5 hành động nguy hiểm nếu cha mẹ làm trước mặt con Thứ Năm, 25/04/2024, 12:00
Mọi hành động và khoảnh khắc bạn chia sẻ với con sẽ tạo nên cách chúng nhìn thế giới.
Những ý kiến, hành vi và thái độ mà chúng ta thể hiện với tư cách cha mẹ đều phản ánh về con cái chúng ta. Trẻ em quan sát mọi thứ, vì vậy hãy cẩn thận khi bạn nói hoặc làm gì đó trước mặt chúng.
Điều quan trọng nữa là kiểm soát cơn giận của bạn với con; cha mẹ phải nắm bắt được kỹ năng này để nuôi dưỡng con cái.
Để bảo vệ con khỏi những gì chúng coi là “điều sai trái”, cha mẹ được khuyến nghị không bao giờ làm bất kỳ điều nào dưới đây khi có con ở gần.
Lạm dụng thiết bị
Cha mẹ nên hạn chế thời gian sử dụng thiết bị một cách có chủ ý và nghiêm ngặt. (Ảnh: ITN).
So với thế hệ trước, cha mẹ thời nay cực kỳ thành thạo công nghệ. Nhưng cuộc sống gắn liền với thiết bị kéo theo một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm đau đầu mãn tính, căng thẳng, chảy nước mắt và ngủ kém.
Cận thị, tiểu đường, béo phì và vô số bệnh liên quan đến lối sống khác là giai đoạn tiếp theo của những rối loạn này. Điều đáng sợ là chứng nghiện màn hình cũng có những tác động tự nhiên lên não.
Thời gian tiếp xúc quá nhiều với màn hình có thể làm giảm độ dày vỏ não, suy giảm nhận thức, teo chất xám, mất tính toàn vẹn của chất trắng và chức năng dopamine không chính xác.
Vì những lý do trên, cha mẹ nên hạn chế thời gian sử dụng thiết bị một cách có chủ ý và nghiêm ngặt. Nên nhận thức rằng chúng ta không thể bảo vệ con mình khỏi những điều này nếu chúng ta không hạn chế bản thân.
Sử dụng bạo lực
Một phản ứng hết sức non nớt đối với bất kỳ vấn đề nào trong mối quan hệ là sử dụng bạo lực. Tất cả những cảm giác khó chịu bao gồm tức giận, tổn thương, đau đớn, thất vọng.... đều có thể khiến bạn mất kiểm soát.
Bạn đấu tranh với đối tác của mình, dù bằng lời nói hay hành động, đều không phải là cách tiếp cận lành mạnh hoặc mang tính xây dựng.
Có thể một số người sẽ ngạc nhiên về mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng bạo lực trước mặt trẻ em. Một nghiên cứu cho thấy so với những đứa trẻ đang phát triển bình thường, những đứa trẻ có gia đình trải qua xung đột ở mức độ nhẹ đến trung bình có tiểu não nhỏ hơn. Sự bất ổn về sức khỏe tâm thần có liên quan đến tiểu não.
Nếu đối phương nói điều gì đó khiến bạn tức giận khi con cái đang ở gần, hãy ngồi xuống và nói chuyện thay vì lao vào đánh nhau. Bằng cách này, mối quan hệ sẽ được hưởng lợi rất nhiều đồng thời con bạn sẽ phát triển các kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ.
Say xỉn
Những đứa trẻ nhìn thấy cha mẹ uống rượu có nhiều khả năng bắt đầu uống rượu khi còn nhỏ. (Ảnh: ITN). |
Kết quả là sức khỏe tinh thần và xã hội của trẻ bị ảnh hưởng đáng kể, đồng thời cảm giác an toàn và tự tin cũng suy giảm.
Cách tốt hơn là cha mẹ chỉ nên uống rượu khi con đã ngủ say. Cố gắng không uống rượu khi đi chơi với bạn bè. Chỉ đưa trẻ em đến những buổi tụ tập kiểu này nếu bạn cho rằng điều đó an toàn.
Mua chuộc
Mua chuộc có thể là giải pháp tạm thời ngăn chặn hành vi sai trái của trẻ. Nhưng bằng cách này, cha mẹ vô tình thúc đẩy nhận thức sai lầm của con. Thực tế, cách tiếp cận như vậy làm suy yếu sự phát triển tính chính trực, trách nhiệm và động lực nội tại ở trẻ.
Hành vi mua chuộc củng cố rằng phần thưởng bên ngoài thúc đẩy sự tuân thủ hơn là sự hiểu biết và hợp tác đúng đắn. Điều này làm hạn chế khả năng tự giác, trí tuệ cảm xúc và khả năng xã hội của trẻ.
Quá thân mật
Cha mẹ “gần gũi” hoặc thực hiện bất kỳ hành vi sai trái nào khi con có mặt ở đó không phải là một ý kiến hay.
Việc giới trẻ ngày nay tiếp xúc sớm với các phương tiện truyền thông mang tính khiêu dâm, bao gồm phim ảnh, âm nhạc, mạng xã hội,... là một yếu tố góp phần dẫn đến dậy thì sớm.
Chúng ta có thể lý luận rằng trẻ em “còn quá nhỏ để hiểu” và vì vậy “không sao đâu” hoặc “không có gì to tát”; tuy nhiên, bất kỳ nhà tâm lý học trẻ em nào cũng sẽ nhất quán cảnh báo nguy hiểm nếu cha mẹ cho con tiếp xúc với những thứ như vậy khi còn nhỏ.
Trẻ cần biết rằng sự tiếp xúc cơ thể lành mạnh là một cách tuyệt vời để thể hiện cảm xúc yêu thương, trìu mến và đồng cảm. Việc thể hiện tình cảm thể chất là điều cần thiết để giúp con phát triển khả năng cá nhân và xã hội, nhưng không nên thể hiện quá mức. Trong trường hợp có mặt trẻ, người lớn chỉ nên bày tỏ tình cảm bằng cách ôm hoặc hôn lên má.
Nguồn https://giaoducthoidai.vn/5-hanh-dong-nguy-hiem-neu-cha-me-lam-truoc-mat-con-post686327.html
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Làm thế nào để ngăn chặn việc trẻ em bị xâm hại tình dục bởi những người chúng gặp trên mạng xã hội Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Những câu nói khiến con đau lòng hay khiến con hạnh phúc! Thứ Sáu, 15/11/2024, 10:13
- Ứng phó với xâm hại tình dục trẻ em Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Phòng chống lạm dụng ma túy bắt đầu từ cha mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Hướng dẫn cho bố nói chuyện với con trai Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Hướng dẫn cho bố nói chuyện với con gái Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Sử dụng Internet ở trẻ em – Làm thế nào để an toàn? Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Làm thế nào để kỳ nghỉ của gia đình có trẻ em bớt bận rộn? Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Cha mẹ làm thế nào để con trẻ tự tin? Chủ Nhật, 30/06/2024, 00:00
- Làm thế nào để khuyến khích sự sáng tạo ở trẻ? Thứ Năm, 27/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Cha mẹ có đang giúp đỡ quá mức cho con chuẩn bị vào đại học không? Thứ Tư, 24/04/2024, 00:00
- Cách dạy con tuổi dậy thì khéo léo cho các phụ huynh Thứ Sáu, 05/04/2024, 13:00
- Giúp con tuổi teen ứng phó với sự tức giận Thứ Năm, 04/04/2024, 13:00
- Ba mẹ ơi hãy để con được tự do mơ ước Thứ Năm, 28/03/2024, 13:00
- Vở kịch hành động… TRUYỀN TIN TRỰC TIẾP TẠI HIỆN TRƯỜNG Thứ Sáu, 23/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: CÓ PHẢI LÀ TỚ ĐANG YÊU KHÔNG NHỈ? Thứ Năm, 22/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: TỚ ĐÃ SAI Ở ĐÂU NHỈ? Thứ Tư, 21/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: KHI CHÚNG TA HẸN HÒ... Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: PHẢI LÀM SAO KẾT THÂN VỚI “AI KIA”? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: NẾU ĐÃ BIẾT MÌNH ĐANG YÊU, BẠN THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÓ BẰNG CÁCH NÀO? Chủ Nhật, 18/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: LÀM SAO BẠN BIẾT LÀ MÌNH ĐANG “RUNG RINH”? Thứ Sáu, 16/02/2024, 00:00
- Câu hỏi nghiên cứu: TẠI SAO CHÚNG TA NÊN YÊU? Thứ Năm, 15/02/2024, 00:00