Sinh mổ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con hơn sinh thường Thứ Hai, 24/04/2023, 12:00
Hiện nay tỷ lệ sinh mổ đang không ngừng gia tăng trên cả nước. Không thể phủ nhận sinh mổ đã cứu rất nhiều sản phụ và trẻ sơ sinh trong những tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, sinh mổ vẫn có những nguy hiểm nhất định đến sức khỏe mẹ và con.
"Đau như đau đẻ", câu nói này đã ám ảnh rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai. Chính vì sợ đau, để đảm bảo an toàn khi sinh nở và vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều bà mẹ và gia đình đã không ngần ngại đề nghị bác sĩ được sinh mổ.
Tỷ lệ mổ đẻ cao phụ thuộc vào nhiều yểu tố tác động, trong đó có cả khách quan và chủ quan. Về khách quan thì rõ ràng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã làm cho kỹ thuật gây mê hồi sức cũng như kỹ thuật mổ tiến bộ rất nhiều, rút ngắn được thời gian của một cuộc phẫu thuật mổ đẻ cũng như giảm tai biến do gây mê, mổ đẻ; đã có kháng sinh dự phòng tốt cho cuộc hậu phẫu.
Yếu tố chủ quan về phía cán bộ y tế cũng như sản phụ và người nhà. Về phía sản phụ do chưa nhận thức được hậu quả của mổ đẻ, được chăm chút quá nhiều trong bối cảnh đời sống kinh tế tốt nên nhiều sản phụ kém chịu đựng và gây áp lực lên cán bộ y tế, việc chuyển dạ kéo dài làm cho người nhà và sản phụ lo lắng nên nghĩ việc mổ đẻ là an toàn cho mẹ và con.
Một lý do nữa là nhiều người mong muốn sinh con vào giờ tốt, ngày tốt thì tương lai các em sẽ tốt đẹp hơn. Về phía cán bộ y tế thì trong chỉ định mổ đẻ có 2 chỉ định: tuyệt đối và tương đối. Tuyệt đối nếu như không mổ thì bà mẹ và em bé có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe; nhưng đối với chỉ định tương đối có nghĩa là cân nhắc giữa việc nên mổ hay đẻ cái nào có lợi hơn thì dưới áp lực của người nhà, áp lực công việc sẽ ít nhiều có tác động đến việc cân nhắc của bác sĩ.
Nhiều người lầm tưởng mổ lấy thai là an toàn tuyệt đối. Thực tế cho thấy tỷ lệ trẻ tử vong từ lúc sinh ra cho đến 28 ngày sau sinh ở các ca sinh mổ cao hơn so với các ca sinh thường. Tỷ lệ tử vong mẹ cũng cao hơn so với sinh thường.
Ngoài ra, việc sinh mổ còn có một số nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con như: em bé trong quá trình mổ đẻ có những sang chấn, sau mổ em bé sẽ chậm hấp thu dịch phổi và gây ra tình trạng suy hô hấp, nhiễm trùng phổi...
Về phía người mẹ thì nguy cơ trước mắt là tăng chi phí điều trị do nằm viện lâu hơn sinh thường, người mẹ chịu stress trong quá trình hậu phẫu, phải chăm sóc hậu phẫu, đối mặt với nhiễm trùng vết mổ, giảm tỷ lệ cho con bú sau mổ đẻ, nguy cơ trong lần có thai sau dễ bị nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược... Đây là những trường hợp phải cấp cứu sản khoa và có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Nguy cơ lâu dài hơn nữa thì người mẹ có thể đối mặt với trường hợp dính tắc ruột sau mổ, những bệnh lý lạc nội mạc tử cung. Như vậy, việc mổ lấy thai không phải là lựa chọn tối ưu cho mẹ và bé nếu như chúng ta không có chỉ định tuyệt đối, chỉ định đúng đắn về sản khoa.
Vì sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, không chỉ người thầy thuốc mà sản phụ cần phải có thái độ thận trọng, không nên lạm dụng việc sinh mổ. Chỉ dùng phương pháp này khi cuộc sinh đường âm đạo có nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ, con hoặc cả hai mẹ con.
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Đừng tin ai cả, đừng nghe ai cả… hãy chỉ nhìn con mình Thứ Năm, 20/04/2023, 17:00
- Nhật ký của một thanh niên khi mới làm chồng Thứ Năm, 20/04/2023, 16:00
- 40 tuổi mới sinh đẻ thì điểm xuất phát của con sẽ càng vững chắc Thứ Năm, 20/04/2023, 16:00
- Vợ chồng cãi nhau nhiều, tỷ lệ hạnh phúc càng cao hơn Thứ Năm, 20/04/2023, 13:00
- Làm gì để sống không phụ thuộc vào “phây búc” Thứ Năm, 20/04/2023, 13:00
- Vùng kín có mùi hôi: 6 cách khắc phục tại nhà hiệu quả nhanh chóng Thứ Hai, 17/04/2023, 16:00
- Những câu chuyện về hôn nhân khiến chúng ta phải dừng lại suy ngẫm(P5) Thứ Hai, 17/04/2023, 14:00
- Câu chuyện về cuộc sống hôn nhân khiến chúng ta phải suy ngẫm (P4) Thứ Hai, 17/04/2023, 13:00
- Càng chịch nhiều thì càng giúp giảm béo nhanh Thứ Hai, 17/04/2023, 13:00
- Những câu chuyện về hôn nhân khiến chúng ta phải dừng lại suy ngẫm(P6) Thứ Hai, 17/04/2023, 12:00
- Rủi ro & tác dụng phụ của việc ăn thực phẩm cay là gì? Thứ Năm, 13/04/2023, 16:00
- Những câu chuyện về hôn nhân khiến chúng ta phải dừng lại suy ngẫm Thứ Năm, 13/04/2023, 15:00