Giao diện chuẩn

Sinh con: Khi nào cần dùng thuốc làm mềm cổ tử cung? Thứ Tư, 18/10/2023, 00:00

Sinh con: Khi nào cần dùng thuốc làm mềm cổ tử cung?

Thuốc làm mềm tử cung là một phương pháp được sử dụng hỗ trợ chuyển dạ sinh con. Ở những sản phụ gặp khó khăn khi sinh nở có thể tiêm thuốc làm mềm cổ tử cung hoặc đặt thuốc làm mềm cổ tử cung để hỗ trợ. Tuy nhiên không vì thế mà bác sĩ hay sản phụ được phép sử dụng thuốc này để thúc sinh. Vậy khi nào cần dùng thuốc làm mềm cổ tử cung?


 

1. Các loại thuốc làm mềm cổ tử cung

 

Phương pháp hỗ trợ sinh sản bằng thuốc làm mềm cổ tử cung đã được có từ rất lâu. Tuy nhiên với sự phát triển của ngành y học hiện đại, những loại thuốc hiện nay đã được nghiên cứu phân loại thành thuốc đặt và thuốc tiêm để tiện sử dụng cho nhiều trường hợp khác nhau.

1.1 Thuốc tiêm hỗ trợ chuyển dạ sinh con

Các loại thuốc tiêm phổ biến thường được dùng để làm mềm cổ tử cung:

  • Pitocin
  • Dinoprostone

Trong đó pitocin là loại thuốc thường được sử dụng khi sản phụ cần kích thích cơn chuyển dạ. Khi sử dụng Pitocin bệnh nhân có thể nhầm lẫn vì bác sĩ cũng hay gọi thuốc này là oxytocin. Tên gọi đó xuất phát từ khả năng tăng oxytocin mà thuốc mang lại giúp quá trình chuyển dạ được thúc đẩy.

Tuy nhiên sự khác nhau giữa Pitocin và Dinoprostone chính là cách sử dụng. Dù cả hai loại thuốc đều có công dụng làm mềm cổ tử cung cho sản phụ nhưng thuốc pitocin được sử dụng khi cổ tử cung đã bắt đầu mở.

Cả hai loại thuốc tiêm sau khi được sử dụng sẽ tăng quá trình thúc đẩy cơn chuyển dạ cho sản phụ. Chính vì thế, thuốc tiêm này sẽ dùng dưới sự theo dõi của bác sĩ và tiêm theo liều lượng quy định.

1.2 Thuốc đặt trực tiếp

Thuốc tiêm thường được ưu tiên cho những trường hợp khẩn cấp. Vì thế, thuốc đặt sẽ được lựa chọn nếu thúc sinh không quá gấp hoặc sản phụ chưa đến giai đoạn nguy hiểm. Đặt thuốc làm mềm cổ tử cung sẽ cần nhét thuốc vào âm đạo để thuốc ngấm trực tiếp và chờ đợi đến khi xuất hiện cơn gò.

Các loại thuốc đặt làm mềm cổ tử cung thường gặp:

  • Prostaglandin
  • Misoprostol

Tuy thuốc đặt có phần lành tính hơn thuốc tiêm nhưng sản phụ bất kể dùng phương pháp kích sinh nào cũng nên đến bệnh viện để được chăm sóc và theo dõi. Trong thời gian sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ cách 6 giờ kiểm tra và tiếp tục đặt thuốc thêm nếu cần.

Thời gian đặt thuốc sản phụ có thể gặp các phản ứng phụ với thuốc ở nhiều mức độ. Do vậy, cần kiểm tra tình trạng dị ứng và liên tục theo dõi sức khỏe của mẹ và tim thai. Nếu sản phụ đã từng sinh mổ nên báo cho bác sĩ để tránh sử dụng thuốc đặt gây ra tình trạng sa tử cung.

 

2. Trường hợp cần sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung

 

Quá trình chuyển dạ sinh con là mốc thời gian quan trọng để kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, không phải toàn bộ phụ nữ khi mang thai trong khoảng 38 - 42 tuần đều có thể thuận lợi sinh con. Chính vì thế cần lưu ý thường xuyên kiểm tra sức khỏe thai kỳ để phát hiện sớm những điều bất thường.

Hầu hết trường hợp đặt thuốc cổ tử cung đều mang mục đích thúc sinh. Tuy nhiên các trường hợp cụ thể sẽ khác nhau nên sản phụ cần tìm hiểu kỹ trước khi sinh để có thêm kiến thức chăm sóc bản thân trước và sau khi sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung.

Những trường hợp khẩn cấp cần được thúc sinh bằng phương pháp sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung:

  • Sản phụ không xuất hiện cơn gò hay chuyển dạ khi đã quá thời gian dự sinh trên 2 tuần.( Thời gian dự sinh thường được căn cứ khi siêu âm ở tuần thứ 12)
  • Sản phụ gặp tình trạng vỡ ối nhưng không xuất hiện các cơn co thắt chuyển dạ.
  • Sản phụ mắc phải bệnh lý cần thúc sinh để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con như: tiền sản giật, tim bẩm sinh, tiểu đường thai kỳ, xuất huyết bất khi đang mang thai.
  • Bánh nhau có xu hướng vôi hóa hoặc không tiếp tục cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé.
  • Nhịp tim hoặc khả năng hô hấp của thai nhi bị giảm.
  • Sản phụ phát hiện viêm tại màng ối khi đang mang thai.

Ngoài ra, một số sản phụ có thể đã chuyển dạ nhưng thời gian mở cổ tử cung đến mức tối đa quá lâu cũng cần thúc sinh. Các trường hợp cụ thể được sử dụng thuốc thúc sinh thường là do nguyên nhân bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung

 

Thuốc làm mềm cổ tử cung không được khuyến khích mà chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.

3.1 Trước khi sử dụng

Trước khi sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung cần đánh giá chính xác tình trạng bệnh nhân. Người bệnh có tình trạng cụ thể mới đưa ra được loại thuốc phù hợp nhất.

  • Sản phụ cần kiểm tra kỹ sức khỏe và nguy cơ dị ứng thuốc.
  • Dùng thuốc tại bệnh viện dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Tham khảo trước những loại thuốc sử dụng khi đói hay được phép ăn trước khi dùng
  • Các bệnh lý của sản phụ nên báo sớm cho bác sĩ trước khi dùng thuốc: thiếu máu, hen, bệnh lý tim, động kinh, tăng nhãn áp, huyết áp không ổn định...
  • Sản phụ đã từng sinh mổ tránh sử dụng thuốc làm mềm cổ tử cung để giảm nguy cơ sa tử cung.

Thuốc làm mềm cổ tử cung luôn tồn tại những phản ứng phụ đối với cơ thể. Bản chất kích sinh cũng không tốt với sức khỏe của người phụ nữ nên cần kiểm tra chính xác trường hợp sản phụ mới được phép sử dụng thuốc để điều trị. Ngoài ra, sản phụ cần nắm được những phản ứng phụ và lưu ý sau khi sử dụng thuốc để giảm nguy cơ ảnh hưởng về sau cho chính bản thân.

3.2 Sau khi sử dụng

Thuốc làm mềm cổ tử cung chỉ là sản phẩm hỗ trợ chuyển dạ sinh con. Sau khi sử dụng, thuốc có thể để lại những phản ứng nguy hiểm cho cả sản phụ lẫn thai nhi. Chính vì thế nên tìm hiểu kỹ những phản ứng sau khi dùng thuốc để kiểm soát và theo dõi sớm tình trạng sức khỏe của sản phụ:

  • Tăng kích thích tử cung gây ra tình trạng căng thẳng ở tử cung
  • Nhiễm trùng vùng tử cung
  • Sa tử cung
  • Suy nhược thai nhi
  • Suy tim thai
  • Gây ra tình trạng lưu thai

Bên cạnh những phản ứng phụ nguy hiểm sản phụ có thể gặp các kích ứng và phản ứng khác. Mức độ chưa quá nghiêm trọng nhưng cần chú ý để bào lại sớm cho bác sĩ để kịp xử lý:

  • Rối loạn tiêu hóa: nôn, tiêu chảy
  • Sốt cao
  • Đau bụng
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Ngất
  • Dị ứng thuốc: nổi ban đỏ, ngứa ngáy, sưng phù, khó thở

Khả năng tương tác của thuốc sẽ thay đổi ở mỗi bệnh nhân nên không thể lường được hết các phản ứng phụ sẽ xảy ra. Tuy nhiên quá trình trước và sau khi dùng thuốc, sản phụ cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận để tránh những ảnh hưởng không mong muốn đến từ thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Trên đây là chia sẻ và thuốc làm mềm cổ tử cung và những trường hợp thường được sử dụng thuốc. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm khi dùng thuốc làm mềm cổ tử cung là khá cao. Chính vì vậy, sản phụ cần cân nhắc trước khi sử dụng, đồng thời trao đổi qua với bác sĩ về cách chăm sóc để giảm tối đa những ảnh hưởng không mong muốn.

Theo Vinmec

 

 
Lượt xem: 548

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 7
Lượt truy cập: 34650626

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik