Sinh mổ lần 2 và những điều cần lưu ý Thứ Ba, 02/05/2023, 00:00
Sinh mổ lần 2 là vấn đề khiến nhiều bà bầu lo lắng, đặc biệt về những nguy cơ rủi ro như bục vết sẹo mổ trước đó, nhiễm khuẩn hay băng huyết,… Dưới đây là những lưu ý giúp bà bầu nhận biết rõ thời điểm cần nhập viện và mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé.
1. Sinh mổ lần 2 và thời điểm cần nhập viện?
Để tránh nguy cơ rủi ro, những trường hợp sinh mổ lần 2 cần nhập viện nếu phát hiện những bất thường như sau:
- Xuất huyết âm đạo: Đây là biểu hiện bất thường ở tất cả các mẹ bầu ở bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ. Những trường hợp này cần đi khám càng sớm càng tốt. Thông thường, tình trạng ra máu bất thường trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ chính là một trong những biểu hiện dọa sảy hay chửa ngoài dạ con. Nếu ra máu bất thường trong 3 tháng cuối của thai kỳ thì có thể là dấu hiệu sinh non hoặc bất thường về nhau thai. Sản phụ bị ra càng nhiều máu thì mức độ nguy hiểm càng tăng.
Mẹ bầu nên nhập viện nếu có biểu hiện bất thường
- Ra nước ối âm đạo: Ở giai đoạn mang thai, sự thay đổi nội tiết tố khiến nhiều chị em tiết khí hư màu trắng đục với lượng ít và không gây mùi hôi. Nếu bỗng nhiên lượng dịch này nhiều lên, rỉ liên tục, thậm chí chảy ồ ạt với mùi tanh, khó chịu thì chị em tuyệt đối không được chủ quan. Đây rất có thể là dấu hiệu vỡ ối sớm, gây sinh non, nhiễm trùng cho thai nhi. Vì thế, nên nhập viện ngay khi có hiện tượng rỉ ối.
- Đau bụng dưới, đau vùng tử cung: Sắp đến ngày sinh thường xảy ra những cơn gò tử cung. Nếu đột ngột thấy đau dữ dội vùng bụng dưới và tử cung, từng cơn đau diễn ra liên tục và không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi, mẹ bầu nên nhập viện càng sớm càng tốt vì đây có thể là dấu hiệu sinh sớm.
- Thai ít cử động: Từ tuần 16, mẹ bầu có thể cảm nhận được những cử động rõ rệt của thai nhi. Đây cũng là sự giao tiếp đặc biệt giữa mẹ bầu và thai nhi. Khi mẹ cảm nhận được những cử động của thai nhi nghĩa là thai nhi vẫn ổn. Ngược lại, nếu bỗng một ngày, mẹ thấy thai nhi ít cử động hơn, nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ thì đây chính là một biểu hiện vô cùng nguy hiểm và mẹ nên tới bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
- Một số dấu hiệu đột ngột: Trong thai kỳ, nếu xảy ra những vấn đề bất thường như sốt cao, khó thở, đau đầu, nôn mửa, co giật,… mẹ bầu nên được đưa tới bệnh viện để xử trí kịp thời.
2. Sinh mổ lần 2 ở tuần thứ bao nhiêu thì an toàn?
Nhiều chị em thắc mắc nên sinh mổ lần 2 ở tuần thai thứ mấy thì có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ xác định thời gian sinh mổ phù hợp dựa vào nhiều yếu tố như thông tin về lần sinh mổ trước, sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Có thể sinh mổ trước khi chị em có dấu hiệu chuyển dạ hoặc sinh mổ khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ tùy từng trường hợp. Thông thường, nên sinh mổ từ tuần thai thứ 39 nếu mẹ bầu có sức khỏe ổn định và thai nhi đảm bảo phát triển tốt.
Nên sinh mổ lần 2 ở tuần thai thứ 39
Những thai nhi được sinh trong thời gian này thường ít gặp phải những vấn đề sức khỏe hơn so với những trường hợp sinh sớm. Lý do là thai nhi thường phát triển và hoàn thiện các bộ phận quan trọng ở những tháng cuối. Hơn nữa, ở tuần thai thứ 39, các bé sẽ đảm bảo có một lớp mỡ dưới da để có thể duy trì ổn định thân nhiệt,…
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, dù là sinh mổ hay sinh thường, mẹ bầu vẫn có nguy cơ rủi ro nhất định. Do đó, để hạn chế được những nguy cơ này, chị em cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về dấu hiệu chuyển dạ, cách chăm sóc vết mổ,… và đặc biệt là tâm lý tốt trước khi sinh mổ lần 2.
3. Sinh mổ lần 2 có đau hơn lần đầu không?
Nhiều bà bầu lo lắng sinh mổ lần 2 sẽ đau hơn mổ lần 1. Tuy nhiên, những quan điểm này hoàn toàn không có căn cứ. Trong quá trình sinh mổ, sản phụ sẽ được gây tê tủy sống để không cảm thấy đau đớn.
Sinh mổ lần 2 nên cách mổ lần 1 ít nhất 3 năm
Thuốc sẽ có tác dụng trong khoảng vài tiếng. Khi hết thuốc tê, mỗi sản phụ có thể cảm giác đau theo mức độ khác nhau. Trong trường hợp sản phụ bị đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến việc cho con bú, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau.
Để việc sinh mổ lần 2 không trở thành áp lực quá lớn, các mẹ bầu nên bình tĩnh, thoải mái, tìm hiểu thông tin kỹ càng, chính xác để tránh những lời đồn không đúng và mang tính tiêu cực gây ảnh hưởng đến hành trình vượt cạn.
4. Sinh mổ lần 2 cần lưu ý những gì?
Để cuộc sinh mổ lần 2 được đảm bảo an toàn, các mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khoảng cách giữa lần sinh con thứ nhất đến lần sinh con thứ 2 nên là 3 năm để tránh nguy cơ từ vết mổ.
- Tập thể dục từ tháng thứ 4 của thai kỳ với những bài tập phù hợp. Đặc biệt chú trọng đến những bài tập vùng chậu và vùng lưng, đồng thời cần tránh làm việc nặng trong thời gian đầu của thai kỳ.
Nên đi khám thai định kỳ để nhận biết sớm những bất thường
- Chăm sóc sau sinh mổ cũng là điều mà các bà mẹ cần chú trọng: Những ngày đầu nên ăn các loại thức ăn dạng lỏng, mềm để cơ thể dễ hấp thu. Sau đó, cần một chế độ ăn đa dạng dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể luôn dồi dào năng lượng và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
- Nếu cảm giác mệt mỏi, stress sau sinh kéo dài nhiều tuần, bạn có thể nhờ đến các chuyên gia tâm lý để cải thiện tâm trạng, đảm bảo sức khỏe trong thời gian nuôi con.
- Nên chăm sóc vết mổ đúng cách, đặc biệt tránh gây áp lực lên vết mổ.
- Nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện sinh mổ lần 2. Đây là một trong những lưu ý để hạn chế nguy cơ rủi ro khi sinh mổ.
Theo Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Thủ dâm nữ tác động như thế nào đến sức khỏe chị em? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00
- Bà bầu uống nước chè xanh được không? Uống bao nhiêu là đủ? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00
- Bác sĩ giải đáp: Bà bầu ăn cá nục được không? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00
- “Tự sướng” có ảnh hưởng đến kinh nguyệt ở nữ giới hay không? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00
- Cấu tạo dương vật - cơ chế cương dương ở nam giới Thứ Tư, 26/04/2023, 00:00
- Xét nghiệm tinh dịch đồ bao nhiêu tiền? Quy trình thực hiện ra sao? Thứ Tư, 26/04/2023, 00:00
- Tâm sự thầm kín: Đàn ông “tự sướng” nhiều có tốt không? Thứ Tư, 26/04/2023, 00:00
- Chia sẻ các cách cai thủ dâm hiệu quả cho những ai thích “tự tình” Thứ Tư, 26/04/2023, 00:00
- Thủ dâm nam và những thông tin bạn đừng bỏ qua Thứ Tư, 26/04/2023, 00:00
- 7 cách ảnh hưởng tới cơ thể nếu ăn quá nhiều Thứ Ba, 25/04/2023, 00:00
- Xét nghiệm tinh dịch đồ: giải thích kết quả và lưu ý khi thực hiện Thứ Ba, 25/04/2023, 00:00
- Những tác hại của thuốc lá đối với khả năng sinh lý của nam giới Thứ Ba, 25/04/2023, 00:00