Sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, bao lâu sẽ phát bệnh? Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
Lây nhiễm qua đường tình dục là một trong những đường lây truyền phổ biến của HIV. Thực hiện những biện pháp an toàn tình dục rất cần thiết để phòng ngừa HIV và STD. Vậy nên làm gì khi biết bạn tình đã nhiễm HIV? Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh?
Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau!
Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị?
Nhiều người hoang mang không biết phải làm sao khi phát hiện đối tác tình dục nhiễm HIV. Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh?
Quan hệ với người nhiễm HIV có bị lây không?
HIV có thể lây truyền qua các chất dịch cơ thể khác nhau như máu, tinh dịch và tiền tinh dịch, dịch tiết âm đạo, dịch trực tràng, sữa mẹ.
Nguy cơ bị lây bệnh sau khi quan hệ với người nhiễm HIV cần xem xét đến những yếu tố sau:
- Tần suất quan hệ
- Lượng virus được phát hiện
- Khả năng gây ra trầy xước khi ân ái
- Biện pháp tình dục an toàn
- Tình trạng nhiễm bệnh STI
Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ sẽ tăng cao nếu bạn không sử dụng biện pháp an toànĐặc biệt, quan hệ với người nhiễm HIV không an toàn sẽ tăng khả năng bị lây truyền. Những hình thức tình dục có nguy cơ lây nhiễm cao theo thứ tự là:
- Quan hệ qua đường hậu môn
- Quan hệ bằng đường âm đạo
- Quan hệ bằng miệng.
Ngoài ra, HIV có thể lây truyền qua những hoạt động tình dục sau đây (dù tỷ lệ khá thấp)
- Quan hệ bằng ngón tay. Để giảm nguy cơ lây truyền, nên đảm bảo bàn tay sạch sẽ. Đặc biệt, nên cắt tỉa móng tay để không làm tổn thương thành hậu môn hoặc âm đạo.
- Sử dụng đồ chơi tình dục. Dùng chung đồ chơi tình dục có thể dẫn đến lây truyền HIV. Vì vậy, bên cạnh việc làm sạch đồ chơi tình dục, bạn nên tránh tránh dùng chung với người khác.
Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị phát bệnh ?
Sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, bao lâu thì bị phát bệnh? Đây là một trong những quan ngại của nhiều người khi quan hệ không an toàn với người dương tính với HIV.
Câu trả lời là 2-6 tuần tính từ thời điểm quan hệ với người bị HIV. Đây là giai đoạn cấp tính của HIV với những dấu hiệu ban đầu. Phụ thuộc vào tình hình sức khỏe và tình trạng miễn dịch của mỗi người, những dấu hiệu bệnh có thể đến sớm hoặc muộn hơn.
Những dấu hiệu nhiễm HIV trong giai đoạn đầu tiên là gì?
Sau khoảng 2-6 tuần sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, bạn có thể gặp những triệu chứng như một đợt cảm cúm. Dấu hiệu của giai đoạn HIV cấp tính là: sốt, viêm họng và phát ban. Ngoài ra, sẽ có thêm một số triệu chứng kèm theo như: mệt mỏi, đau khớp, đau cơ…
Sau thời gian này, khả năng cao người nhiễm không có thêm dấu hiệu nào. Vì thời điểm này, HIV đã chuyển sang giai đoạn ẩn bệnh.
Vậy, quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì xác định được bị lây?
Hiện nay, không có hình thức xét nghiệm nào có thể phát hiện bệnh nhiễm HIV ngay lập tức sau nghi nhiễm. Chính vì vậy, để xác định có bị nhiễm HIV không, có thể mất từ 3-6 tháng. Để xác định chính xác, cần đợi đến khi cơ thể tạo ra lượng kháng thể chống lại virus HIV.
Tóm lược: Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị?
- Quan hệ với người nhiễm HIV có bị lây không? Nếu không sử dụng biện pháp an toàn (bao cao su, thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV PREP), khả năng bị lây HIV qua đường tình dục là rất cao.
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Trong trường hợp thật sự bị lây nhiễm, câu trả lời là khoảng từ 2-6 tuần tùy theo thể trạng của mỗi người. Sau thời gian này, sẽ xuất hiện những dấu hiệu nhiễm HIV đầu tiên.
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì xác định đã bị lây? Cần từ 3-6 tháng để phát hiện các kháng thể chống lại virus HIV trong cơ thể
Cần làm gì khi nghi nhiễm HIV?
Sau tối đa 72 giờ, kể từ khi quan hệ không an toàn với người nhiễm HIV.
Nếu như trong 72 giờ đầu tiên sau khi quan hệ tình dục, bạn có thể sử dụng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) để ngăn bạn bị nhiễm HIV.
Theo các chuyên gia, bạn nên bắt đầu dùng thuốc PEP càng sớm càng tốt và không nên điều trị muộn quá thời gian quy định (vì thời điểm này hiệu quả của thuốc sẽ gảm hoặc không có tác dụng).
Muộn hơn 72 giờ, kể từ khi quan hệ không an toàn với người nhiễm HIV.
Nếu như bạn nghi nhiễm HIV sau thời gian vàng để sử dụng PEP, tốt nhất bạn nên lập tức đến ngay trung tâm y tế. Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS hoặc các phòng khám tư vấn sẽ tư vấn và sàng lọc xét nghiệm HIV.
Việc điều trị HIV ngay từ giai đoạn đầu sẽ giúp bạn kéo dài gian đoạn không triệu chứng của HIV và ngăn chặn HIV chuyển thành AIDS.
Ngăn ngừa lây nhiễm HIV từ quan hệ tình dục
Để bản thân không phải hoang mang lo lắng về vấn đề quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị, điều tốt nhất bạn có thể làm chính là thực hiện quan hệ tình dục an toàn. Đồng thời thực hiện đầy đủ những hướng dẫn ngăn ngừa lây nhiễm HIV.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Bao cao su có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STDs), như bệnh lậu và chlamydia.
- Sử dụng chất bôi trơn gốc nước hoặc gốc silicone để giúp bao cao su không bị đứt, rách hoặc tuột trong khi quan hệ tình dục.
- Sử dụng bao cao su cho nam và bao cao su nữ đúng cách.
Sử dụng PrEP
- PrEP (dự phòng trước phơi nhiễm) là loại thuốc mà những người có nguy cơ nhiễm HIV sử dụng để ngăn ngừa HIV.
- Nếu được dùng theo quy định, PrEP có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa HIV qua đường tình dục.
Được kiểm tra và điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STD)
- Mắc bệnh STD tăng khả năng bị nhiễm HIV. Đi xét nghiệm và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV của bạn.
- Nhiều người bị STD có thể không biết mình mắc bệnh vì họ không có triệu chứng.
Tiếp nhận và duy trì điều trị HIV
- Việc điều trị HIV đúng cách và đầy đủ có thể làm giảm tải lượng virus phát hiện được.
- Tải lượng vi rút không phát hiện được trong cơ thể bệnh nhân HIV sẽ lây nhiễm khi quan hệ tình dục cho đối tác. Tất nhiên, khi quan hệ vẫn cần thực hiện đầy đủ biện pháp an toàn.
Chọn các hoạt động tình dục ít hoặc không có rủi ro
- Quan hệ tình dục thông qua đường hậu môn có khả năng cao lây nhiễm HIV. Bạn có thể lựa chọn những hoạt động tình dục ít rủi ro, hoặc không có khả năng lây nhiễm.
- Bạn sẽ không thể nhiễm HIV từ các hoạt động tình dục không tiếp xúc với chất dịch cơ thể (tinh dịch, dịch âm đạo hoặc máu).
Kết luận
Hy vọng bài viết đã trả lời thắc mắc quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh. Đồng thời bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về cách đối phó khi nghi nhiễm HIV. Vì sức khỏe của chính mình và những người mình yêu thương, tốt nhất bạn nên thực hiện đầy đủ những biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm HIV.
Theo Danongphaithe.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Quan hệ với người nhiễm HIV sao cho an toàn? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV thế nào cho đúng? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Nếu tuân thủ điều trị thuốc kháng HIV tốt, người nhiễm HIV sẽ không lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Thế nào là quan hệ tình dục an toàn và 1 số điều các cặp đôi cần lưu ý Thứ Sáu, 18/11/2022, 00:00
- Các cách khắc phục giảm ham muốn tình dục ở nam và nữ Thứ Sáu, 18/11/2022, 00:00
- Những câu hỏi thú vị về sức khỏe tình dục Thứ Sáu, 18/11/2022, 00:00
- Chứng lãnh cảm là gì? Khắc phục chứng lãnh cảm như thế nào? Thứ Sáu, 18/11/2022, 00:00
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản trẻ em gái vị thành niên Thứ Sáu, 11/11/2022, 00:00
- Rối loạn nội tiết tố cảnh báo vấn đề sức khỏe ở nữ giới Thứ Tư, 26/10/2022, 17:35
- Nhu cầu tình dục thay đổi như thế nào theo năm tháng? Thứ Tư, 26/10/2022, 00:00
- Khám nội tiết là khám gì? Thứ Tư, 26/10/2022, 00:00
- Giảm ham muốn tình dục ở nữ có thể điều trị? Thứ Ba, 25/10/2022, 16:46