Dị dạng sinh dục nam bẩm sinh Thứ Hai, 19/05/2014, 00:00
Dị dạng sinh dục là những bất thường về cấu trúc của cơ quan sinh dục, do sự rối loạn quá trình biệt hóa các bộ phận sinh dục trong thời kỳ bào thai.
Dị dạng dương vật: Dị tật dương vật hay gặp nhất là…không có dị tật nào cả. Nói như vậy có nghĩa là những dị tật dưới đây hiếm gặp.
Cong dương vật bẩm sinh
Cong lệch dương vật thường không ảnh hưởng gì tới chức năng. Chỉ khi dương vật lệch trên 30 độ, làm khó tiểu và khó "quan hệ" thì mới cần mổ sửa thẳng lại. Phẫu thuật sửa cong dương vật kéo dài khoảng 1 giờ. Tuy nhiên không thể đưa dương vật trở về thẳng hoàn toàn mà có thể còn cong một chút nhưng đảm bảo chức năng tốt là được rồi. Lưu ý là sau mổ dương vật bị ngắn đi một chút.
Bệnh lỗ đái thấp
Đây là một bệnh bẩm sinh mà lỗ tiểu không ở đầu dương vật và hướng ra phía trước mà có thể nằm ở mặt dưới thân hoặc đầu dương vật, có khi lại nằm ở vị trí sát gốc dương vật nên bệnh nhân phải tiểu ngồi như phụ nữ. Dương vật thường kém phát triển, có khi nhỏ đến mức khi nhìn bên ngoài tưởng lầm ra con gái.
Bệnh này nên mổ sớm khi còn nhỏ tuổi. Phẫu thuật tương đối phức tạp vì vừa phải kéo thẳng, vừa phải dùng da cuốn lại thành ống tiểu có 2 đầu, một đầu đính vào phía đầu dương vật, một đầu nối vào lỗ tiểu phía sau, để sau này bệnh nhân đi tiểu đứng được.
Hẹp bao quy đầu
Phần da bao trùm bên ngoài dương vật sẽ tuột xuống khi đến tuổi dậy thì. Ở bé trai, đôi khi bao da bị thít chặt làm bé đi tiểu khó, khi tiểu vừa rặn vừa khóc thét, bao da phồng căng lên. Nếu da hẹp ít, cha mẹ dùng tay tuột da xuống mỗi ngày vài lần, trong vài tuần là khỏi. Tuy nhiên nếu nong thử mà thấy bé đau thêm do da bị nứt thì nên đưa bé đi khám bác sĩ sớm, vì vết nứt sẽ thành sẹo, có thể làm da hẹp nặng hơn. Thường thì bác sĩ chỉ cần dùng kẹp vô trùng nong nhẹ bao da ra là khỏi luôn. Nếu hẹp nặng thì phải cắt da hẹp tại các bệnh viện nhi khoa hay ngoại khoa.
Người lớn cũng có thể bị hẹp da quy đầu. Khi đó cần đi mở bao quy đầu tại các bệnh viện ngoại khoa. Đây chỉ là một tiểu phẫu, kéo dài khoảng 20 phút, gây tê. Tuy nhiên, nếu da quy đầu chỉ dài, vẫn tuột lên xuống dễ dàng thì không cần thiết phải cắt.
Dị dạng tinh hoàn: thường gặp nhất là tinh hoàn lạc chỗ, tinh hoàn ẩn - Tinh hoàn ẩn: tinh hoàn nằm ở vị trí nào đó dọc theo ống bẹn thay vì phải xuống nằm ở vị trí bình thường trong bìu. - Tinh hoàn lạc chỗ: tinh hoàn nằm ngoài vị trí ống bẹn và cũng không nằm trong bìu, các nơi thường gặp là: vùng bẹn nông, tầng sinh môn, đùi, góc dương vật..... Nguyên nhân của dị tật này hiện nay chưa được rõ ràng, nhiều giả thuyết được công nhận rộng rãi là có thể do bất thường của Gubenaculum (mầm sinh dục bào thai), do tinh hoàn không đáp ứng với kích tố hướng dục hoặc do giảm bài tiết kích tố hướng dục. Hậu quả của tinh hoàn lạc chỗ, tinh hoàn ẩn: Các tế bào sinh tinh rất nhạy với thân nhiệt và bìu được xem như là cơ quan điều hoà nhiệt độ của tinh hoàn giúp giữ nhiệt độ của vùng này khoảng 340c, là nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh tinh. Khi Tinh hoàn ở ngoài bìu, nhiệt độ cơ thể sẽ huỷ hoại hiện tượng sinh tinh và do đó gây vô sinh nếu bị cả hai bên. Biểu hiện điển hình nhất là sờ không thấy tinh hoàn ở trong một hoặc hai bên của bìu, vùng da bìu tương ứng với bên tinh hoàn ẩn, bị teo. Ðôi khi có thể sờ thấy tinh hoàn nằm trong hoặc ngoài ống bẹn nhưng không thể đưa nó vào trong bìu. Ðiều trị chính dị tật này là phẫu thuật để đưa tinh hoàn trở về vị trí bìu càng sớm càng tốt (dưới hai tuổi).
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Sinh lý tinh dịch Chủ Nhật, 18/05/2014, 00:00
- Sinh lý xuất tinh Thứ Bẩy, 17/05/2014, 00:00
- Dị ứng tinh dịch Thứ Sáu, 16/05/2014, 00:00
- Đứt dây hãm bao quy đầu Thứ Tư, 14/05/2014, 00:00
- Gãy dương vật Thứ Ba, 13/05/2014, 00:00
- Những dấu hiệu cho thấy bạn có thai Thứ Tư, 07/05/2014, 00:00
- Quan hệ tình dục ở phụ nữ trong thời kỳ có thai Thứ Bẩy, 03/05/2014, 00:00
- Dị tật dương vật Thứ Tư, 30/04/2014, 00:00
- Cách tính tuổi thai thông thường và của bác sỹ Thứ Hai, 21/04/2014, 00:00
- Những trục trặc với bao quy đầu Chủ Nhật, 20/04/2014, 00:00
- Cường kinh và thiểu kinh Thứ Bẩy, 19/04/2014, 00:00
- Thống kinh Thứ Sáu, 18/04/2014, 00:00