Sa âm đạo phía sau Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
Sa âm đạo phía sau là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sinh thường, đặc biệt là sinh nhiều con. Tình trạng này có thể không gây triệu chứng đáng kể hoặc lại có thể ảnh hương vô cùng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
1. Sa âm đạo phía sau là gì?
Sa âm đạo phía sau (rectocele) còn được gọi là sa trực tràng. Tình trạng này xảy ra khi thành mô ngăn cách trực tràng với âm đạo bị suy yếu hoặc rách. Cụ thể hơn, sa âm đạo phía sau là một khối mô phình ra trong âm đạo, xảy ra khi các mô giữa trực tràng và âm đạo yếu đi hoặc bị rách làm cho trực tràng đẩy vào thành âm đạo.
Các vết rách liên quan đến sinh nở, căng thẳng mãn tính khi đại tiện (táo bón) và các hoạt động khác gây áp lực lên các mô vùng chậu có thể dẫn đến bị sa âm đạo phía sau. Một số trường hợp sa nhỏ có thể không gây ra triệu chứng. Với tình trạng sa lớn, bạn có thể nhận thấy một mô phình ra đẩy qua lỗ âm đạo. Để đi đại tiện, bạn có thể cần dùng ngón tay đỡ thành âm đạo, khối phồng có thể gây khó chịu nhưng hiếm khi gây đau.
Nếu cần, các biện pháp tự chăm sóc và các lựa chọn không phẫu thuật thường có hiệu quả. Đối với tình trạng sa âm đạo phía sau nghiêm trọng, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật để khắc phục.
2. Triệu chứng của sa âm đạo phía sau
Tình trạng sa nhỏ phía sau âm đạo (rectocele) có thể không gây ra triệu chứng. Trong một số trường hợp bệnh nhân sa âm đạo phía sau có thể có các dấu hiệu sau:
- Một khối mô mềm trong âm đạo hoặc có thể đi ra khỏi lỗ âm đạo;
- Gặp rắc rối khi đi đại tiện;
- Cảm thấy áp lực hoặc đầy trong trực tràng;
- Cảm giác trực tràng không hoàn toàn trống rỗng sau khi đi tiêu;
- Rắc rối về vấn đề tình dục như: cảm thấy xấu hổ hoặc cảm thấy mô âm đạo bị lỏng lẻo.
Nhiều phụ nữ bị sa âm đạo phía sau cũng bị sa các cơ quan vùng chậu khác, chẳng hạn như sa bàng quang hoặc sa tử cung. Bác sĩ phẫu thuật có thể đánh giá tình trạng sa tử cung và nói về các lựa chọn phẫu thuật để khắc phục tình trạng này.
3. Khi nào bệnh nhân sa âm đạo phía sau cần đi khám bác sĩ
Đôi khi, sa âm đạo phía sau không gây ra vấn đề gì, nhưng tình trạng sa sau âm đạo ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng có thể gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
4. Nguyên nhân gây ra tình trạng sa âm đạo phía sau
Sa thành sau âm đạo do thường áp lực lên sàn chậu hoặc do chấn thương. Nguyên nhân gây tăng áp lực sàn chậu bao gồm:
- Forceps hoặc phẫu thuật sinh nở ngã âm đạo;
- Táo bón kéo dài hoặc gắng sức quá mức khi đi đại tiện;
- Ho kéo dài hoặc viêm phế quản;
- Nâng vật nặng lặp đi lặp lại;
- Thừa cân;
- Mang thai và sinh con.
Các cơ, dây chằng và mô liên kết hỗ trợ âm đạo sẽ bị căng ra khi mang thai, chuyển dạ và sinh nở. Điều này có thể làm cho các mô đó yếu hơn và ít hỗ trợ hơn. Phụ nữ càng có nhiều lần mang thai sẽ càng có nhiều khả năng bị sa âm đạo phía sau. Nếu bạn chỉ sinh mổ, bạn sẽ ít có khả năng bị sa âm đạo phía sau.
5. Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ sa âm đạo phía sau
Bất cứ ai có âm đạo đều có thể bị sa âm đạo phía sau. Tuy nhiên, những điều sau đây có thể làm tăng rủi ro:
- Di truyền: Một số người được sinh ra với các mô liên kết yếu hơn ở vùng xương chậu, điều này khiến họ có nhiều khả năng bị sa âm đạo phía sau một cách tự nhiên.
- Sinh thường: sinh nhiều hơn một đứa trẻ làm tăng nguy cơ phát triển chứng sa âm đạo phía sau. Rách mô giữa âm đạo và hậu môn (rách tầng sinh môn) hoặc vết cắt làm cho lỗ âm đạo lớn hơn (cắt tầng sinh môn) trong khi sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc sa âm đạo phía sau. Sinh con qua đường âm đạo, đặc biệt là sử dụng kẹp cũng làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này.
- Sự lão hóa: quá trình già đi làm mất khối lượng cơ bắp, độ đàn hồi và chức năng thần kinh, khiến cơ bắp căng ra hoặc yếu đi.
- Béo phì: trọng lượng cơ thể tăng thêm sẽ gây căng thẳng cho các mô sàn chậu.
6. Phòng ngừa chứng sa âm đạo phía sau
Để giúp ngăn ngừa tình trạng sa âm đạo phía sau trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể thử:
- Thực hiện bài tập Kegel thường xuyên có thể tăng cường cơ sàn chậu, bài tập này đặc biệt quan trọng sau khi sinh con.
- Điều trị và ngăn ngừa táo bón: bệnh nhân nên uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
- Tránh nâng vật nặng và nâng đúng cách: Nên sử dụng lực từ chân của bạn thay vì thắt lưng hoặc lưng để nâng.
- Kiểm soát cơn ho: điều trị ho mãn tính hoặc viêm phế quản và không hút thuốc.
- Tránh tăng cân: nên hỏi bác sĩ để được xác định trọng lượng tốt nhất cho bạn cũng như xin lời khuyên về cách giảm cân, nếu cần.
Tóm lại, sa âm đạo phía sau là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sinh thường, đặc biệt là sinh nhiều con. Tình trạng này có thể không gây triệu chứng đáng kể hoặc lại có thể ảnh hương vô cùng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- 17 câu hỏi cần lưu ý khi nạo phá thai 3 tháng đầu Thứ Năm, 24/08/2023, 15:00
- Nữ sau khi uống thuốc phá thai que thử thai 2 vạch nguyên nhân là gì? Thứ Năm, 24/08/2023, 13:00
- Các tác dụng phụ của thuốc kích trứng khi làm IVF Thứ Năm, 24/08/2023, 12:00
- 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
- Nang sinh lý buồng trứng là gì? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
- Mang thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
- Bị bệnh tiểu đường tuýp 1-2 có sinh con được không? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
- Khi mang thai rỉ ối có nguy hiểm không? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
- Cổ tử cung ngắn có chắc chắn khiến phụ nữ sinh non không? Thứ Ba, 22/08/2023, 00:00
- Bệnh tiền sản giật - Những điều mẹ bầu cần biết Thứ Ba, 22/08/2023, 00:00
- Phù chân khi mang thai là bình thường hay bất thường? Thứ Ba, 22/08/2023, 00:00
- Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP) - Những điều cần biết Thứ Ba, 22/08/2023, 00:00