Ung thư vú Thứ Tư, 26/03/2014, 00:00
Ung thư vú là bệnh lý ác tính của vú, điểm xuất phát phần lớn là tế bào biểu mô tuyến vú. Ung thư vú dễ phát hiện và đem lại kết quả rất tốt nếu được điều trị ở giai đoạn sớm.
Những yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ ung thư vú:
Chưa sinh đẻ, có thai lần đầu sau 35 tuổi, có kinh trước 12 tuổi, hoặc mãn kinh sau 55 tuổi làm tăng tỷ lệ ung thư vú.
Gia đình có người bị ung thư vú: đặc biệt có mẹ bị ung thư vú trước mãn kinh
Dùng thuốc tránh thai
Thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu vitamin D.
Biểu hiện của ung thư vú như thế nào?
-
Tự sờ thấy khối u: cứng, chắc, không đau, bờ không rõ rệt. Đường kính 1-3cm (sớm), nằm ở ¼ trên ngoài hoặc trên trong của vú. 90% phụ nữ tự phát hiện được khối u ở vú.
-
Vú kém di động: khi khối u đã xâm lấn xung quanh.
-
Tiết dịch bất thường ở tuyến vú.
-
Loét, họai tử vú, ngực: do khối u hoại tử.
-
Hạch nách: hạch nách cứng, kém hoặc không di động, đây là biểu hiện muộn.
Tiến triển và biến chứng của ung thư vú như thế nào?
Tiến triển của ung thư vú thuộc loại chậm, sau vài năm nhưng cũng có thể tương đối nhanh tùy thuộc vào mô bệnh học của ung thư. Tuy nhiên chỉ 10% tiến triển nhanh.
Nếu ung thư vú có đáp ứng với điều trị thì tỷ lệ sống trên 5 năm đạt 90%.
Chẩn đoán và điều trị ung thư vú như thế nào?
Chẩn đoán ung thư vú dựa vào khám thấy khối u ở vú với tính chất như đã mô tả, chụp X quang vú, chọc hút tế bào, sinh thiết vú.
Điều trị ung thư vú: Một số phương pháp có thể áp dụng để điều trị ung thư vú bao gồm: phẫu thuật, tia xạ, hóa chất, hormon (kháng estrogen: Tamoxifen). Tuy nhiên điều trị cụ thể thế nào thì cần phải có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Theo dõi sau điều trị: Việc theo dõi sau điều trị là rất cần thiết, 3-6 tháng một lần.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
Các tin khác
- U xơ tử cung Thứ Ba, 25/03/2014, 00:00
- Ung thư buồng trứng Thứ Hai, 24/03/2014, 00:00
- U nang buồng trứng lành tính Chủ Nhật, 23/03/2014, 00:00
- Nhiễm nấm sinh dục Thứ Bẩy, 22/03/2014, 00:00
- Bệnh Trùng roi âm đạo Thứ Sáu, 21/03/2014, 00:00
- Nhiễm Chlamydia Chủ Nhật, 16/03/2014, 00:00
- Sự phát triển của bào thai Thứ Tư, 12/03/2014, 00:00
- Quá trình thụ thai Thứ Ba, 11/03/2014, 00:00
- Trứng và khả năng thụ thai Thứ Hai, 10/03/2014, 00:00
- Tinh trùng và khả năng thụ thai Chủ Nhật, 09/03/2014, 00:00
- Các nguy cơ khi phá thai Thứ Bẩy, 08/03/2014, 00:00
- Các biện pháp phá thai Thứ Sáu, 07/03/2014, 00:00