Thai chết lưu - Triệu chứng và hướng xử trí, dự phòng Thứ Sáu, 13/06/2014, 00:00
Những triệu chứng báo hiệu thai chết lưu có thể nhầm với chửa ngoài dạ con (vì đều có máu nâu đen ra ở âm đạo, tử cung bé hơn tuổi thai, thai chết lưu khi sắp sảy cũng gây đau bụng) hoặc chửa trứng (đặc biệt là chửa trứng thoái triển). Vì vậy cần lưu ý khi chẩn đoán thai chết lưu.
Ở giai đoạn sớm của thời kỳ thai nghén, các dấu hiệu để nghĩ đến thai chết lưu rất ít và không rõ ràng. Đó là những phụ nữ đã được xác định là có thai (mất kinh, nghén, thử HCG dương tính...) tự nhiên thấy ra máu ở âm đạo ít một, máu sẫm màu, các dấu hiệu nghén giảm đi, bụng không thấy to lên. Siêu âm thấy tử cung nhỏ hơn tuổi thai, mật độ tử cung có thể chắc hơn so với tử cung có thai sống, có thể thấy âm vang thai rõ ràng nhưng không thấy tim thai hoạt động. Hoặc chỉ nhìn thấy túi ối mà không thấy âm vang thai (hình ảnh túi ối rỗng), càng chắc chắn hơn nếu túi ối méo mó, không đều.
Ở giai đoạn muộn của thời kỳ thai nghén, các triệu chứng thường rõ ràng hơn. Dấu hiệu sớm nhất là sản phụ không thấy thai "đạp" hay "máy" nữa (cần chú ý vì đôi khi thành bụng dày nên không rõ thai đạp, hoặc sau khi thai chết, tử cung xuất hiện những cơn co nhẹ mà sản phụ nhầm đó là thai đạp). Nếu muộn hơn thì có thể thấy bụng không lớn lên mà nhỏ dần đi, đôi khi có thể thấy ra máu đen ở âm đạo, hai vú tự nhiên tiết ra sữa non. Nếu thai phụ có một số bệnh kèm theo như nhiễm độc thai nghén, bệnh tim…thì thấy bệnh thuyên giảm, dễ chịu hơn.
Khi siêu âm thấy tử cung bé hơn so với tuổi thai, đặc biệt nếu chiều cao của tử cung giảm đi qua hai lần đo khác nhau (cùng một người đo), khó sờ nắn thấy phần thai, không nghe thấy tim thai.
Siêu âm cho kết quả chính xác nếu không quan sát thấy cử động của tim thai, đầu thai méo mó, có thể thấy dấu hiệu hai vòng ở xương sọ thai do da đầu bị bong ra. Nước ối ít, thậm chí không còn.
Thử máu thấy sinh sợi huyết giảm.
Thai phụ cần hiểu rằng mặc dù thai chết lưu nhưng vẫn có màng ối bảo vệ nên thực chất là vô khuẩn, tạm thời chưa ảnh hưởng gì đến sức khoẻ và tính mạng của người mẹ, do đó không nên quá lo lắng, sợ hãi. Trước hết cần điều chỉnh lại tình trạng rối loạn đông máu nếu có. Sau đó, bác sỹ sẽ xem xét và quyết định cách thức đưa thai ra ngoài.
Nong cổ tử cung hoặc nạo: Nạo được áp dụng trong những trường hợp thai chết lưu mà thể tích tử cung bé hơn tử cung của thai ba tháng hoặc chiều cao tử cung dưới 8 cm. Thủ thuật nạo khó khăn hơn so với nạo thai sống vì xương thai to, rắn, rau xơ hoá bám chặt vào tử cung. Cần lưu ý theo dõi chảy máu sau nạo và kiểm tra xem có sót rau hay không.
Gây sảy thai, chuyển dạ: Áp dụng cho tất cả những trường hợp thai chết lưu to không nong hay nạo được. Một số đặc điểm chuyển dạ của thai chết lưu:
- Đầu ối hình quả lê, lòi qua cổ tử cung, thõng vào trong âm đạo (do màng thai không còn khả năng chun giãn), đầu ối quả lê không giúp ích cho cổ tử cung mở, vì vậy nhất thiết cần chờ cổ tử cung mở hết mới bấm ối.
- Nước ối có màu đỏ hồng, có thể lẫn phân su nếu thai bị chết vì suy thai mạn tính
- Dù là thai ngôi gì thì vẫn có thể đẻ đường dưới được, có thể sử dụng các thủ thuật huỷ thai như chọc óc, kẹp sọ, cắt thai …
- Sau khi xổ rau phải tiến hành kiểm soát tử cung một cách chủ động, hệ thống vì bao giờ cũng bị sót rau.
- Cần cho sản phụ sử dụng kháng sinh để tránh nhiễm khuẩn
Dự phòng thai chết lưu
Đây là một vấn đề rất phức tạp, đặc biệt là những trường hợp không tìm thấy nguyên nhân. Vì vậy, cần thận trọng trong chẩn đoán và xử trí cho thai ra.
Thời gian có thể mang thai trở lại tuỳ thuộc vào thời điểm thai chết và cách xử trí. Nếu chỉ là sẩy tự nhiên một thai nhỏ hay phải nạo bằng dụng cụ để lấy thai ra, thì nên tránh thai ít nhất 6 tháng để cơ thể thực sự hồi phục. Nếu thai đã lớn, ngoài 28 tuần mới bị chết lưu thì nên chờ sau 1 năm hãy có mang. Trong thời gian chờ đợi này, nên đến bác sĩ khám để cố gắng tìm nguyên nhân thai chết lưu.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Thai chết lưu - Nguyên nhân và ảnh hưởng Thứ Năm, 12/06/2014, 00:00
- Chửa trứng Thứ Tư, 11/06/2014, 00:00
- Ung thư dương vật Thứ Ba, 10/06/2014, 00:00
- Sẩy thai liên tiếp - Nguyên nhân và điều trị Thứ Hai, 09/06/2014, 00:00
- Hiện tượng cương dương Thứ Năm, 05/06/2014, 00:00
- Bệnh tiểu đường và thai nghén Thứ Ba, 03/06/2014, 00:00
- Yếu tố nào thuận lợi cho bệnh ung thư vú phát triển? Chủ Nhật, 01/06/2014, 00:00
- Gãy dương vật Thứ Năm, 29/05/2014, 00:00
- Cách tự phát hiện khối u ở vú Thứ Tư, 28/05/2014, 00:00
- Bệnh cúm và phụ nữ mang thai Thứ Sáu, 23/05/2014, 00:00
- Nguyên nhân vô sinh ở nam giới Thứ Ba, 20/05/2014, 00:00
- Dị dạng sinh dục nam bẩm sinh Thứ Hai, 19/05/2014, 00:00