ. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, sốt, nước tiểu lẫn máu, tiểu không kiểm soát,.. cần phải nhập viện ngay để điều trị kịp thời những biến chứng sau khi cắt tử cung này.
2.3. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là nguy cơ đầu tiên sau các cuộc phẫu thuật. Trường hợp cắt bỏ tử cung có thể xảy ra nhiễm trùng ở vết mổ hoặc ở đường tiết niệu do tử cung rất dần với hệ bài tiết.
Trường hợp bị nhiễm trùng sau phẫu thuật cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
2.4. Nguy cơ hình thành các cục máu đông
Cục máu đông/ huyết khối, có thể hình thành trong tĩnh mạch gây cản trở quá trình lưu thông máu và oxy đi nuôi cơ thể, đôi khi có thể dẫn tới hiện tượng tắc mạch gây nên hậu quả nghiêm trọng với cơ thể.
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung, cơ thể có 1 thời gian dài hạn chế cử động dẫn đến nguy cơ hình thành các cục máu đông có thể tăng lên. Do đó, bạn nên vận động nhẹ càng sớm càng tốt để hạn chế những biến chứng sau khi cắt bỏ tử cung này. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiêm thuốc chống đông máu và làm giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng này.
2.5. Ảnh hưởng đến âm đạo
Sau khi cắt bỏ tử cung có thể để lại những biến chứng lo lắng đến âm đạo, do âm đạo không còn liên kết với tử cung và cổ tử cung nữa. Vì vậy, càng về lâu âm đạo có thể bị sa trễ, tự thụt xuống hoặc thậm chí phình ra bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên trường hợp sa trễ tử cung này rất hiếm khi xảy ra.
2.6. Suy buồng trứng
Tăng nguy cơ suy buồng trứng sớm có thể xảy ra sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung ở thời kỳ sinh sản. Nguyên nhân gây biến suy buồng trứng vẫn chưa được làm rõ là do chính cuộc phẫu thuật hoặc do tình trạng của người bệnh trước đó dẫn đến việc phải cắt bỏ tử cung.
2.7. Mãn kinh sớm
Trường hợp cắt bỏ tử cung nhưng không cắt buồng trứng, thời kỳ mãn kinh có thể đến sớm hơn bình thường. Nếu bạn cắt cả bỏ tử cung và buồng trứng, các triệu chứng mãn kinh có thể xuất hiện, chẳng hạn như:
- Bốc hỏa;
- Đổ mồ hôi;
- Khô âm đạo;
- Rối loạn giấc ngủ;
- Giảm ham muốn tình dục.
Mãn kinh là tình trạng xảy ra sau khi phẫu thuật cắt tử cung và buồng trứng. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone estrogen và buồng trứng ngừng rụng trứng. Để cải thiện tình trạng này mãn kinh sớm, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về việc dùng liệu pháp thay thế hormone.
Tóm lại, cắt tử cung là 1 cuộc phẫu thuật lớn do đó có thể có lợi ích và cả rủi ro. Trường hợp ung thư tử cung việc cắt bỏ tử cung có thể đem lại cơ hội sống cho bạn nhưng có thể để lại những biến chứng sau khi cắt tử cung. Do đó, bạn nên thảo luận kỹ càng với bác sĩ về các lựa chọn điều trị tử cung, việc cắt bỏ tử cung đi chỉ sử dụng trong trường hợp không còn giải pháp nào phù hợp hơn.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Siêu âm phần phụ phải nhiều nang noãn có sao không? Thứ Hai, 28/08/2023, 14:00
- Ra máu âm đạo kéo dài khi mang thai ngoài tử cung nên làm gì? Thứ Hai, 28/08/2023, 13:00
- Những kiểu rối loạn chức năng tình dục thường gặp Thứ Bẩy, 26/08/2023, 14:03
- TRẠI HÈ GIÁO VIÊN HẠNH PHÚC, TRƯỜNG HỌC AN TOÀN Thứ Bẩy, 26/08/2023, 00:00
- Ăn chuối có tốt cho mẹ bầu? Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
- Các bài tập yoga cho người bị u nang buồng trứng Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
- Kinh nghiệm chữa rụng tóc sau sinh Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
- Biến chứng của u xơ tử cung: Những điều bạn cần biết Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
- Sa âm đạo phía sau Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
- 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
- Nang sinh lý buồng trứng là gì? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
- Mang thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00