- Máu nhiễm virus từ các vết loét miệng và chảy máu nướu răng, chẳng hạn như qua hôn “sâu”, hôn mở miệng, vết cắn rách da và ăn thức ăn trước đó đã được nhai bởi một người nhiễm HIV
- Kim tiêm nhiễm HIV và các vật nhiễm khác đâm thủng da, đặc biệt là chấn thương do kim đâm trong quá trình chăm sóc y tế
- Truyền máu và các yếu tố đông máu, ghép tạng và cấy ghép mô
Virus HIV sống được bao lâu bên ngoài môi trường? Câu trả lời là chỉ vài giờ và chúng nhanh chóng không còn khả năng gây hại. Tránh những hành vi lây nhiễm trên đây, việc tiếp xúc gần với người nhiễm HIV/AIDS sẽ không gây đe dọa cho sự an toàn của bạn. Đối tác sống chung nhà với người nhiễm HIV cần được huấn luyện về an toàn trong quan hệ tình dục và những việc nên làm để hỗ trợ vợ/chồng mình theo đuổi điều trị đạt hiệu quả.
9. Tôi không thể bị nhiễm HIV/AIDS khi chỉ quan hệ tình dục bằng miệng
Quan hệ tình dục đường miệng có nguy cơ lây nhiễm HIV. Người có HIV dương tính thì máu, tinh dịch, dịch sinh dục, hoặc chất dịch âm đạo của họ có thể chứa virus. Khi quan hệ tình dục bằng miệng với người có HIV, máu từ miệng của họ có thể xâm nhập vào cơ thể của người nhận thông qua niêm mạc niệu đạo (lỗ ở đầu dương vật), âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, hoặc qua các vết cắt và vết loét. Ngược lại, virus HIV từ vết loét hoặc tinh dịch của người nhiễm HIV cũng có thể xâm nhập đối tác qua các vết thương hở trong miệng của họ.
10. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính, cuộc đời tôi vậy là hết
Hãy nhớ rằng, cuộc đời bạn không hề chấm dứt ở đây! Tuy không có cách chữa khỏi hoặc thuốc chủng ngừa virus HIV/AIDS, điều trị bằng liệu pháp kháng virus mới (ART) có thể giúp những người nhiễm HIV sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, kiên trì theo đuổi ART sẽ giúp tránh được nguy cơ lây nhiễm HIV cho người xung quanh, đối tác tình dục và thậm chí con cái tương lai của bạn.
Nếu bạn nghi ngờ mình vừa bị lây nhiễm HIV, hãy gặp các chuyên gia y tế ngay lập tức. Điều trị ngăn ngừa phơi nhiễm (HIV PrEP) trong 72 giờ đầu tiên có thể tránh cho bạn khỏi nhiễm HIV trọn đời.
11. Đã được điều trị rồi thì tôi không thể lây HIV cho người khác
Không bi quan nhưng cũng không lạc quan mù quáng. Thuốc kháng virus cho phép những người nhiễm HIV, và thậm chí cả những người đã ở giai đoạn AIDS, sống một cuộc sống dài lâu, bình thường và hữu ích. Điều trị HIV hiệu quả khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt đến mức ức chế virus, nghĩa là tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml máu, còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện (hay còn gọi là "không phát hiện = không lây truyền"), sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục.
Tuy nhiên, "không phát hiện = không lây truyền" không được áp dụng để phòng lây nhiễm HIV qua đường máu, mặc dù khi tải lượng virus trong máu khi điều trị ARV có thể ở mức thấp. Do vậy, không sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, cần sử dụng các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với máu để tránh bị lây nhiễm HIV. "Không phát hiện = không lây truyền" cũng không áp dụng cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Vì ngay cả khi đạt tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml máu cũng không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, sùi mào gà…
Người có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện thì virus HIV vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể lây nhiễm nếu lơ là. Tuân thủ các biện pháp an toàn tránh lây nhiễm trong sinh hoạt và sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục để dự phòng lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn, nhờ đó bạn sẽ không lây nhiễm HIV cho người khác.
Hiểu được virus HIV sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố và những lầm tưởng về căn bệnh này sẽ giúp người bệnh bình tĩnh, sáng suốt hơn trong quá trình điều trị bệnh và kéo dài sự sống!
Theo: Hellobacsi; BYT
Đọc thêm: Bệnh HIV có chữa được không? Những điều cần biết khi nhiễm HIV