Việc quan hệ trong ngày đèn đỏ có thể mang đến cảm giác mới lạ và tăng trải nghiệm trong đời sống tình dục. Thế nhưng, phụ nữ đến tháng có quan hệ được không hay? Quan hệ khi có kinh có thai không hoặc quan hệ ngày đèn đỏ có hại không? Hãy tìm hiểu ngay sau đây!
Quan hệ ngày đèn đỏ có nên hay không? Có mang thai không? Thứ Sáu, 19/01/2024, 13:00
Một số phụ nữ cảm thấy đặc biệt ham muốn tình dục khi họ đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Quan hệ tình dục trong thời kỳ của bạn có những lợi thế và bất lợi riêng.
Quan hệ ngày đèn đỏ có nên hay không?
Quyết định có nên quan hệ trong ngày đèn đỏ hay không sẽ tùy thuộc vào mỗi cặp đôi. Đối với một số cặp đôi, ngày đèn đỏ chính là thời điểm để họ quan hệ mà không sợ mang thai ngoài ý muốn, mặt khác nhiều cặp đôi lại từ chối quan hệ trong những ngày này vì cảm thấy không sạch sẽ và sợ làm đau người nữ.
Dù như thế nào, nếu bạn có quan hệ trong những ngày hành kinh (ngày đèn đỏ), bạn cũng nên bảo vệ sức khỏe cho cả hai bằng những cách sau:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ
- Quan hệ nhẹ nhàng, vừa sức.
- Vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm phụ khoa.
Lợi ích khi quan hệ trong ngày đèn đỏ
Nhiều cặp đôi thường thắc mắc rằng việc quan hệ ngày đèn đỏ có hại không? Theo các chuyên gia sức khỏe, việc quan hệ khi tới tháng không chỉ giúp bạn giải tỏa căng thẳng mà còn giúp giảm đau bụng kinh và mang lại nhiều lợi ích khác.
Quan hệ vào ngày đèn đỏ giúp giải tỏa căng thẳng
Vào những ngày hành kinh phụ nữ rất dễ bị stress, nóng giận và mất bình tĩnh. Tuy nhiên, khi quan hệ trong ngày đèn đỏ, cơ thể phụ nữ sẽ giải phóng oxytocin kích thích não thư giãn, giảm căng thẳng và dễ ngủ hơn.
Quan hệ khi có kinh giúp giảm đau bụng kinh
Quan hệ trong kỳ kinh được xem như là một liều thuốc giảm đau tự nhiên giúp phụ nữ dễ chịu hơn trong kỳ kinh nguyệt. Khi phụ nữ lên đỉnh, cơ thể sẽ tiết ra endorphin có tác dụng giảm đau nhanh chóng.
Đồng thời khi quan hệ, tử cung cũng sẽ co lại và giảm được cơn đau. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc đạt cực khoái có thể làm giảm cơn co thắt khi có kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt.
Tăng thêm trải nghiệm cho cuộc yêu
Máu kinh nguyệt đóng vai trò như chất bôi trơn trong lúc quan hệ tình dục. Do đó, quan hệ khi tới tháng cũng có thể giúp tăng khoái cảm cho cả hai.
Nếu bạn tò mò không biết người ấy nghĩ gì trong lúc quan hệ khi chưa sạch kinh, hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để tìm hiểu suy nghĩ của đối phương. Nếu bạn biết cách giao tiếp sẽ giúp cho chuyện “yêu” của cả hai thăng hoa.
Dễ dàng lên đỉnh hơn
Vào ngày hành kinh, âm đạo và các cơ vùng xương chậu của phụ nữ giãn nở nhiều hơn. Do vậy, nếu chị em quan hệ khi tới tháng sẽ rất dễ đạt cực khoái, cảm giác này thậm chí còn gấp 2 lần so với bình thường.
Rủi ro khi quan hệ trong ngày đèn đỏ
Bên cạnh những lợi ích thì cũng có thể dẫn đến một số những rủi ro khi quan hệ tình dục trong ngày đèn đỏ. Việc quan hệ trong ngày đèn đỏ có thể dẫn đến một số rủi ro bao gồm:
Viêm nhiễm âm đạo
Vào ngày hành kinh, âm đạo rất nhạy cảm, dễ tổn thương, phù nề và căng. Nếu cộng thêm những tác động của việc quan hệ thì sẽ khiến lớp niêm mạc ở âm đạo tổn thương và làm cho phụ nữ có thể bị rát sau khi quan hệ.
Quan hệ khi có kinh dễ gây viêm niêm mạc tử cung
Tử cung trong những ngày hành kinh rất mỏng nên phụ nữ quan hệ khi có kinh có thể gây chảy máu. Điều này khiến phụ nữ dễ bị viêm niêm mạc tử cung, về lâu dần có thể gây ung thư cổ tử cung.
Đến tháng quan hệ dễ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Phụ nữ trong ngày hành kinh sẽ dễ dàng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) do đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh sản của người phụ nữ và gây bệnh.
Thiếu vệ sinh và mất tự tin khi quan hệ trong ngày đèn đỏ
Chị em phụ nữ có thể dễ mất tự tin nếu quan hệ khi có kinh bởi máu kinh có thể dính vào drap giường, quần áo gây mất vệ sinh. Vì thế, phái đẹp nên thẳng thắn chia sẻ với bạn đời để chuẩn bị mọi thứ và tâm lý thật tốt trong lúc quan hệ khi có kinh.
Các câu hỏi thường gặp
Quan hệ khi có kinh có thai không?
Câu trả lời là có thể mang thai. Mặc dù, nhiều người thường nghĩ quan hệ trong ngày đèn đỏ thì không thể có thai do trứng đã rụng vào khoảng 14 ngày trước đó. Tuy nhiên, khả năng mang thai ngoài ý muốn vẫn có thể xảy ra khi:
- Hiện tượng chu kỳ chồng chu kỳ: Ngày hành kinh của chu kỳ này là ngày rụng trứng của chu kỳ kia. Như vậy là tinh trùng vẫn có thể gặp trứng để thụ thai.
- Thời gian sống của tinh trùng bên trong tử cung: Tinh trùng có thể sống trong âm đạo của phụ nữ từ 5 – 7 ngày trong điều kiện phù hơp. Do đó, nếu bạn quan hệ vào ngày hành kinh thứ 7 và sau đó cộng thêm 7 ngày của tinh trùng sống bên trong âm đạo thì cũng có thể xảy ra trường hợp, ngày trứng rụng là ngày tinh trùng đã chờ sẵn để thụ thai.
Quan hệ trong kỳ kinh có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?Câu trả lời là không. Nếu hai bạn cảm thấy thoải mái, quan hệ nhẹ nhàng đồng thời luôn tuân thủ các nguyên tắc tình dục an toàn khi quan hệ.
Kết luận
Tóm lại, việc quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh, ngày đèn đỏ cũng là chuyện tương đối bình thường và vẫn thường diễn ra đối với các cặp đôi. Tuy nhiên, điều mà bạn thật sự cần lưu ý đó là, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ nhẹ nhàng tránh làm đau âm đạo.
Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết, cần lưu ý khi quan hệ tình dục trong ngày đèn đỏ.
Nguồn Hello Bacsi
Đọc thêm: Quan hệ tình dục trong ngày "đèn đỏ" có lợi ích gì và rủi ro gì?
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Phim mới của Lưu Diệc Phi do Trần Kim Phi sản xuất, mối quan hệ lại gây tranh cãi Thứ Hai, 08/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- 50 bộ phim về LGBTQ hay nhất bạn nên xem! Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Thông điệp sai lầm trên mạng xã hội về mặt trời và kem chống nắng Thứ Sáu, 05/07/2024, 00:00
- Tính thẩm mỹ của Y2K tái xuất hiện như nền tảng văn hóa Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Tắc tia sữa: nguyên nhân và biểu hiện nhận biết Thứ Sáu, 19/01/2024, 11:00
- NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ BỆNH NHÂN UNG THƯ Thứ Năm, 18/01/2024, 13:00
- BÀI TẬP CHỮA RỐI LOẠN LO ÂU HIỆU QUẢ VÀ DỄ THỰC HIỆN Thứ Năm, 18/01/2024, 12:00
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐIỀU TRỊ TÂM LÝ BỆNH NHÂN UNG THƯ Thứ Năm, 18/01/2024, 12:00
- Dính buồng tử cung (hội chứng Asherman) là gì và có chữa được không? Thứ Năm, 18/01/2024, 11:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Mang thai là một sự kiện có thể thay đổi tâm lý phụ nữ Thứ Ba, 16/01/2024, 23:00
- 6 giai đoạn của hôn nhân Thứ Ba, 16/01/2024, 23:00