Uống thuốc nội tiết có làm chậm kinh không? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00
Thuốc nội tiết là những nhóm thuốc chứa các nội tiết tố nữ bao gồm 2 loại chính là Estrogen và Progesterone, được sử dụng trong điều trị các tình trạng bệnh lý liên quan đến sự thay đổi nồng độ của hai loại hormone này. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc nội tiết có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn, trong đó một trong những tình trạng thường gặp nhất là chậm kinh.
1. Thuốc nội tiết là gì ?
Thuốc nội tiết tố là thuốc có chứa các loại hormone hay còn gọi là nội tiết tố nữ. Về mặt sinh lý bình thường, Estrogen và Progesterone là 2 loại nội tiết tố chính và quan trọng nhất ở phụ nữ vì chúng giữ vai trò điều tiết và kiểm soát các chức năng sinh lý cũng như các chức năng khác trong cơ thể.
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể sẽ làm hàm lượng nội tiết tố giảm đi đáng kể. Do đó, thuốc nội tiết thường được dùng để bù đắp cho nồng độ hormone đang thiếu hụt hoặc làm ức chế sự giải phóng dư thừa lượng hormone trong cơ thể người phụ nữ. Có ba dạng thuốc nội tiết chính đó là thuốc có chứa Estrogen, thuốc chứa Progesterone và thuốc chứa cả hai hormone này mà nổi bật nhất là thuốc tránh thai phối hợp, đây cũng có thể được xem là loại thuốc nội tiết đang được sử dụng nhiều nhất ở phụ nữ.
Thuốc nội tiết chứa Estrogen có thể được dùng trong những trường hợp sau:
- Điều trị tử cung kém phát triển thông qua cơ chế Estrogen giúp phát triển số lượng và chiều dài sợi cơ tử cung.
- Điều hòa kinh nguyệt thông qua việc bổ sung Estrogen trong nửa đầu của chu kỳ kinh và nửa sau chu kỳ được bổ sung thêm Progesterone.
- Thuốc nội tiết có chứa Estrogen giúp kích thích tiết nhầy, tạo môi trường thuận lợi cho tinh trùng di chuyển đến cơ quan sinh dục để thụ thai, do đó được sử dụng trong điều trị vô sinh
- Điều trị tình trạng viêm, teo âm đạo
- Điều trị phát triển tuyến vú vì hormone Estrogen có tác dụng kích thích phát triển các nang tuyến sữa của vú.
- Bổ sung nồng độ Estrogen cần thiết.
Thuốc nội tiết chứa Progesterone (Progestin) có thể được sử dụng trong những trường hợp sau:
- Hỗ trợ điều trị u xơ tử cung thông qua ngăn chặn các tổ chức xơ trong tử cung phát triển, giúp làm giảm kích thích của khối u xơ.
- Điều trị dưỡng thai trong dọa sẩy thai.
- Điều trị ung thư niêm mạc tử cung hoặc di căn do ung thư nội mạc tử cung.
- Kết hợp Estrogen giúp làm dày lớp niêm mạc tử cung hỗ trợ cho việc làm tổ của trứng trong điều trị vô sinh.
- Điều hòa kinh nguyệt thông qua việc bổ sung Estrogen trong nửa đầu của chu kỳ kinh và nửa sau chu kỳ được bổ sung thêm Progesterone (tạo vòng kinh nhân tạo).
- Sử dụng làm các thuốc tránh thai chỉ có chứa Progestin.
- Chỉ định trong các trường hợp u xơ tuyến vú.
Thuốc tránh thai kết hợp hiện nay là một biện pháp tránh thai được sử dụng khá phổ biến. Ngoài ra, các loại thuốc tránh thai có chứa cả Estrogen và Progestin còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt thông qua tác dụng tạo vòng kinh nhân tạo.
2. Uống thuốc nội tiết có làm chậm kinh không ?
Chậm kinh hay trễ kinh là biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Đây là hiện tượng xảy ra khi đến kỳ hành kinh nhưng phụ nữ vẫn chưa xuất hiện máu kinh. Chu kỳ kinh nguyệt ở một phụ nữ bình thường được lặp đi lặp lại mỗi tháng và thường diễn ra từ 26 đến 35 ngày. Nếu quá 35 ngày tính mà vẫn chưa có hiện tượng hành kinh thì gọi là chậm kinh.
Hiện tượng chậm kinh có thể là biểu hiện của một số vấn đề ở phụ nữ mà thường gặp nhất là dấu hiệu của việc có thai. Ngoài ra một nguyên nhân còn có thể gây chậm kinh khác là sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc chứa nội tiết. Như được nói ở trên, hiện có 3 nhóm thuốc nội tiết chính được sử dụng ở phụ nữ. Tuy nhiên trong đó chỉ có thuốc chứa Hormone Progesterone và thuốc nội tiết kết hợp cả Estrogen và Progesterone có tác dụng làm chậm kinh.
2.1. Thuốc nội tiết có chứa Progesterone
Cơ chế gây chậm kinh của thuốc nội tiết chứa Progesterone được giải thích như sau: Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, Hormone Estrogen sẽ được sản sinh giúp kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung. Còn ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt thì Hormone Progesterone được sản sinh để hỗ trợ sự phát triển tiếp tục của niêm mạc tử cung. Khi nồng độ Progesterone giảm xuống ở cuối chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung sẽ bắt đầu bong ra và gây hành kinh. Tuy nhiên, khi phụ nữ sử dụng thuốc nội tiết có chứa Hormone Progesterone, thường là dùng trong giai đoạn nữa sau của chu kỳ kinh, thì lượng Hormone Progesterone sẽ vẫn tiếp tục duy trì và điều này không cho phép niêm mạc của tử cung bong ra, từ đó gây ra tình trạng trễ kinh.
2.2. Thuốc ngừa thai kết hợp
Thuốc ngừa thai kết hợp hay còn gọi là thuốc nội tiết chứa cả Estrogen và Progesterone có có thể làm chậm kinh. Cơ chế gây chậm kinh của thuốc ngừa thai kết hợp gần giống với thuốc nội tiết chứa Progesterone đó là duy trì nồng độ hormone liên tục làm lớp nội mạc tử cung không bị bong ra. Các thuốc này trên thị trường thường được bán với hai dạng chính là dạng vỉ có chứa 21 viên và dạng vỉ của chứa 28 viên.
Những phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày vỉ 28 viên, nếu chỉ uống 21 viên đều và theo chiều mũi tên hướng dẫn sau đó bỏ đi 7 viên có màu khác những viên còn lại và tiếp tục uống vỉ tiếp theo, thì có thể gây ra hiện tượng chậm kinh. Trường hợp dùng thuốc tránh thai vỉ 21 viên thì không cần nghỉ thuốc 7 ngày mà tiếp tục dùng ngay vỉ tiếp theo thì cũng có thể gây ra chậm kinh.
Chính tác dụng làm trễ kinh này mà thuốc chứa Progesterone hay thuốc ngừa thai kết hợp thường được sử dụng để trì hoãn hiện tượng hành kinh. Đặc biệt là thuốc chứa Progesterone có hiệu quả và độ an toàn hơn so với các loại thuốc khác.
3. Tác dụng phụ khi uống thuốc nội tiết tố nữ
Ngoài tác dụng làm chậm kinh, việc sử dụng các thuốc nội tiết còn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:
- Hiện tượng ngực bị căng gây đau.
- Choáng váng, xây xẩm mặt mày, đau đầu kéo dài.
- Mất kiểm soát về cân nặng gây tăng cân, thừa cân.
- Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa khác.
- Sạm da, nám da, thâm nám, tàn nhang, khô hạn.
- Sưng phù cẳng chân và mu bàn chân.
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Các tác dụng phụ ít gặp hơn như gây u vú, tiết dịch bất thường ở vú, khó thở, nói hụt hơi không rõ nguyên nhân, vàng mắt, vàng da..
- Gây nguy cơ tạo cục máu đông làm tăng những biến chứng nguy hiểm trên tim mạch và não.
4. Các nguyên nhân gây chậm kinh khác
Ngoài việc uống thuốc nội tiết, một số nguyên nhân dưới dây có thể gây chậm kinh:
- Tình trạng mang thai
- Phụ nữ giảm cân quá nhanh hoặc quá mức
- Tăng cân quá đột ngột
- Những phụ nữ thường xuyên làm việc nặng hoặc vận động quá sức
- Lo âu, căng thẳng, stress
- Tác dụng phụ của thuốc của một số loại thuốc khác như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, Corticoid, thuốc dùng trong hóa trị...
- Sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích... thường xuyên
- Những phụ nữ bị mãn kinh sớm.
- Mắc các bệnh phụ khoa như suy buồng trứng, viêm buồng trứng, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang...
- Bệnh lý về tuyến giáp như suy giáp, nhược giáp hoặc cường giáp.
- Rối loạn nội tiết (rối loạn kinh nguyệt).
Các thuốc nội tiết ngày được sử dụng phổ biến cho những mục đích điều trị trên phụ nữ. Ngoài những tác dụng phụ được nêu ở trên, uống thuốc nội tiết có làm chậm kinh và những phụ nữ cần phải lưu ý vấn đề này. Chị em cần tham khảo ý kiến cũng như các tư vấn từ các bác sĩ sản phụ khoa trước khi quyết định sử dụng các thuốc nội tiết để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- 10 cách để tăng cường khả năng sinh sản của nam giới và tăng số lượng tinh trùng Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Cho con bú có uống được thuốc nội tiết không? Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Nguyên nhân sau khi quan hệ bị đau lưng ở nữ Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Cảnh giác u xơ tử cung gây đau bụng dưới Thứ Ba, 17/10/2023, 00:00
- Mới mang thai 7 tuần bị đau bụng lâm râm có nguy hiểm? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Khi đến tháng có được uống thuốc đau đầu không? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Vì sao bạn mất kinh sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Làm gì khi dùng thuốc phá thai không thành công? Thứ Hai, 16/10/2023, 00:00
- Dưới đây là 4 Cách Phân Biệt Máu Kinh Và Dấu Hiệu Mang Thai Thứ Sáu, 13/10/2023, 14:00
- Dấu hiệu viêm phụ khoa nặng – nhẹ và giải pháp khắc phục Thứ Sáu, 13/10/2023, 13:00
- Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc giảm đau hay không? Thứ Năm, 12/10/2023, 15:00
- Cẩn thận với chứng đau nửa đầu khi có kinh nguyệt Thứ Năm, 12/10/2023, 14:00