Giao diện chuẩn

Phụ nữ khi “đến tháng” có nên tập thể dục không? Thứ Năm, 18/01/2024, 00:00

Phụ nữ khi “đến tháng” có nên tập thể dục không?

Vào thời kỳ kinh nguyệt, nhiều phụ nữ thường đối mặt với cảm giác mệt mỏi, đau bụng, đau lưng…, do đó nhiều người cho rằng, “ngày đèn đỏ” đến chính là thời gian phụ nữ cần nghỉ ngơi tuyệt đối, đặc biệt cần tránh vận động. Vậy quan điểm này có đúng không, đến tháng có nên tập thể dục không và nếu tập thì cần lưu ý những điều gì?

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài khoảng 28 ngày, rụng trứng vào ngày thứ 14. Sự thay đổi nội tiết tố theo các giai đoạn như sau: Trong ngày đầu, hormone estrogen, progesterone thấp. Từ ngày 2-7, nang trứng xuất hiện, hormone estrogen tăng cao. Lúc này, cơ thể có thể cảm thấy mệt mỏi, giảm sức chịu đựng. Đến ngày 8-14, estrogen cao, progesterone thấp. Ngày 14, trứng rụng, sau đó progesterone tăng đột biến. Ngày 22-28, hormone estrogen, progesterone thấp, cơ thể trở về trạng thái bình thường. Thực tế, mỗi người có một chu kỳ khác nhau nên các dấu hiệu trước và sau khi có kinh không giống nhau. Vào những “ngày đèn đỏ”, hai loại hormone progesterone và estrogen trong cơ thể phụ nữ sẽ đều ở mức thấp nhất gây mệt mỏi, thay đổi tâm sinh lý. Tập thể dục khi đến tháng, nhiều chị em cho rằng đó là điều thật “điên rồ” khi nghĩ tới những cảm giác khó chịu mà cơ thể mình phải chịu đựng. Vì vậy rất nhiều bạn đã có những hiểu lầm về việc tập luyện trong những ngày này.

1. Một số quan niệm sai lầm về tập thể dục khi đến tháng

Hiểu lầm 1: Không nên tập thể dục khi có kinh nguyệt?

Đây là quan niệm không đúng, vì ngừng tập thể dục không mang lại tác dụng tiết kiệm năng lượng hoặc giúp chị em cảm thấy tốt hơn. Thay vì hạn chế tập thể dục khi có kinh nguyệt, chị em hãy chọn những bài tập phù hợp hơn để cảm nhận sự khác biệt so với sự lười biếng nằm nghỉ trên giường.

Hiểu lầm 2: Một số động tác, bài tập thể dục nặng có thể khiến lượng máu kinh nhiều hơn và thời gian “đèn đỏ” kéo dài hơn.

Điều này hoàn toàn không đúng. Việc tập luyện thể dục, thậm chí ngay cả động tác “trồng cây chuối” cũng không thể làm thay đổi mức độ kinh nguyệt của bạn và đương nhiên cũng không làm chu kỳ của bạn kéo dài hơn. Mặc dù việc tập luyện cường độ cao một chút không gây tác động quá nhiều đến sức khỏe của bạn nhưng bạn vẫn cần chú ý tập luyện với cường độ phù hợp trong những ngày kinh nguyệt, tránh gắng sức tập luyện các bài quá nặng.

Hiểu lầm 3: Người bị thiếu máu không nên tập thể dục

Quan điểm này cũng hoàn toàn sai lầm. Thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ các tế bào hồng cầu bù đắp cho lượng máu mất trong chu kỳ kinh nguyệt. Đó gọi là hội chứng thiếu máu thiếu sắt. Nhưng tình hình này hoàn toàn có thể cải thiện thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống và... tập thể dục!

Thật vậy, thiếu máu gây ra cảm giác mệt mỏi, nhưng luyện tập thể thao có thể khiến các tế bào hồng cầu di chuyển hiệu quả hơn đến các mô cơ. Bơi lội, chạy bộ hay đi xe đạp đều có thể giúp phụ nữ dễ dàng hơn trong việc đối phó với tình trạng thiếu máu. Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc lựa chọn chế độ ăn uống và tập thể dục của bạn để có một lời khuyên cụ thể.

Hiểu lầm 4: Nhiều người ngại tập vì sợ khi vận động dễ bị tràn băng vệ sinh.

Phụ nữ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Trước khi bước vào một bài tập thể dục, bạn cần sử dụng một miếng băng vệ sinh mới có đủ độ dày và chiều dài thích hợp. Cố gắng loại bỏ suy nghĩ vướng bận về vấn đề này để khiến cơ thể cảm thấy thoải mái và tập trung vào bài tập nhất có thể.

2. Những lợi ích của việc tập thể dục khi có kinh nguyệt

Với thắc mắc “đến tháng có nên tập thể dục không”, câu trả lời là “có”. Việc tập luyện các bài tập phù hợp trong ngày kinh nguyệt còn có thể giúp chị em nhận được nhiều lợi ích sức khỏe như sau:

- Cải thiện tâm trạng: Do thay đổi nội tiết tố, chị em thường có tâm lý bất thường, dễ cáu gắt trong những ngày “đèn đỏ”. Một số bài tập thể dục, chẳng hạn như các bài tập nhịp điệu, một số động tác yoga sẽ giúp bạn bớt “thất thường”.

Chất dẫn truyền thần kinh Endorphin có thể giúp cải thiện tâm trạng, mang đến cho chúng ta những cảm xúc tích cực. Khi bạn tập thể dục, cơ thể sản xuất ra endorphin nhiều hơn và giúp bạn cải thiện tâm trạng hiệu quả.

- Giảm đau hiệu quả: Thay vì uống thuốc giảm đau để điều trị những cơn đau bụng kinh, bạn hãy thử một số động tác thể dục hay bài tập đi bộ, chắc chắn, bạn có thể cảm nhận được hiệu quả rõ rệt. Tập luyện giúp cơ thể giải phóng endorphin nhiều hơn và giúp bạn giảm đau hiệu quả.

- Tăng sức khỏe và sức bền: Khi bạn tập luyện, cơ bắp sẽ được cung cấp oxy nhiều hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm nguy cơ chuột rút và tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, nội tiết tố thấp trong những ngày kinh nguyệt cũng khiến cho chị em có sức bền lớn hơn ngày thường.

 

 3. Cần lưu ý những gì khi tập luyện trong những ngày kinh nguyệt?

Để việc tập luyện đạt được những lợi ích đã được liệt kê ở trên, chị em cần lưu ý những điều sau:

- Trong những ngày “đèn đỏ”, cơ thể của chị em sẽ nhạy cảm hơn bình thường, vì thế, chỉ nên tập ở mức độ vừa phải, không nên quá gắng sức. Nếu tập những bài tập quá nặng, cơ thể dễ bị tổn thương và mệt mỏi hơn bình thường.

- Lưu ý, nên cung cấp đủ nước cho cơ thể. Mất một lượng máu kinh nhất định cùng với việc đổ mồ hôi sau những bài tập vất vả sẽ là lý do khiến bạn cần nhanh chóng cung cấp nước cho cơ thể. Việc uống đủ nước trong những ngày này còn có thể giúp giảm đau đầu và tránh nguy cơ bị kiệt sức.

- Cần khởi động trước khi tập luyện. Việc làm nóng và giãn cơ trước mỗi bài tập sẽ giảm đau nhức cơ và phòng tránh chấn thương có thể xảy ra khi đang tập.

- Trong trường hợp cảm thấy quá khó chịu, mệt mỏi, bạn cũng không nên ép mình phải tập luyện để tránh khiến cơ thể bị quá tải và mệt mỏi hơn.

- Nếu bạn bị mất kinh do tập luyện với cường độ cao thì cũng không nên quá lo lắng, vì đó có thể chỉ là dấu hiệu tạm thời. Khi bạn sinh hoạt điều độ, kinh nguyệt sẽ đều đặn trở lại.

- Có thể sử dụng cốc nguyệt san hoặc tampon để thay thế cho băng vệ sinh nếu bạn quá lo lắng về hiện tượng tràn kinh ra ngoài trong khi tập.

- Trong những ngày “đèn đỏ” không nên ăn quá nhiều thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích để tránh khiến cho các triệu chứng kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn nên dùng trà ấm và nước lọc.

Với những thông tin trên đây, hi vọng bạn đã tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc “đến tháng có nên tập thể dục không”. Bên cạnh đó là một số lưu ý quan trọng khi tập luyện trong ngày “đèn đỏ” để đạt được những lợi ích tốt nhất.

TSBT tổng hợp

(Nguồn: 1. Medlatec.vn; 2. Suckhoedoisong.vn) 

Đọc thêm: Bài tập thể dục phù hợp trong những ngày đèn đỏ 

 

Lượt xem: 767

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 10
Lượt truy cập: 34701474

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik