4 điều phụ nữ cần lưu ý khi vừa hết kỳ 'đèn đỏ' Thứ Năm, 11/01/2024, 13:00
Phụ nữ vừa kết thúc kỳ kinh nguyệt không nên quan hệ tình dục ngay, hạn chế tắm lâu, thức khuya hay ăn đồ cay nóng để bảo vệ sức khỏe.
1. Quan hệ tình dục
Kiêng kị quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt là kiến thức phổ biến, do trong thời gian này, âm đạo và tử cung tương đối nhạy cảm. Nếu vẫn duy trì làm "chuyện ấy" trong thời gian này, lâu ngày rất dễ bị trào ngược máu kinh, gây tổn hại lớn đến sức khỏe phụ khoa.
Tuy nhiên, điều mà nhiều phụ nữ không biết là cũng nên hạn chế quan hệ khi vừa sạch kinh, do rất khó để biết rõ máu kinh đã được thải hết ra ngoài hay chưa. Nếu quan hệ tình dục ngay sau khi kỳ kinh vừa kết thúc, các mảnh nội mạc tử cung còn sót lại có khả năng sẽ đi vào ống dẫn trứng, buồng trứng, khoang chậu và những nơi khác, do tử cung co bóp khi đạt cực khoái.
Vì vậy, trong trường hợp bình thường, bạn cần đợi ít nhất ba ngày sau khi hết kinh rồi mới quan hệ. Chị em cũng nên kiểm soát tần suất và cường độ quan hệ tình dục, không dùng lực quá mạnh, nếu không sẽ dễ gây tổn thương âm đạo.
2. Đi tắm
Nhiều phụ nữ chủ động giảm tần suất và thời gian tắm trong thời kỳ kinh nguyệt để cơ thể không bị lạnh. Vì vậy khi ở cuối kỳ kinh, nhiều chị em sẽ tắm lâu, ngâm bồn để thư giãn và làm sạch cơ thể thật kỹ.
Tuy nhiên trên thực tế, khi ở cuối kỳ kinh, cổ tử cung có thể vẫn còn mở, nếu ngâm mình trong nước lâu dễ gây nhiễm khuẩn. Vì vậy, dù trong kỳ kinh hay ngay khi vừa sạch kinh, nếu cần vệ sinh cơ thể, bạn nên tắm vòi sen để hạn chế nhiễm khuẩn và nhất thiết phải sử dụng nước nóng.
3. Thức khuya
Mất máu do kinh nguyệt sẽ khiến cơ thể người phụ nữ mệt mỏi và suy nhược. Trạng thái này cần thời gian để hồi phục hoàn toàn sau khi kỳ kinh kết thúc. Vì vậy, đừng thường xuyên thức khuya, làm thêm giờ suốt đêm hoặc đảo ngược ngày đêm ngay sau kỳ kinh. Thói quen này có thể dễ dàng dẫn đến mệt mỏi quá mức và khó chịu về thể chất. Trong trường hợp bình thường, phụ nữ nên đi ngủ trước 10 giờ tối, thời gian ngủ hàng ngày trên 8 tiếng.
4. Ăn thực phẩm gây kích ứng
Nhiều phụ nữ thích ăn đồ lạnh và cay nóng nên bắt đầu thưởng thức những món ăn này ngay sau kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, thói quen này cũng không tốt cho sức khỏe.
Nguyên nhân do khi vừa hết "kỳ đèn đỏ", tử cung vẫn còn tương đối nhạy cảm và chức năng tiêu hóa thường yếu. Ăn nhiều thực phẩm gây kích ứng vào thời điểm này rất có thể sẽ gây tác dụng phụ đối với buồng trứng, tử cung và đường tiêu hóa.
Hướng Dương (Theo Sohu)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Sau thắt ống dẫn tinh có ảnh hưởng gì đến quan hệ tình dục? Thứ Tư, 10/01/2024, 00:00
- Nhận biết và xử trí những dấu hiệu nguy hiểm của bà mẹ sau sinh Thứ Tư, 10/01/2024, 00:00
- Cách đơn giản giúp bảo vệ tuyến tiền liệt khỏe mạnh Thứ Tư, 10/01/2024, 00:00
- Nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai Thứ Tư, 10/01/2024, 00:00
- Tuổi 'teen' cần biết 4 cách tránh mang thai ngoài ý muốn tốt nhất Thứ Ba, 09/01/2024, 00:00
- Nguyên nhân di truyền nào là phổ biến nhất của ung thư vú? Thứ Ba, 09/01/2024, 00:00
- Dị tật bẩm sinh sứt môi - hở hàm ếch xảy ra ở giai đoạn nào của thai kỳ? Thứ Ba, 09/01/2024, 00:00
- Các biện pháp kế hoạch hóa gia đình nên áp dụng Thứ Ba, 09/01/2024, 00:00
- 8 nguyên nhân có thể gây chậm kinh sau khi ngừng sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố Thứ Hai, 08/01/2024, 00:00
- 'Đón đầu' triệu chứng thời kỳ mãn kinh để giảm nguy cơ trầm cảm Thứ Hai, 08/01/2024, 00:00
- Chóng mặt, buồn nôn sau uống thuốc tránh thai khẩn cấp có đáng lo? Thứ Hai, 08/01/2024, 00:00
- Các biện pháp tránh thai có thể gây rụng tóc? Thứ Hai, 08/01/2024, 00:00