2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao? Thứ Tư, 23/08/2023, 00:00
Kinh nguyệt chỉ có ở nữ giới và mang tính chất chu kỳ. Thường thì khi nữ giới đến tuổi dậy thì sẽ có kinh và mỗi tháng một lần. Thế nhưng, cũng có trường hợp mất kinh 2 tháng hoặc chậm kinh, rong kinh... Vậy nếu bạn gặp tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?
1. Kinh nguyệt thế nào là bình thường
Trước khi tìm hiểu mất kinh 2 tháng có sao không thì bạn nên biết một chu kỳ kinh nguyệt thế nào được xem là bình thường.
Theo đó, chu kỳ kinh nguyệt ở người bình thường dao động từ 28-32 ngày, thời gian hành kinh từ 5-7 ngày. Tuy nhiên, có những người có chu kỳ kinh ngắn từ 21-25 ngày, có những người có chu kỳ kinh dài 40-45 ngày.
Nếu trường hợp bạn có kỳ kinh ngắn hay dài nhưng đều đặn mỗi chu kỳ như vậy đều lặp lại, chênh lệch không quá 3 ngày thì đều được xem là bình thường.
2. Mất kinh 2 tháng do đâu?
Mất kinh 2 tháng có nghĩa là 2 chu kỳ liên tiếp bạn không có kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ra tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt có thể do nhiều yếu tố. Nếu như bạn đã có quan hệ tình dục, việc làm đầu tiên bạn nên nghĩ đến là có thai.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng mất kinh, chậm kinh là bởi yếu tố nội tiết, tiếp đó là các bệnh phụ khoa liên quan đến tử cung, buồng trứng điển hình như:
- Đa nang buồng trứng;
- Lạc nội mạc tử cung;
- Polyp cổ tử cung;
- Viêm buồng trứng...
Tuy nhiên, thường thì mất kinh 2 tháng có liên quan đến các yếu tố nội tiết nhiều hơn. Yếu tố nội tiết gây ra tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt gồm:
- Stress, mệt mỏi: Khiến cho quá trình tiết ra hormone cortisol nhiều hơn và chu kỳ kinh của bạn bị ảnh hưởng, cụ thể là mất kinh.
- Sụt cân: Tình trạng sụt cân quá nhiều do giảm cân hoặc các bệnh lý nào đó cũng khiến cho bạn bị mất kinh 2 tháng hoặc thậm chí là lâu hơn bởi cơ thể không có đủ lượng mỡ nên trứng không rụng.
- Tập luyện thể thao quá độ: Luyện tập thể thao với cường độ lớn khiến cho lượng estrogen thấp, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Tăng cân: Việc tăng cân quá mức khiến cho cơ thể sản xuất ra nhiều estrogen làm cho kỳ kinh của bạn rối loạn, bao gồm mất kinh 2 tháng.
- Ngoài ra, các yếu tố khác như: Dùng thuốc (kháng sinh, thuốc tránh thai...); Ngủ không đủ giấc; Dùng các chất kích thích; Thay đổi môi trường sống; Các bệnh nền: tuyến giáp, tiểu đường.... Cũng có thể là lý do khiến bạn bị mất kinh 2 tháng.
3. Mất kinh 2 tháng có sao không?
Kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có thể thay đổi bởi các yếu tố như:
- Thời gian;
- Tuổi tác;
- Ngoại cảnh;
- Thuốc;
- Ăn uống...
Mất kinh 2 tháng nhưng sau đó kỳ kinh đã trở lại bình thường thì có thể chỉ là rối loạn nhất thời. Nhưng nếu như mất kinh 2 tháng lại tiếp tục sau khi có kinh trở lại 1 tháng, hoặc kèm theo các biểu hiện khác gồm:
- Đau đầu;
- Thị lực thay đổi;
- Buồn nôn;
- Sốt;
- Rụng tóc;
- Núm vú tiết dịch hoặc tiết sữa;
- Rậm lông...
Lúc này, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, đánh giá tìm nguyên nhân và xử trí tình trạng mất kinh 2 tháng. Bởi lẽ, lúc này tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt có thể gây nguy hiểm.
Trường hợp 2 tháng không có kinh xuất phát từ các bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng trực tiếp quá trình rụng trứng, chất lượng trứng,... nếu phát hiện và xử trí chậm có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh.
Ngoài ra, mất kinh 2 tháng có thể khiến bạn lo lắng, bất an... Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý, gây cáu gắt... Chưa kể 2 tháng không có kinh nguyệt có thể kèm theo các biểu hiện đau rát khi quan hệ, chảy máu âm đạo bất thường, giảm hưng phấn tình dục... có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, đời sống hôn nhân, gia đình.
Mất kinh 2 tháng cũng có thể cảnh báo các bệnh phụ khoa liên quan đến tử cung, buồng trứng. Các bệnh lý này cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị em.
4. 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?
Mất kinh 2 tháng không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sinh lý mà còn cả sức khoẻ, khả năng sinh sản. Vậy, 2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao?
Khi gặp phải tình trạng này chắc chắn nhiều người đều lo lắng. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng này đầu tiên bạn cần làm là loại trừ yếu tố mang thai. Bạn có thể dùng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ beta-hCG.
Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi thêm, nếu mất kinh 2 tháng kèm theo các bất thường khác như đau bụng, khí hư, mùi hôi... thì cần chủ động thăm khám kiểm tra kịp thời.
Như vậy, mất kinh 2 tháng không phải hiếm gặp. Khi gặp phải tình trạng 2 tháng không có kinh nguyệt bạn cần bĩnh tĩnh theo dõi, loại trừ khả năng mang thai thì cần chú ý đến các biểu hiện bất thường khác. Chủ động đi khám chuyên khoa để kịp thời phát hiện, tầm soát các vấn đề về sức khỏe phụ khoa. Nếu bạn còn băn khoăn nào khác về mất kinh 2 tháng, rối loạn kinh nguyệt... hãy thăm khám bác sĩ để được giải đáp.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Cổ tử cung ngắn có chắc chắn khiến phụ nữ sinh non không? Thứ Ba, 22/08/2023, 00:00
- Bệnh tiền sản giật - Những điều mẹ bầu cần biết Thứ Ba, 22/08/2023, 00:00
- Phù chân khi mang thai là bình thường hay bất thường? Thứ Ba, 22/08/2023, 00:00
- Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP) - Những điều cần biết Thứ Ba, 22/08/2023, 00:00
- Triple test là gì và cần thực hiện ở tuần thai nào? Thứ Ba, 22/08/2023, 00:00
- Quan hệ tình dục an toàn khi bị bệnh tim Thứ Ba, 08/08/2023, 00:00
- Phụ nữ mang thai uống vitamin E có an toàn không? Thứ Hai, 07/08/2023, 12:00
- Những thức ăn bà bầu nên tránh để bảo vệ sức khỏe mẹ và con Thứ Hai, 07/08/2023, 12:00
- Huyết trắng khi nào cần điều trị? Thứ Năm, 03/08/2023, 13:00
- Vaccine COVID-19 có tác động đến chức năng sinh sản của phụ nữ? Thứ Hai, 31/07/2023, 15:00
- Tia phóng xạ ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi như thế nào? Thứ Hai, 31/07/2023, 12:00
- Cách tính ngày rụng trứng giúp tránh thai an toàn, hiệu quả Thứ Hai, 24/07/2023, 15:00