'Đón đầu' triệu chứng thời kỳ mãn kinh để giảm nguy cơ trầm cảm Thứ Hai, 08/01/2024, 00:00
.jpg)
Mãn kinh là một điều bình thường đối với hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, đối với một số người, quá trình chuyển đổi mãn kinh là giai đoạn dễ bị tổn thương về mặt sinh học và tinh thần, thậm chí dẫn đến trầm cảm.
Mãn kinh là một giai đoạn bình thường và đối với hầu hết phụ nữ, đó là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên, ở một số người, quá trình chuyển đổi mãn kinh là giai đoạn dễ bị tổn thương về mặt sinh học với các triệu chứng sinh lý và tâm lý đôi khi rất nghiêm trọng.
Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh có liên quan đến khả năng dễ bị trầm cảm cao hơn, với nguy cơ tăng từ giai đoạn tiền mãn kinh và giảm dần trong thời kỳ hậu mãn kinh. Đối với phụ nữ có tiền sử trầm cảm có khả năng được chẩn đoán rối loạn trầm cảm cao hơn trong khoảng thời gian này.
Nguyên nhân do mãn kinh là một giai đoạn khó khăn về thể chất và tinh thần đối với một số phụ nữ. Nó làm đảo lộn cuộc sống đi kèm với một loạt các triệu chứng gây ra bởi sự thay đổi nội tiết tố như: bốc hỏa, mất ngủ, mệt mỏi, tâm trạng thất thường và thậm chí trầm cảm.
Phụ nữ dễ bị trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh (Ảnh minh họa)
Theo Tiến sĩ Nazanin E. Silver, chuyên Sản phụ khoa và tâm thần về sức khỏe hành vi của phụ nữ, Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), trong thời kỳ tiền mãn kinh, ngoài các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, nhiều người cũng gặp phải vấn đề tâm trạng.
Những nguyên nhân khiến thời kỳ tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần là do những thay đổi về hormone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến cảm xúc. Ngoài ra, các triệu chứng mãn kinh về thể chất cũng có thể dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi.
Đặc biệt, độ tuổi 40 -50 là thời điểm mà áp lực cuộc sống có thể lớn nhất. Nhiều người trong độ tuổi này phải đảm đương những công việc đòi hỏi khắt khe, nuôi dạy con cái và chăm sóc cha mẹ già yếu. Tất cả những căng thẳng này có thể làm tăng thêm những thách thức về sức khỏe tâm thần.
Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng, nguy cơ trầm cảm tăng lên trong thời kỳ chuyển tiếp mãn kinh. Các triệu chứng trầm cảm bao gồm: khóc nhiều, cảm thấy tuyệt vọng hoặc vô giá trị, cảm thấy tê liệt và mất hứng thú với các hoạt động bình thường…
Cách đối phó với trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh
Theo BSCKI. Hoàng Hường, chuyên gia Sản phụ khoa, sự rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ kéo theo nhiều rối loạn khác, trong đó có những thay đổi về tâm trạng.
Tính tình chị em thay đổi, dễ cáu gắt, dễ giận hờn… Sự căng thẳng tâm lý, chán nản có thể dẫn đến mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời dễ rơi vào trầm cảm khó kiểm soát.
Một số phụ nữ nhạy cảm với sự thay đổi hormone hơn những người khác, nhất là những người đã từng bị các triệu chứng tiền kinh nguyệt, có những thay đổi về cảm xúc khi mang thai, bị trầm cảm sau sinh.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu, mãn kinh là một phần trong đời sống sinh lý bình thường của người phụ nữ. Vì vậy, để đối phó tích cực với những thay đổi này, chị em nên chủ động chuẩn bị tâm lý đón nhận để vượt qua một cách nhẹ nhàng.
Cách đơn giản nhất là nên có sự chuẩn bị về tâm lý, có chế độ tập luyện và dinh dưỡng tốt trước giai đoạn này, không làm việc quá sức, ngủ đủ giấc. Nếu có các triệu chứng tiền mãn kinh khó chịu kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng, chị em nên đi khám để được bác sĩ tư vấn biện pháp can thiệp phù hợp như: dùng thuốc, bổ sung nội tiết tố…
Các bài tập thiền, yoga có thể giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả.
Theo Suckhoedoisong
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- MẸO GIÚP MẸ BẦU GIẢM NGHÉN AN TOÀN Thứ Năm, 04/01/2024, 13:00
- NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT KHI QUYẾT ĐỊNH SINH MỔ Thứ Năm, 04/01/2024, 12:00
- Hai kỳ kinh nguyệt trong một tháng là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng? Thứ Tư, 03/01/2024, 00:00
- Sau chẩn đoán và điều trị ung thư vú sống được bao lâu? Thứ Tư, 03/01/2024, 00:00
- Có giới hạn tuổi cho phụ nữ muốn sinh con bằng phương pháp IVF? Thứ Tư, 03/01/2024, 00:00
- Nguyên nhân gây vô sinh ở cả nam và nữ giới ít ai ngờ đến Thứ Ba, 02/01/2024, 00:00
- Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh? Thứ Ba, 02/01/2024, 00:00
- 10 thực phẩm giàu acid folic giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi Thứ Ba, 02/01/2024, 00:00
- Những dấu hiệu tiềm ẩn của vô sinh Thứ Ba, 02/01/2024, 00:00
- 5 bước tự nhiên và an toàn để phụ nữ sớm có thai Thứ Ba, 02/01/2024, 00:00
- Cho con bú có giúp giảm nguy cơ ung thư vú? Thứ Hai, 01/01/2024, 00:00
- Virus HPV có thể gây những bệnh ung thư nào? Thứ Hai, 01/01/2024, 00:00